Ở đâu khám và chữa bệnh hôi miệng hiệu quả?

Tôi bị hôi miệng không biết nguyên nhân tại sao loại trừ các khả năng như Viêm Xoang, Hở cổ bao tử,và vệ sinh. Tôi đánh răng thường xuyên mà không hề giảm (đánh răng xong là tôi có cảm giác hôi ngay, nếu dùng nước súc miệng LIS... thì hôi càng nhanh ) Tôi không biết tai sao nữa. Đi khám nha sĩ nhiều nhưng tối thấy chỗ nào cũng làm đủ dịch vụ và nói chung chung. Tôi đọc báo và đến bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương nhưng kết quả không như "Báo noi" tiền mất mà bệnh vẫn vậy Nay tôi nhờ ai biết chỗ nào và ở đâu khám và chữa được bệnh HM 1 cách chắc chắn xin chỉ dùm .Tôi xin chân thành cảm ơn
doducngoc
doducngoc
Trả lời 15 năm trước
Trong giao tiếp trực tiếp, hơi thở là một yếu tố quan trọng, giúp con người tự tin hơn, qua đó góp phần tạo điều kiện cho công việc được tiến hành một cách suôn sẻ. Đã có nhiều thuốc chống hôi miệng ra đời để giúp con người có được hơi thở thơm hơn, tuy nhiên đó cũng chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời. Khi hết tác dụng của thuốc, hơi thở lại hôi làm cho người bệnh thường xuyên phải tự để ý, khó tập trung vào công việc. Muốn loại bỏ hôi miệng, phải tìm hiểu căn nguyên mới loại trừ triệt để. Bên cạnh các bệnh của răng miệng như cao răng, viêm lợi, sâu răng, viêm loét niêm mạc miệng do virus, không thường xuyên vệ sinh họng nhất là sau ăn... thì bệnh lý của tai mũi họng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Mũi họng là ngã tư của đường ăn và đường thở, hơi thở được đi từ phổi qua phế quản, khí quản, thanh quản, họng rồi ra miệng kết hợp với luồng không khí từ mũi tạo ra tiếng nói, hơi thở trong giao tiếp hằng ngày. Chính vì vậy các bệnh lý thuộc vùng này ảnh hưởng rất nhiều đến hơi thở. Cần khám và kiểm tra tai mũi họng để loại trừ các nguyên nhân: - Viêm mũi xoang: mủ chảy xuống họng liên tục làm cho hơi thở rất hôi thối. - Viêm amiđan mủ hoặc viêm amiđan do một loại vi khuẩn gây mùi hôi. - Viêm mũi họng do trào ngược dịch dạ dày lên vùng mũi họng. - Viêm họng đặc hiệu: bạch hầu họng, lao họng, giang mai họng... - Viêm họng trong các bệnh về máu... - Các khối u ác tính vùng mũi họng như ung thư sàng hàm, ung thư thanh quản... Với từng bệnh lý tai mũi họng cụ thể, phải điều trị đúng bệnh mới chấm dứt hoàn toàn được tình trạng hôi miệng. Nếu ở HN bạn có thể tới bệnh viện răng hàm mặt 40 Tràng Thi để kiểm tra tổng thể lại sẽ có cách điều trị cụ thể hơn! Chúc bạn sớm tự tin trở lại!
nguyễn danh hòa
nguyễn danh hòa
Trả lời 12 năm trước

bạn đi khám mất nhiều tiền không vậy? Mình cũng bị giống bạn,đang khổ sở quá đây nè!huhu

Vu Minh Quan
Vu Minh Quan
Trả lời 11 năm trước

ban da chua khoi benh chua? toi cung bi thoi gian keo dai roi ma ko co cach chua. neu co bien phap nao thuyen giam nhan gium toi nhe. Cam on nhieu!

Nha khoa SmileCare
Nha khoa SmileCare
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn!

Theo như bạn mô tả thì có thể bạn bị bệnh "nha chu".

I. Nha chu là gì? Bệnh nha chu là gì?

Nha là răng, chu là chu vi xung quanh răng. Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng lành mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.

Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng.

II. Tại sao ta bị bệnh nha chu?

Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này sẽ gây viêm nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa (cứng dần) thành vôi răng (còn gọi là cao răng). Khi ấy, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể có một bệnh toàn thân nào đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

III. Triệu chứng

Bệnh có 8 triệu chứng:

- Chảy máu nướu khi chải răng.

- Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.

- Vôi răng đóng ở cổ răng.

- Hơi thở hôi.

- Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.

- Có cảm giác không bình thường khi nhai.

- Răng lung lay.

- Răng di chuyển và thưa ra.

IV. Diễn tiến của bệnh

Bệnh tiến triển rất thầm lặng nên người bệnh thường ít chú ý. Các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh lầm tưởng là bệnh tự lành. Cứ thế, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy và làm tiêu xương ổ răng, răng bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

V. Tác hại của bệnh nha chu

Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, lung lay răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống gây nên chứng đau dạ dày ở người bị nha chu.

VI. Bệnh nha chu và phụ nữ

Phụ nữ vào thời kỳ dậy thì, lúc hành kinh, mang thai hay mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao do cơ thể có sự xáo trộn nội tiết tố, làm tăng sinh mao mạch. Cho nên phụ nữ cần chú ý hơn đến vệ sinh răng miệng để hạn chế việc mắc phải bệnh nha chu. Khi có thai, ở miệng thai phụ xuất hiện những u nướu, thông thường u nướu này sẽ tự biến mất sau khi sinh nhưng nếu sau thai kỳ mà u nướu vẫn còn thì bệnh nhân cần đến nha khoa để được phẫu thuật. Vì vậy thai phụ không chỉ chú trọng việc khám thai mà còn phải quan tâm đến việc khám răng miệng trong thai kỳ.

VII. Điều trị và phòng ngừa bệnh nha chu

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi bị sưng nướu bệnh nhân càng phải chú ý giữ vệ sinh răng miệng kỹ hơn (bằng các loại bàn chải mềm với kem chải răng nha chu) để làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng, và đến khám tại các cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời và đúng đắn.

Bệnh nha chu có thể phòng ngừa được dễ dàng bằng những biện pháp tại nhà hằng ngày:

1 Tránh hút thuốc lá

2. Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

- Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng; mặt khác, dễ gây hại nướu và răng.

- Luôn dùng bàn chải mềm, khi chải răng ta chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.

- Bờ viền răng là nơi mảng bám hình thành đầu tiên, do đó phải đặc biệt chú ý đến nơi này.

2. Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu. Cần cẩn thận khi dùng tăm xỉa răng.

3. Khám răng định kỳ và thường xuyên tại phòng Nha để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh nha chu được phát hiện sớm sẽ điều trị được dễ dàng. Nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều, kết quả ít khả quan.

Nguyễn trọng Hiền
Nguyễn trọng Hiền
Trả lời 11 năm trước

mình cũng bị hôi miệng nặng nhiều năm nay rui . có ai biết chỗ nào chữa được bệnh này thì cho mình biết với nha . email : quocvista@gmail.com . thanks các bạn nhiu .

Phương Du
Phương Du
Trả lời 8 năm trước
Mình cũng hôi miệng lắm, thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy bị hôi cơ. Ông chồng bảo sang bên nha khoa paris khám nhưng mình ngại đi quá :(
Nha khoa SmileCare
Nha khoa SmileCare
Trả lời 11 năm trước

Bạn có thể đến Nha khoa Smile Care tại 73 Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, HN để bác sĩ khám và có hướng điều trị cho bạn nhé!

Nguyễn Học
Nguyễn Học
Trả lời 9 năm trước

Các bạn vào website: www.dongythanhtuan.vn mua thuốc nhé. mẹ mình mua thuốc ở đây dùng rất hiệu quả nên giới thiệu cho bạn