Người bị bệnh ung thư, trong ăn uống kiêng kỵ như thế nào?

Chita
Chita
Trả lời 15 năm trước
Nghiên cứu của các nhà khoa học những năm gần đây cho thấy có tới 60-90% số người bị ung thư là do những tác nhân trong môi trường gây ra. Trong số những tác nhân ấy thì ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu, đã có những kết quả điều tra về bệnh học chứng thực rằng: sự phát sinh bệnh ung thưcó liên quan chặt chẽ với vấn đề ăn uống. Ăn uống và ung thư Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng và bệnh tật cho thấy ung thư liên quan đến: - Tỷ lệ chất dinh dưỡng đưa vào không thích hợp và không đủ. - Trong quá trình gia công chế biến thức ăn đưa thêm vào những phụ gia độc hại. - Độc tố của thức ăn biến đổi hoặc tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Y học phương Đông đã sớm nhận thức về bệnh ung thư,cho rằng do âm dương trong cơ thể không điều hòa, công năng của tạng phủ, kinh lạc và khí huyết bị trở ngại, gây ra khí trệ, huyết ứ, đờm ngưng, nhiệt độc, thấp tụ, giao kết với nhau dẫn tới phát sinh bệnh, ăn uống không thích hợp dễ gây bệnh là một trong những nguyên nhân của cơ chế bệnh nói trên. Ví dụ như ung thư dạ dày, có người đã chứng minh rằng: khu vực phát bệnh ung thư dạ dày cao có đặc điểm là: ít ăn rau tươi, thịt tươi, cá, trứng; dinh dưỡng kém, nhưng lại ăn quá nhiều các thức ăn chế biến bằng ướp muối, lượng muối cao, ăn nhiều các loại tinh bột; hoặc để thực phẩm bị ẩm mốc ăn những thức ăn ôi thiu và nhiễm khuẩn; lại có trường hợp liên quan đến thói quen ăn uống không tốt như ăn uống không điều độ bữa đói, bữa no, thích ăn các thức ăn chiên rán, nướng hoặc ăn nhanh quá. Người bị bệnh ung thưthì sự tiêu hao của toàn thân lớn, công năng tì vị giảm sút rõ rệt, nếu ăn không điều độ sẽ tổn thương đến sự vận hóa của tì vị gây ra huyết ứ, đờm thấp, nhiệt độc làm cho bệnh tình nặng thêm. Sách Nội kinh chỉ rõ: “Cao lương mỹ vị, đủ sinh đinh nhọt”. Vì vậy kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh ung thư.Hiện nay việc điều dưỡng bệnh nhân ung thưvề mặt ăn uống người ta thường gặp những vấn đề như kiêng hay không kiêng. Nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. [b]Tùy người mà kiêng[/b] Phải ăn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Việc nâng cao protein cho người bệnh, phải thực hiện kiêng kỵ trong ăn uống thích hợp với từng người. - Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược) cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao, kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên, rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh lý như đờm ứ, độc nhiệt tăng thêm. - Đối với người thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm. - Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn), nên chọn các thức ăn bình bổ; kiêng ăn các thức sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm. - Đối với người thể thực (những người đang cường tráng mà mới bị bệnh K) nên tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn quá nhiều một thứ như vịt, gà, cá; kiêng thuốc lá, rượu; nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, kiêng các thức có hàm lượng mỡ cao (thịt mỡ, thịt gà, thịt dê). Nếu không sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiệt bên trong. [b]Tùy bệnh mà kiêng[/b] Tùy các bệnh ung thưkhác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định. Nếu bệnh nhân ung thưmà phát thành sốt thì y học phương Đông gọi là người bệnh tính nhiệt, việc kiêng kỵ trong ăn uống hết sức quan trọng. Thiên nhiệt bệnh - sách Tố vấn nói: “Bệnh nhiệt đới chữa được một ít, nếu ăn thịt thì bệnh trở lại, nếu ăn nhiều thì để lại di chứng, cho nên thứ này phải cấm”. Y học hiện đại cho rằng phát nhiệt tạo thành những chất mang tính chất acid tích tụ lại trong người; ăn thịt vào khi nó phân giải trong cơ thể cũng sinh ra nhiều chất mang tính acid. Khi những chất mang tính acid trong người tăng lên rõ rệt thì tính kích thích rất mạnh, sẽ làm hại công năng các khí quan của cơ thể. Theo lý luận của y học phương Đông thì cua có tác dụng hoạt huyết hóa ứ (làm tan ứ) rất tốt, người đau dạ dày mà do huyết ứ ăn cua rất có lợi, tất nhiên cũng không nên ăn nhiều vì gạch cua tính hàn. Nếu người bệnh bị ung thưbàng quang thì cần kiêng ăn bột trân châu. Hiện nay đang lưu truyền ý kiến: Bột trân châu có thể giải độc và chữa ung thư,nhưng lại có một số người bị ung thưăn bột trân châu vào bệnh tình bị xấu đi. [b]Tùy lúc mà kiêng[/b] Khi bị bệnh ung thư,cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh mà chọn những thức ăn khác nhau và kiêng kỵ khác nhau. Ví dụ khi điều trị bằng phóng xạ và điều trị bằng hóa chất, thường xuất hiện phản ứng giảm bạch cầu, lúc đó cần ăn nấm, ăn lươn, ba ba, long nhãn; nếu xuất hiện miệng và lưỡi bị khô táo thì ăn mật ong, hải sâm, hạnh nhân, sau khi công năng toàn thân giảm sút, đường tiêu hóa càng bị ảnh hưởng rõ rệt, nên cần kiêng thuốc lá, rượu, các thức ăn cay, béo như (ớt, thịt mỡ); sau khi điều trị bằng phóng xạ, càng kiêng ăn các thức có tính nhiệt hại đến âm (như thịt dê, thịt chó, thịt gà). Còn bệnh ung thưsau khi mổ, người bệnh cần bồi bổ bằng các thức thuần khiết, gọi là thanh bổ và các thức bình hòa, kiêng ăn ngậy béo, dầu mỡ, vị đậm, hải sản tanh và các thứ cay, nóng. [right] Theo Sức Khỏe & Đời Sống[/right]
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

1.Thực hiện chế độ ăn thức ăn sống.( Sinh thực liệu pháp)

Biện pháp này chống ung thư tại nước ngoài đẽ có 100 năm lịch sử. sớm nhất bác sỹ Các- lin người Do Thái đã dùng chống ung thư bằng nước táo, nước quít, nước rau cần... Một nhà khoa học Mỹ mắc bệnh ung thư trong lúc tuyệt vọng nghĩ ra phép ăn thức ăn sống, bà ta ăn một ngày 3 bữa rau, quả dưa, không ăn thức ăn chín, ăn như thế vài năm khỏi bệnh, sống thêm 20 năm mà không dùng phương pháp nào khác. Bà đã giới thiệu cho nhiều người khác, hơn ngàn người mắc bệnh ung thư đã được khỏi bệnh, biện pháp này có thể dựng phòng và chữa bệnh ung thư, vì rau xanh, dưa quả có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Phần lớn sinh tố và men có trong rau gặp nhiệt bị phân hủy, và rất nhiều rau có thể ăn sống được.

2.Ăn nhiều thức ăn có chứa sinh tố A. Sinh tố phòng được ung thư nhất là ung thư thượng bì, Sinh tố A có khả năng nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư ( giảm bớt cơ hội mắc ung thư) Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền. Có người Mỹ khảo sát trong một số 488 ăn ít Caroten, có 14 người mắc bệnh ung thư, Một tổ khác ăn nhiều Caroten chỉ có 2 người mắc bệnh ung thư phổi.

3.Nên thường xuyên ăn thức ăn có nhiều sinh tố C. Sinh tố C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát sinh và phát trển.

4. Ăn nhiều thức ăn có tác dụng ức chế ung thư như:bắp cải, su lơ...và các chất nấm chống ung thư như: nấm hương đàm, nấm rơm, nấm bình cô, nấm dầu khí...

5. Thường ăn các loại: Tỏi, củ cải trắng, rau rút, ấu, măng nhược trúc. Trong tỏi có một loại axit amin mới là alixin ( có người dùng nuôi chuột bằng chất này, kết quả ức chế được di căn của tế bào ung thư) . Ở trung quốc Huyệt Thường sơn Tỉnh Sơn đông rất ít người chết vì ung thư dạ dày vì dân vùng này thích trồng và ăn tỏi. Theo các nhà nghiên cứu Tỏi có tác dụng ức chế tế bào mà hạn chế sự hình thành muối sous nitrate là nguyên liệu gây ung thư do đó chặn sự hình thành sous nitrate amonium là chất gây ung thư. Củ cải trắng cũng có tác dụng chống ung thư.

6. Nên thường ăn rau xanh.Có chất diệp lục tố có thể chống ung thư, thực nghiệm khoa học chứng minh 95% chất diệp lục tố không bị chất kiềm toan trong ruột phá hủy.

7. Nên thường xuyên ăn ý dĩ.Ý dĩ, sữa ông chúa và hải tảo ( rong biển) là những chất chống ung thư. Táo đỏ, sữa chua đều qua nghiên cứu thấy có tác dụng chống ung thư.

8. Nên thường xuyên ăn quả tỳ bà.( nhót tây). Nhót tây có chất chống ung thư B17. nên ăn cá hố, huyết ngỗng, khoai sọ có tác dụng chóng ung thư. Nên ăn nhiều quả di hầu đào và quả không hoa (?). vô hoa quả còn gọi là quả mật. quả có nhiều vitamin A và D.

9. Những thứ nên kiêng.Những thức ăn mốc, thức ăn nướng cháy, thức ăn còn dính thuốc trừ sâu, kỵ ăn dưa chua sống, dưa chua chưa nấu chín có muối nitrat là chất gây ung thư. Kiêng thức ăn xông khói, nướng chiên, chất béo.

- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/chedoan/ungthu.html#sthash.M5IR8Duy.dpuf

tranhoan bich
tranhoan bich
Trả lời 8 năm trước

Chào bạn !

Để điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư hoặc đảm bảo chất lượng sống tốt cho người bệnh cần nhiều yếu tố: phát hiện sớm, có phác đồ điều trị đúng, điều dưỡng và ăn uống hợp lý cho người bệnh...đòi hỏi bệnh nhân (hay người chăm sóc) phải có kiến thức hiểu biết nhất định.

Từ kinh nghiệm chăm sóc, điều trị bệnh thành công cho mẹ bị ung thư giai đoạn muộn và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa K, tôi có vài lời khuyên:
Một là, việc điều dưỡng ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng đối với người bệnh. Nên thực hiện tốt chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh, bởi khi người bệnh có sức khỏe tốt (sức đề kháng) thì sự xâm lấn, phát triển của tế bào ung thư sẽ chậm lại.

Nếu bệnh nhân vẫn ăn được cơm, cháo thì cũng nên kết hợp dùng thêm sữa, trái cây..để có đủ dinh dưỡng, nếu người bệnh ăn được ít thì ăn nhiều bữa trong ngày.
Hai là, không được có ý buông xuôi dù người bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào. Nếu điều trị tây y thì việc kết hợp đồng thời dùng đông y là việc làm cần thiết và sẽ hiệu quả hơn. Nếu không điều trị bằng Tây Y thì chuyển sang Đông Y để điều trị (thuốc đông y có nhiều loại). Dùng thuốc đông y nào đó sau 2 tuần không đỡ thì thay ngay thuốc khác.(thuốc nào phải kiêng kỵ nhiều thứ thì không nên dùng bởi sẽ làm người bệnh suy kiệt về dinh dưỡng).

Ba là, trong trường hợp phải dùng thuốc giảm đau thì nên dùng theo hướng tăng dần; ví dụ: Efferalgan nếu hết tác dụng thì dùng sang Diclofenac, nếu lại hết tác dụng thì dùng sang Voltarel..(loại nhẹ dùng trước, loại nặng dùng sau), ưu tiên dùng về đêm để người bệnh có thể ngủ được nhiều nhất.
Bốn là, việc củng cố tinh thần cho người bệnh là đặc biệt quan trọng! Hơn lúc nào hết, người bệnh cần sự động viên chăm sóc về vật chất và tinh thần của những người thân có tâm và hiếu nghĩa, hãy làm hết sức mình để giúp người bệnh trong lúc hoạn nạn, bởi họ đang lâm trọng bệnh...đang đứng trước ngưỡng sinh tử của cuộc đời!
Nếu là số mệnh...nếu là ý chúa mà họ không vượt qua được thì những người tận tâm chăm sóc người bệnh vẫn thanh thản, an lòng vì đã làm tất cả những gì có thể cho người thân của mình.

Cảm thông với nỗi đau về thể xác và tinh thần của người bệnh mà gia đình tôi đã trải qua, gia đình tôi đã sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo để giúp người bệnh trong việc nâng cao tinh thần quyết liệt chống chọi với bệnh tật và thực hiện chế độ điều dưỡng ăn uống hợp lý trong từng thời kỳ điều trị bệnh, ăn gì, kiêng gì...đặc biệt là cuốn sách “ung thư xin đừng tuyệt vọng” của Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng (hiện là chủ tịch Hội ung thư VN. Nếu bạn (các bạn) cần thì để lại họ tên, địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng qua đường bưu điện vì những tập tài liệu và sách tham khảo không gửi được qua email (tặng miễn phí).

Chúc bạn và những người thân nhiều sức khỏe, an lành.

Trần Hoan

tranhoanbich@yahoo.com.vn

ĐT: 01663792894.