Bị nóng rát từ dạ dày lên họng là do đâu?

Mình đang có bầu ở tuần 31, nhưng dạo này trong người mình thấy rất nóng, và hay bị nóng rát trong ruột và họng. Nó khiến mình rất khó chịu. có cảm giác buồn nôn.

Nói chung ruột, dạ dày, hỏng của mình nhiều lúc như đang có lửa đốt bên trong, hay như bị sát muối ý. cảm giác có thể nói ra lửa luôn.

Mình thật sự thấy lo. k bít là bị làm sao nữa.

Hãy giúp mình thoát khỏi tình trạng này với.

Thanks!!!!!!!!!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Tôi phải chịu đựng tình trạng tương tự

Nghe bạn hỏi, tôi mới nhớ đây là triệu chứng của tôi khi mang thai các con. Bình thường thì tôi không có triệu chứng này, nhưng khi mang thai lại gặp. Vòm họng luôn nóng, cảm giác trống trơn và khó thở, mệt mỏi. Nước bọt cảm thấy như đắng, cổ thì khô nhưng nước bọt từ đâu hai bên thái dương cứ túa ra. Rất là khó chịu. Khi sanh con vừa xong thì triệu chứng này cũng tự dưng biến mất. Thật là kỳ lạ.
Bác sĩ nào cũng chỉ giải thích với tôi là do rối loạn kích thích tố ở bà mẹ mang thai bạn ạ. Tôi chỉ biết chịu đựng mà không có cách nào chữa được.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Những hoocmon ảnh hưởng tới thai nhi thường hoạt động trong các cơ bắp khác nhau của người mẹ để có thể thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Và để chuẩn bị cho ngày chào đời, đặc biệt, những người phụ nữ mang thai thường cảm thấy khó chịu ở các vùng cơ dưới thực quản. Vì vậy sự hoạt động cơ bắp giữa dạ dày và đường ống thức ăn không ảnh hưởng nhiều tới nhau. Và lượng dịch trong dạ dày dễ dàng chảy ngược lên ống dẫn thức ăn rồi kích thích đến dạ dày.

Mỗi thai phụ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có sự điều trị thích hợp cho cả mẹ và em bé. Dùng thuốc là biện pháp hữu hiệu để giảm nhẹ các triệu chứng

tuy nhiên ngoài dùng thuốc chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ nhằm giảm áp lực của dạ dày.

- Nhai kỹ từng miếng.

- Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn để kích thích tiêu hoá tốt.

- Tránh nằm trong vòng hai giờ sau khi ăn.

- Không gấp mình lên trên ghế dài vì như thế sẽ chèn ép vào dạ dày

- Mặc quần áo thoải mái

- Uốn cong phần đầu gối và nên tránh phần eo

- Không nên quá căng thẳng vì căng thẳng có thể làm chậm tiêu hoá.

- Tránh ăn đồ ăn cay, khô, thức ăn chiên, chứa nhiều mỡ. Không nên uống cà phê, rượu, nước giải khát và bất cứ điều gì với các hóa chất phụ gia.

Quan trọng là bạn phải chủ động giữ gìn sức khỏe của chính mình trong thời gian mang thai. Để có một cơ thể khỏe mạnh. Tốt nhất, bạn phải biết cách giữ gìn từ khi có thai đến khi sinh nở.