Bệnh tim mạch ở phụ nữ có gì khác nam giới?

Em nghe nói bệnh tim mạch ở phụ nữ và nam giới có khác nhau. Có đúng vậy không ạh và khác nhau như thế nào? Ai biết chia sẻ cho em với nhé.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Nhiều người nghĩ rằng bệnh tim mạch cơ bản là bệnh của đàn ông, điều đó thực sự là một sai lầm lớn. Trên thế giới, bệnh tim và bệnh mạch máu là kẻ giết người số 1 của phụ nữ và thiệt hại về tài chính gấp 2 lần so với căn bệnh ung thư.

Phụ nữ bị mắc các bệnh tim mạch muộn hơn nam giới. Khoa học đã chứng minh rằng ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormone sinh dục nữ (estrogen), các hormone sinh dục này có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol của cơ thể, bảo vệ thành mạch và tim. Phụ nữ qua sinh đẻ thì hệ thống tim mạch càng được bảo vệ tốt hơn.

Những nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch ở phụ nữ

Khi đến tuổi tiền mãn kinh, lượng hormon sinh dục bị giảm đáng kể và bắt đầu giai đoạn bùng nổ các bệnh tim mạch (huyết áp cao, bệnh mạch vành...) ở phái nữ với diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu người ta thấy rằng, liệu pháp hormone thay thế không thể giúp được phụ nữ ở tuổi mãn kinh phòng ngừa được sự phát triển của xơ vữa động mạch vì ở độ tuổi này, trong cơ thể phụ nữ không những lượng hormone sinh dục bị giảm mà còn bị giảm cả tính nhạy cảm với các hormone này.

Liệu pháp hormone thay thế chỉ được dùng với liều ngắn ngày nhằm loại bỏ các triệu chứng rầm rộ của tiền mãn kinh. Ngoài ra, ở độ tuổi này, phụ nữ thường có tỷ lệ bị tiểu đường type 2 cao hơn so với nam và đây là một trong các yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành.

Phụ nữ thường hay bị các rối loạn tuyến giáp hơn so với đàn ông và các rối loạn tuyến giáp gây ra những ảnh hưởng xấu với chức năng tim mạch ví dụ gây tăng nhịp tim.

Phụ nữ thường có nhiều vấn đề (áp lực) trong gia đình và công việc hơn so với đàn ông. Phái nữ ngày càng bị tác động bởi các stress do sự thay đổi vị trí xã hội của họ trong thời gian gần đây, và điều đó dẫn đến sự phá vỡ các cơ chế bảo vệ sức khỏe, đặc biệt gây nên các rối loạn tim mạch.

Trong sự phát triển bệnh lý tim mạch, stress có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong trạng thái stress, huyết áp và nhịp tim tăng cao. Điều này tạo nên gánh nặng cho tim, tim phải làm việc căng thẳng hơn và tăng nguy cơ phát triển các quá trình bệnh lý. Trong trạng thái stress, huyết áp động mạch tăng, những người thường xuyên bị tác động của các yếu tố stress sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh huyết áp cao. Stress có ảnh hưởng lên thành phần hóa học của máu, làm tăng hàm lượng cholesterol thúc đẩy phát triển xơ vữa động mạch. Khi đó các động mạch vành tim bị hẹp lại, sự cung cấp máu cho cơ tim bị hạn chế, phát triển bệnh thiếu máu cơ tim.

Hệ thống tim mạch ở phụ nữ dễ bị tổn thương hơn khi có tác động của các tác nhân độc hại, ví dụ thuốc lá, rượu bia... Các nghiên cứu cho thấy, 10 điếu thuốc lá sẽ gây ra tác hại với phụ nữ như 15 điếu thuốc với đàn ông.

Các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy, tỷ lệ người bị bệnh tim mạch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới, mà một trong các lý do chính là do tuổi thọ ở phụ nữ cao hơn nam. Và một điều không may mắn là, các phương pháp can thiệp mạch vành hiện đại như thông mạch vành bằng cách đặt stent, phương pháp nong mạch và nối mạch thông đạt hiệu quả thấp ở phụ nữ.

Như vậy ngoài các nguy cơ mắc bệnh tim mạch như ở đàn ông, ở phụ nữ còn có các nguy cơ bổ sung. Hơn nữa, bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành ở phụ nữ diễn biến phức tạp hơn, hiệu quả chữa trị kém hơn so với đàn ông nên vấn đề phòng bệnh, phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh này là quan trọng hàng đầu.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ

- Giảm cân nếu bị thừa cân, luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý (phụ nữ ngoài 40 tuổi cân nặng hợp lý có thể tính bằng cách lấy chiều cao (cm) trừ đi 100 hoặc 105).

- Phụ nữ không nên uống rượu bia, hút thuốc lá.

- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao: đi bộ nhanh 40-60 phút/buổi, tốt nhất là hằng ngày, hoặc không dưới 5 buổi/tuần.

- Chế độ ăn uống phải hợp lý: đủ no, đủ chất, thức ăn đa dạng và bảo đảm vệ sinh.

- Hạn chế sử dụng muối ăn: không quá 5-6g/ngày.

- Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin E, C, A, B6, B 12, acid folic và axít béo không no Omega-3 để bảo vệ thành mạch máu trước nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Axít béo không no Omega-3 có trong cá, đặc biệt là các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi...). Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như kẽm, kali, magiê, selen. Cùng với các vitamin C, E và A, selen được coi là các chất chống oxy hóa (antioxydant), selen có nhiều trong tỏi ta, tôm đồng, cải bắp, nước chè xanh.

- Không ăn thịt mỡ, da động vật và hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng gia cầm, tim, gan động vật, bơ, kem, sôcôla. Tăng số ngày ăn cá, đậu trong tuần, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn...

- Luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucoza máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép (không vượt quá 140/90mmHg, người bị tiểu đường - không vượt quá 130/90mmHg).

- Học cách điều hòa cuộc sống (trong gia đình, tại công sở, ngoài xã hội) để giảm nguy cơ bị tác động của stress.

Và điều lưu ý cuối cùng là do các bệnh tim mạch thường hay xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh, nếu có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch (bố, mẹ, ông bà, anh chị em ruột). Những người này phải luôn chú ý kiểm tra theo huyết áp trong suốt quá trình mang thai để phòng ngừa và điều chỉnh kịp thời phòng ngừa bệnh huyết áp cao.

Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Hoa
Trả lời 11 năm trước

Đúng là có khác đó em. Xem thêm bài này nhé.

Bệnh tim mạch: Triệu chứng ở phụ nữ khác nam giới

(Momega) - Các triệu chứng như khó tiêu,rốiloạn giấc ngủ, cảm giác yếu ở 2 cánh tay mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày đã được công nhận là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp bởi nhiều phụ nữ đã tham gia nghiên cứu. Chúng ta cần phải biết các triệu chứng nào đó giúp chúng ta dự đoán được các bệnh tim mạch.

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thì phụ nữ thường có những triệu chứng khác lạ khoảng 1 tháng trước khi họ bị đau tim. 95% trong số 515 phụ nữ được nghiên cứu cho biết các triệu chứng đó là mệt mỏi bất thường (70,6%), rối loạn giấc ngủ (47,8%) và khó thở (42,1%).

Một điều ngạc nhiên là có ít hơn 30% phụ nữ thấy các cơn đau ngực hoặc khó chịu và 43% không cảm thấy đau ngực trước khi bị các cơn đau tim tấn công. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn xem đau ngực là dấu hiệu quan trọng nhất báo hiệu bệnh tim mạch cả phụ nữ và nam giới.

Cuộc nghiên cứu năm 2003 với chủ đề “Triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim cấp ở phụ nữ” là một trong những cuộc nghiên cứu đầu tiên về các cơn đau tim ở phụ nữ và các dấu hiệu đó có khác biệt như thế nào so với ở nam giới. Việc xác định các triệu chứng này là dấu hiệu sớm của cơn đau tim có tác dụng rất lớn trong việc chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Trong một thông cáo báo chí của NIH, Tiến sĩ Jean McSweeney, nghiên cứu tại Đại học Arkansas cho biết: “Các triệu chứng như khó tiêu, rối loạn giấc ngủ, cảm giác yếu ở 2 cánh tay mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày đã được công nhận là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp bởi nhiều phụ nữ đã tham gia nghiên cứu. Chúng ta cần phải biết các triệu chứng nào đó giúp chúng ta dự đoán được các bệnh tim mạch.”

Theo Tiến sĩ Patricia A.Grady, Giám đốc của NINR thì có thể thấy rõ ràng các triệu chứng bệnh tim mạch của phụ nữ khác với những chẩn đoán vể dấu hiệu bệnh tim của nam giới trước đó. Nghiên cứu này đem đến cho nữ bệnh nhân và các bác sĩ tim mạch các dấu hiệu nhận biết và điều quan trọng hơn là không bỏ lỡ cơ hội để có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt các cơn nhồi máu cơ tim cấp, bởi đó là nguyên nhân số một gây tử vong ở cả nam và nữ.”

Các triệu chứng chính của phụ nữ trước các cơn đau tim bao gồm:

Mệt mỏi bất thường (70%)

Giấc ngủ xáo trộn (48%)

Khó thở (42%)

Khó tiêu (39%)

Lo lắng (35%)

Các triệu chứng chính của cơn đau tim:

Khó thở (58%)

Yếu sức (55%)

Mệt mỏi bất thường (43%)

Mồ hôi lạnh (39%)

Chóng mặt (39%)

Các triệu chứng bệnh tim mạch điển hình ờ nam giới thường gặp là đau tức hay bị nhồi ép ở giữa ngực, cơn đau có thể lan rộng ra quai hàm hay cánh tay với một vài cơn khó thở ngắn, có thể có nôn mửa.

Nguồn:http://www.momega.vn/tin-tuc/newsitem/view/id/74

Nguyễn THị Trúc
Nguyễn THị Trúc
Trả lời 11 năm trước

Hic, sao triệu chứng nào mình cũng có vậy ta, hic...

Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Thị Huệ
Trả lời 11 năm trước

Đây chỉ là triệu chứng thôi bạn ơi, muốn biết chính xác có bệnh hay không thì còn phải đi khám mới biết được chứ. Với chất lượng sống hiện nay thì mình thấy phụ nữ có nhiều nguy cơ bệnh tim hơn nam giới đó. Phụ nữ phải lo công việc, gia đình và bao nhiêu thứ linh tinh khác. Quan tâm cho gia đình nhưng lại ít quan tâm đến sức khỏe của mình, có những triệu chứng của bệnh tim nhưng không chịu đi khám, đến khi bệnh nặng thì không chữa được nữa.

Nguyễn Tường Vy
Nguyễn Tường Vy
Trả lời 11 năm trước

Trích dẫn:
Từ bài viết của huesg1234

Đây chỉ là triệu chứng thôi bạn ơi, muốn biết chính xác có bệnh hay không thì còn phải đi khám mới biết được chứ. Với chất lượng sống hiện nay thì mình thấy phụ nữ có nhiều nguy cơ bệnh tim hơn nam giới đó. Phụ nữ phải lo công việc, gia đình và bao nhiêu thứ linh tinh khác. Quan tâm cho gia đình nhưng lại ít quan tâm đến sức khỏe của mình, có những triệu chứng của bệnh tim nhưng không chịu đi khám, đến khi bệnh nặng thì không chữa được nữa.


huesg1234 nói đúng đó, mẹ em cũng bệnh tim là do những nguyên nhân như vậy. Mà lỡ mang bệnh tim rồi là mang suốt đời luôn, hic. Em còn đọc được 1 bài nói rằng tỉ lệ phụ nữ tử vong vì bệnh tim cao hơn nam giới. Em nghĩ cũng là do bệnh mà hok nói và hok chịu điều trị, cứ nói mình không sao.
Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Hoa
Trả lời 11 năm trước

Như thế chả tốt chút nào, bệnh rồi còn mệt thêm ấy chứ. Làm có tiền để phòng khi bệnh tật ốm đau mà khi biết bệnh rồi thì lại cho qua. Nghĩ cũng ngộ thiệt á. Không phải có bệnh rồi còn nói không sao mà ngay cả đi khám, biết mình bị bệnh, mua thuốc về uống mà còn không chịu uống nữa, hic... Nhiều khi uống thuốc mà phải năn nỉ. Nếu có thuốc như kẹo thì đỡ biết mấy.

Nguyễn Thị Lin
Nguyễn Thị Lin
Trả lời 11 năm trước

Bệnh tim nguy hiểm lắm, nên phòng ngừa là cách tốt nhất. Ăn uống, tập thể dục điều độ để giữ trái tim khỏe mạnh. Nhiều người trẻ làm việc quên ăn quên ngủ và căng thẳng rất nhiều nên tỉ lệ người trẻ bị bệnh tim đang tăng dần.

Linh Nguyen
Linh Nguyen
Trả lời 11 năm trước

Phòng chống bệnh tim mạch cũng dễ thôi, chỉ cần bổ sung thực phẩm có vitamin K2, omega-3, ca cao, vitamin D3 và cardiolina là ok. Những chất này đã được khoa học chứng minh là có lợi cho hệ thống tim mạch.

Nguyễn Tường Vy
Nguyễn Tường Vy
Trả lời 11 năm trước

Nhiều người bảo là phụ nữ bổ sung canxi để chống loãng xương thường dễ mắc bệnh tim mạch, lí do vì sao có ai biết không ah?

Linh Nguyen
Linh Nguyen
Trả lời 11 năm trước

Trích dẫn:
Từ bài viết của nhat_le

Nhiều người bảo là phụ nữ bổ sung canxi để chống loãng xương thường dễ mắc bệnh tim mạch, lí do vì sao có ai biết không ah?


Canxi là thành phần tốt cho xương nhưng nếu nó đi lạc vào động mạch, rồi lắng đọng ở đó sẽ gây ra chứng xơ vữa động mạch, làm cho động mạch tắc nghẽn, máu dẫn đến tim thiếu sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, máu dẫn đến não thiếu sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não. Nhưng nếu bổ sung canxi có kèm theo vitamin K2 thì sẽ giải quyết được khó khăn này, vì vitamin K2 có tác dụng gắn canxi vào xương, không cho nó đi lạc vào động mạch. Việc đi lạc vào động mạch cũng là do cơ thể thiếu vitamin K2. Thực ra cơ thể chúng ta đều có vitamin K2 nhưng do sử dụng thuốc kháng sinh nên vitamin K2 giảm đi, không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể.