Có phải lười vận động dễ bị bệnh tim mạch không?

[;;)][;;)][;;)][;;)][;;)][;;)][;;)][;;)][;;)][;;)]
Nguyễn Khánh Hoàng
Nguyễn Khánh Hoàng
Trả lời 15 năm trước
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ béo phì có thể tránh được nguy cơ bị bệnh tim nếu họ tích cực tập thể dục, nhưng nếu họ không giảm cân thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, phụ nữ có thân hình mảnh khảnh có nguy cơ bị bệnh tim nếu họ không chịu tập luyện thể dục. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những đối tượng này thấp hơn nhiều, kể cả khi sự "mảnh khảnh" của họ không phải do tập luyện thường xuyên đem lại. Nghiên cứu thứ nhất tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng béo phì và sự lười vận động với nguy cơ mắc bệnh tim, do Timothy Wessle và cộng sự tại Đại học Y khoa Florida, Mỹ tiến hành. Nhóm chọn 906 phụ nữ ở độ tuổi trung bình là 58. Tiền sử về sức khỏe của họ được theo dõi từ năm 1996 tới năm 2000. Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, 76% số phụ nữ được chọn bị béo phì, 70% ít vận động cơ thể. Trong quá trình nghiên cứu, 68 người đã chết và 455 người mắc các vấn đề liên quan đến tim như đau tim hoặc đột qụy. Ngoài việc kiểm tra thể trọng, nhóm nghiên cứu đã hỏi những phụ nữ tham gia về khả năng thực hiện các bài tập thể dục tại nhà, nơi làm việc và nơi giải trí của họ - chẳng hạn như leo cầu thang, chạy một đoạn ngắn hay đi vòng quanh chướng ngại vật không nghỉ. Sau khi phân tích theo 2 tiêu chí - chỉ số trọng lượng và mức độ vận động cơ thể, các chuyên gia nhận thấy những phụ nữ tích cực hoạt động ở mức trung bình trở lên ít có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc các bệnh liên quan đến tim hơn những người ít hoạt động, bất kể trọng lượng của họ là bao nhiêu. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ít vận động mang lại nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn tình trạng tăng cân hay béo phì”, Timothy Wessle nói. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết phụ nữ nên dành ra 30 phút tập luyện thể dục ở mức độ vừa phải hằng ngày hoặc phần lớn số ngày trong tuần để phòng tránh bệnh tim mạch. Nghiên cứu thứ hai, tìm hiểu vai trò của tình trạng béo phì và mức độ vận động cơ thể đối với nguy cơ mắc tiểu đường, được tiến hành trên 38.000 phụ nữ. Các nhà khoa học nhận thấy những người thuộc diện béo phì (có chỉ số cân nặng BMI lớn hơn 30) và lười vận động đều có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong hai yếu tố này, thừa cân có ảnh hưởng lớn hơn. “Nghiên cứu cho thấy tình trạng béo phì có vai trò quan trọng hơn nhiều trong việc gây ra bệnh tiểu đường giai đoạn đầu ở người lớn”, ông J. Michael Gaziano, giáo sư Y khoa tại Bệnh viện Phụ nữ, Boston và là trưởng nhóm, nói. Ông nói thêm: “Tôi không coi nhẹ tầm quan trọng của hoạt động thể thao trong việc duy trì cân nặng hợp lý. Nhưng chỉ khoẻ mạnh thể chất thôi chưa đủ để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn vẫn cần phải giảm cân". Một nghiên cứu khác được các chuyên gia tại Bệnh viện Trẻ em, Chicago tiến hành nhằm tìm hiểu tác dụng của việc tập luyện thể thao đối với trẻ em. Đối tượng được chọn là 11.000 em ở độ tuổi mẫu giáo và lớp 1. Kết quả cho thấy 5 giờ tập luyện thể dục mỗi tuần có thể giảm được 43% tình trạng tăng cân và béo phì.