Ai có cách đơn giản nào giúp giảm nguy cơ ung thư vú không ạ??

newvisionlaw
newvisionlaw
Trả lời 10 năm trước

6 cách siêu đơn giản giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Dành 30 phút làm việc nhà mỗi ngày, hay việc cho con bú cũng có thể giúp chị em giảm nguy cơ ung thư vú.

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ và là bệnh gây ra nguy cơ tử vong cao nhất trong số các bệnh ung thư. Để phòng bệnh ung thư vú, chị em nên thực hiện những điều đơn giản sau đây.

1. Làm việc nhà

Các chuyên gia cho rằng vận động thường xuyên là một trong những cách giúp giảm nguy cơ ung thư vú cho chị em phụ nữ. Hình thức vận động đơn giản nhất là tập thể dục hoặc làm việc nhà mỗi ngày.

Vận động làm giảm số lượng các tế bào mỡ. Các tế bào này có nhiệm vụ sản sinh các kích thích tố như estrogen, testosterone và được cho là có tác dụng kích thích phát triển khối u. Vì vậy, nếu chăm chỉ vận động để giảm tế bào mỡ thì nguy cơ phát triển các khối u cũng giảm đi.

Chị em phụ nữ nên dành 30 phút mỗi ngày cho những hoạt động thể chất vừa phải, ví dụ như dọn dẹp nhà cửa. Điều này sẽ giảm nguy cơ ung thư vú ít nhất 20%. Vì vậy, làm việc nhà là cách khá hiệu quả để bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú cho mình.

2. Cho con bú


Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho biết những phụ nữ cho con bú trong vòng một năm, không cần kéo dài liên tục, có thể giảm 5% nguy cơ ung thư vú so với những phụ nữ không cho con bú.

Với những phụ nữ cho con bú càng lâu, thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng cho con bú làm giảm mức độ của kích thích tố liên quan đến bệnh ung thư trong máu của người mẹ. Khi dừng việc cho con bú, cơ thể sẽ loại bỏ các tế bào bị hư hỏng có thể chuyển biến thành ung thư.

Có những cách rất đơn giản có thể giúp chị em phòng ngừa ung thư vú. Ảnh minh họa

3. Uống ít rượu


Thường xuyên tiêu thụ các chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, và tất nhiên bạn uống càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Đó là do rượu can thiệp vào sự chuyển hóa estrogen và tác động theo nhiều cách, ảnh hưởng đến nồng độ hormone và thụ thể estrogen. Lượng rượu bạn tiêu thụ có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với folate (axit folic hay còn gọi là vitamin B9), mà folate lại có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư. Vì vậy, lượng rượu bạn tiêu thụ càng tăng thì hiệu quả của folate càng giảm, nguy cơ ung thư vú càng cao.

Nếu là người thích uống rượu, bạn hãy cố gắng tìm cách giảm dần, từ uống ít đến không uống để tránh bị bệnh.

4. Hạn chế làm việc ca đêm


Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho rằng: những phụ nữ làm việc mỗi tuần 3 ca đêm trong 6 năm có khả năng bị bệnh ung thư vú gấp hai lần so với những phụ nữ không làm việc ca đêm. Tuy nhiên, kết luận này cần được nghiên cứu thêm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Đan Mạch cũng cho rằng: làm việc buổi đêm sẽ không tốt cho sức khỏe vì nó khiến bạn có thể ăn uống kém, hoạt động không điều độ - đó có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hormone, thay đổi sự cân bằng của estrogen, từ đó dẫn đến bệnh ung thư vú – chứ không phải bản thân công việc. Vì vậy, nếu không nhất thiết phải làm ca đêm thì chị em cũng nên hạn chế làm việc đêm và thức khuya.

5. Tránh sử dụng các hóa chất không tốt cho sức khỏe


Không sử dụng thực phẩm đóng hộp, không sử dụng đồ uống, thức ăn trong các hộp nhựa để quay trong lò vi sóng, vì chúng chứa các chất hóa học hoạt động giống như oestrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Thịt nướng, thịt chiên ở nhiệt độ cao sẽ kích hoạt việc sản xuất ra acrylamide – cũng là chất làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì thế, bạn hãy nấu các món ăn ở dạng luộc, hấp… thay cho rán, nướng và không nên dùng các chất bảo quản thực phẩm là tốt nhất.

6. Tiếp xúc với ánh mặt trời

Ánh sáng mặt trời là cách tốt nhất để tăng cường vitamin D cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Các kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho biết: các tế bào vú có thể chuyển đổi Vitamin D để một hoocmon có chứa các đặc tính chống ung thư.
Tuy nhiên, khi phơi nắng bạn cần biết cách phơi nắng đúng cách, bởi điều này lại liên quan tới nguy cơ phát triển ung thư da khi da tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong điều kiện ánh mặt trời gay gắt.
hãy liên hệ:http://suckhoe.xmen360.com/diendan chúng tôi sẽ giúp bạn
ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Hàng loạt công trình kiến trúc nổi tiếng tại Anh, Mỹ, Nhật đang được soi rọi ánh sáng hồng, màu của chiến dịch chống ung thư vú. Tại Việt Nam, mở màn cho tháng tăng cường nhận thức về bệnh này, tất cả đội ngũ biên tập Tạp chí Women’s Health VN đều đeo chiếc nơ màu hồng nhẹ

(Đội ngũ biên tập Women's Health )

Một số lời khuyên dành cho bạn để giảm nguy cơ ung thư vú:

- Phụ nữ 40 tuổi có nguy cơ ung thư vú ở mức trung bình, bạn cần đi khám và chụp nhũ ảnh mỗi năm. Với những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao,nên bắt đầu đi khám ở độ tuổi 30 và đề nghị được chụp MRI cho khu vực này. Nếu bạn từ 20-30 tuổi và thuộc nhóm nguy cơ trung bình,nên đi kiểm tra ngực ít nhất 3 năm một lần.

(Ảnh: Shutterstock)

- Thường xuyên kiểm tra cảm giác ở ngực, nếu thấy bất thường sau kỳ kinh nguyệt,nên đi gặp bác sĩ ngay. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều trái cây và rau quả, giữ trọng lượng lý tưởng, tập thể dục thường xuyên và uống rượu ở mức vừa phải.

- Một nghiên cứu của Đại học Washington, Mỹ cho thấy tập thể dục và không bị béo phì ở tuổi vị thành niên có thể trì hoãn thời điểm bắt đầu bị ung thư vú, kể cả đối với những người có nguy cơ cao, mang đột biến di truyền về bệnh này.

- Tập thể dục đều đặn cũng rất hữu ích. Đã có một số nghiên cứu chứng minh rằng tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú. Nếu trong gia đình có người bị ung thư vú và ung thư buồng trứng, bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao; vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng phẫu thuật cắt bỏ vú để phòng ngừa.

Cắt bỏ vú phòng ngừa là một phẫu thuật có tác dụng tích cực. Bác sĩ sẽ tiến hànhviệc cắt bỏtrước khi phát hiện ung thư. Biện pháp này giúp giảm đến 90% nguy cơ. Loại bỏ buồng trứng để phòng ngừa cũng là một lựa chọn cho phụ nữ ở nhóm nguy cơ cao về ung thư vú.

Nếu sờ thấy một cục cứng trong bầu ngực, da vùng này bị lõm, nhăn, đầu vú có tiết dịch... nguy cơ bạn bị ung thư vú khá cao, nhất là khi bạn trên 40 tuổi.

Bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tự kiểm tra vú và biết khi nào cần đi khám chuyên khoa để xác định bệnh của mình.

1. Khi tự kiểm tra ngực hằng tháng, bạn cảm thấy:

a. Không có thay đổi nào đáng chú ý
b. Có một cục nhỏ ở một bên ngực
c. Một bên ngực thay đổi rất lớn về kích thước và hình dáng

2. Khi kiểm tra núm vú, bạn thấy:

a. Không có gì khác so với lần kiểm tra tháng trước
b. Nó hơi đau nhưng đó là tuần trước khi bạn "bị"
c. Có tiết dịch như chảy mủ

3. Gần đây, bạn từng trải qua cảm giác đau ngực:

a. Bắt đầu sau khi bạn tập một loạt động tác mới tác động đến ngực
b. Ở một vị trí và dường như không mất đi
c. Chỉ hơi đau thôi nhưng kèm với nó là cảm giác hơi sưng ở một bên ngực

4. Bạn chắc chắn không có một khối cứng có thể sờ thấy được hay một khối u trong ngực:

a. Và không có sự thay đổi đáng chú ý nào nữa
b. Cả hai bên ngực bạn đều sưng
c. Nhưng bạn thấy có vết lõm, nhăn nhúm trên da và một vết nứt trên núm vú

5. Khi nhìn vào ngực mình, bạn thấy:

a. Không có gì thay đổi về màu sắc da, độ săn chắc và trạng thái như bình thường
b. Da khô, có những vết nhám ở ngực
c. Có nốt mụn, tróc vảy, ngứa ở một bên núm vú và rỉ dịch.

Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là a:Ngực bạn có vẻ bình thườngvà bạn không thấy có bất cứ thay đổi nào đáng chú ý, chứng tỏ bạn không mắc ung thư vú. Đây là một kết quả tốt nhưng bạn đừng quên tiếp tục tự kiểm tra ngực hằng tháng và nên đi khám định kỳ hay chụp X quang để phát hiện khối u ở ngực nếu bạn 40 tuổi trở lên.

Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là b:Những thay đổi đáng lưu ý như một cục cứng nhỏ, cảm giác đau ở ngực hay đầu vú tiết dịch có thể là dấu hiệu của ung thư vú, nhưng chúng cũng có thể liên quan đến sự thay đổi hoóc môn trong cơ thể bạn. Chẳng hạn, sự tiết dịch ở đầu vú có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết, mang thai và cho con bú. Cơn đau ngực cũng có thể liên quan đến việc khối u trong ngực bạn bắt đầu phát triển nhưng có khi đó chỉ là dấu hiệu bạn sắp đến ngày đèn đỏ hay do tác động của lần "yêu" gần đây.

Bất kể là vì lý do gì, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên do của các triệu chứng bất thường và tìm cách điều trị phù hợp nếu có bệnh.

Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là c:Những thay đổi bất thường ở ngực của bạn là các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc ung thư vú. Bạn nên đi khám ngay lập tức để được bác sĩ tư vấn, làm các xét nghiệm cần thiết và nếu cần, chụp Xquang vú để kiểm tra chính xác bệnh. Nếu bạn mắc ung thư vú, việc chữa trị sẽ đơn giản và khả năng thành công cao hơn nếu ở giai đoạn sớm.

Hồng Ngọc
Hồng Ngọc
Trả lời 8 năm trước

Theo báo cáo của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, năm 2014 có tới 232.6790 ca được phát hiện Ung thư vú, trong đó con số tử vong là hơn 40.000 người. Ung thư vú đang thực sự là vấn đề đáng lo lắng đối với không chỉ riêng phụ nữ khi số nam giới mắc phải căn bệnh này cũng đang có chiều hướng gia tăng đáng kể. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.
Ăn nhiều rau xanh:
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng: nhóm người khu vực Địa Trung Hải có tỉ lệ mắc ung thư vú thấp nhất là nhờ vào chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây và cá, hạn chế các loại thịt đỏ,…
phòng ngừa ung thư vú
Tập thể dục đều đặn:
Người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ có được một sức đề kháng tốt và hệ miễn dịch làm việc hiệu quả. Nhờ đó mà cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của các tế bào ung thư.
Ngủ đủ giấc:
Số giờ ngủ tiêu chuẩn của mỗi người trưởng thành là từ 7 đến 8 giờ đồng hồ. Những giấc ngủ ngắn và việc tiếp xúc liên tục với ánh sáng suốt đêm sẽ càng làm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở mỗi người.
Duy trì cân nặng cân đối:
Béo phì và tiểu đường là một trong những tác nhân liên quan đến ung thư vú bởi chất béo là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào ung thư.
phòng ngừa ung thư vú
Không hút thuốc, không uống rượu:
Đây là 2 tác nhân cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe. Không chỉ làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, thuốc lá và các chất cồn còn là tác nhân gây các bệnh ung thư khác như, phổi, gan, tim mạch,…
Cho con bú sữa mẹ:
Các chuyên gia khuyên bạn nên cho con bú đến 2 tuổi vì đây là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ung thư vú.
Tránh tiếp xúc với tia bức xạ:
Mặc dù vẫn chưa có lý thuyết nào chứng minh được tác động của tia bức xạ đối với ung thư vú. Tuy nhiên, đây cũng là tia nên tránh vì nó có cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc hình thành tế bào ung thư.
Cẩn trọng với hormone:
Việc sử dụng hormone sẽ làm rối loạn nội tiết tố nữ. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư vú hiện nay.
Kiểm tra gen di truyền:
Bệnh ung thư vú cũng có thể di truyền qua các thế hệ, bởi vậy kiểm tra gen cũng là cách giúp bạn dự báo bệnh sớm để có sự thăm khám và phòng ngừa bệnh tích cực.
Thăm khám sức khỏe định kì:
Thông thường các dấu hiệu của bệnh ung thư vú không thể hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh dễ dàng bỏ qua hoặc không chú ý đến, đến khi có thể nhận thấy được thì bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Đây là lúc bệnh khó điều trị nhất và dễ dẫn đến tử vong.
phòng ngừa ung thư vú
Có kiến thức về bệnh ung thư vú:
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra những thay đổi khác lạ của cơ thể. Nhờ đó mà bệnh ung thư vú được kiểm soát tốt hơn.
Ung thư vú thực sự là vấn đề đáng quan tâm ở cả hai giới, con số mắc bệnh vẫn không ngừng tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc hình thành một thói quen sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả.

Theo báo cáo của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, năm 2014 có tới232.6790 ca được phát hiện Ung thư vú, trong đó con số tử vong là hơn 40.000 người. Ung thư vú đang thực sự là vấn đề đáng lo lắng đối với không chỉ riêng phụ nữ khi số nam giới mắc phải căn bệnh này cũng đang có chiều hướng gia tăng đáng kể. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.

Ăn nhiều rau xanh:

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng: nhóm người khu vực Địa Trung Hải có tỉ lệ mắc ung thư vú thấp nhất là nhờ vào chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây và cá, hạn chế các loại thịt đỏ,…

Tập thể dục đều đặn:

Người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ có được một sức đề kháng tốt và hệ miễn dịch làm việc hiệu quả. Nhờ đó mà cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của các tế bào ung thư.

Ngủ đủ giấc:

Số giờ ngủ tiêu chuẩn của mỗi người trưởng thành là từ 7 đến 8 giờ đồng hồ. Những giấc ngủ ngắn và việc tiếp xúc liên tục với ánh sáng suốt đêm sẽ càng làm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở mỗi người.

Duy trì cân nặng cân đối:

Béo phì và tiểu đường là một trong những tác nhân liên quan đến ung thư vú bởi chất béo là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào ung thư.

Không hút thuốc, không uống rượu:

Đây là 2 tác nhân cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe. Không chỉ làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, thuốc lá và các chất cồn còn là tác nhân gây các bệnh ung thư khác như, phổi, gan, tim mạch,…

Cho con bú sữa mẹ:

Các chuyên gia khuyên bạn nên cho con bú đến 2 tuổi vì đây là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ung thư vú.

Tránh tiếp xúc với tia bức xạ:

Mặc dù vẫn chưa có lý thuyết nào chứng minh được tác động của tia bức xạ đối với ung thư vú. Tuy nhiên, đây cũng là tia nên tránh vì nó có cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc hình thành tế bào ung thư.

Cẩn trọng với hormone:

Việc sử dụng hormone sẽ làm rối loạn nội tiết tố nữ. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư vú hiện nay.

Kiểm tra gen di truyền:

Bệnh ung thư vú cũng có thể di truyền qua các thế hệ, bởi vậy kiểm tra gen cũng là cách giúp bạn dự báo bệnh sớm để có sự thăm khám và phòng ngừa bệnhtích cực.

Thăm khám sức khỏe định kì:

Thông thường các dấu hiệu của bệnhung thư vúkhông thể hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh dễ dàng bỏ qua hoặc không chú ý đến, đến khi có thể nhận thấy được thì bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Đây là lúc bệnh khó điều trị nhất và dễ dẫn đến tử vong.

Có kiến thức về bệnh ung thư vú:

Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra những thay đổi khác lạ của cơ thể.Nhờ đó mà bệnhung thư vúđược kiểm soát tốt hơn.

Ung thư vúthực sự là vấn đề đáng quan tâm ở cả hai giới, con số mắc bệnh vẫn không ngừng tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc hình thành một thói quen sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng cân bằngsẽ giúp bạn phòng ngừabệnh ung thư vú hiệu quả.