Cho tôi hỏi thông tin về bệnh ghẻ và cách chữa trị?

Chi đại gia
Chi đại gia
Trả lời 15 năm trước
Ghẻ là bệnh do ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei hominis gây nên, bệnh có thể gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới, tuy nhiên tần suất xuất hiện nhiều ở các vùng mà điều kiện vệ sinh thấp kém, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu. Bệnh lây lan nhanh do ký sinh trùng ghẻ lan truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc, dùng chung quần áo, giường chiếu, chăn, màn. Bệnh phát triển nhiều vào mùa đông, tuy không để lại hậu quả nặng nề, song nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống Đôi nét về ký sinh trùng ghẻ Hình bầu dục, ghẻ cái dài 0,3 – 0,5mm, màu trắng bẩn; có 4 đôi chân, hai đôi chân trước có kèm theo các ống giác để hút, hai đôi chân sau có các sợi lông dài để di động. Ký sinh trùng ghẻ đào hang ở lớp sừng, đẻ trứng, qua chu kỳ hơn 20 ngày thành ký sinh trùng ghẻ. Sinh sản nhanh trong điều kiện thuận lợi , sau 3 tháng một ký sinh trùng ghẻ cái có thể sinh sản ra một dòng họ 150 triệu con. Con ghẻ và những tổn thương trên da. Biểu hiện của bệnh Giai đoạn ban đầu: Ngứa là triệu chứng chính, làm bệnh nhân không thể chịu được và đi khám bệnh. Thường xuất hiện sau khi lây bệnh khoảng một tuần, ngứa ít về ban ngày, ngứa nhiều về đêm. Giai đoạn về sau: Khi các thương tổn đã xuất hiện đầy đủ sẽ bao gồm: Vị trí tổn thương đặc hiệu: Kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, nếp lằn mông, chân, sinh dục ngoài... ở nam giới cần chú ý ở bao quy đầu, ở nữ giới cần chú ý ở vú, nhất là quanh núm vú, ở trẻ em cần chú ý đến lòng bàn chân. Tổn thương cơ bản: Là những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm, không liên quan đến lớp biểu bì. Đầu đường hang là mụn nước 1 - 2 mm, ký sinh trùng ghẻ thường cư trú ở đây. Ngoài ra cần chú ý đến các tổn thương khác như: vết gãi, vết xước da, vết trợt vấy tiết, sẹo thẫm màu. Đặc biệt nếu có sự lây lan trong tập thể, khêu bắt được cái ghẻ, nạo luống ghẻ, mụn nước soi kính thì chẩn đoán chính xác là bệnh ghẻ. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nếu không được điều trị mà để bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng như ghẻ nhiễm khuẩn (ngoài các biểu hiện nêu trên còn có thêm các mụn mủ xuất hiện), ghẻ viêm da hóa (bên cạnh các biểu hiện của bệnh ghẻ còn có các tổn thương khác; đó là đám viêm da đỏ, 15 - 20cm đường kính, trên nền đỏ rải rác có mụn nước, vết trợt, khô hoặc chảy dịch, ngứa. Nếu không được điều trị tốt đám viêm da lâu ngày sẽ dẫn đến eczema) và ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp là biến chứng nguy hiểm nhất. Điều trị Nguyên tắc điều trị Phát hiện sớm, điều trị sớm đủ thời gian. Điều trị cùng một lúc cả người bệnh lẫn người liên quan. Bôi thuốc vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, bôi 3 ngày liền mới tắm giặt thay quần áo. Không dùng các thuốc độc cho cơ thể để chữa ghẻ. Tránh cào gãi, chà xát. Bôi thuốc điều trị bệnh ghẻ. Tại chỗ: Dùng một trong các thuốc trị ghẻ sau. Dầu DEP (DiEthylPhtalat): Là chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây kích thích da và không bẩn quần áo. Cần chú ý chỉ bôi lên thương tổn, không bôi diện rộng, không bôi lên niêm mạc, không để dây vào mắt. Bôi lên các tổn thương ghẻ mỗi ngày 2 – 3 lần, bôi cả ban đêm, ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Mỡ diêm sinh: 10% cho trẻ em, 30% cho người lớn, sau khi tắm xong, lau khô, bôi thuốc mỡ trên vùng da bị ghẻ, khoảng 24 giờ sau bôi lần thứ hai, ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Dầu Benzyl benzoat 33%: Không cần thiết phải tắm trước, bôi lên tổn thương trừ vùng đầu và mặt, 20 phút sau bôi thêm lần nữa, ngoài ra có thể bôi thêm sau 24 giờ. Ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Tiếp tục điều trị theo trình tự trên cho đến khi lành bệnh. Kem Eurax trị ghẻ và sẩn ngứa: Thuốc có tác dụng chống ngứa, diệt cái ghẻ, chấy. Liều dùng: Ngứa bôi 2 - 3 lần/ngày, ghẻ bôi 1 lần vào buổi tối trong 2 - 3 ngày; chỉ bôi một lần mỏng, có thể tắm trước khi bôi; không được dùng khi bệnh ngoài da có chảy nước, mẫn cảm... Không nên dùng cho người mang thai, không bôi vào vùng núm vú và vùng xung quanh, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi. Nếu dùng dung dịch hoặc kem Kwell, chỉ cần bôi 1 - 2 lần. Trong trường hợp ghẻ nhiễm khuẩn phải bôi thêm các thuốc màu, ghẻ viêm da hóa phải điều trị thêm vùng viêm da. Bên cạnh các thuốc dùng tại chỗ nêu trên, cần dùng thêm các thuốc toàn thân khác như kháng histamin, vitamin B, C... Điều trị bằng đông y có thể cho bệnh nhân tắm lá đắng, lá ba gạc, lá đào, lá xoan..., bôi dầu hạt máu chó. Dù là phương pháp điều trị nào, để tránh tái phát, phải điều trị cùng một lúc cả người bệnh và người sống chung trong gia đình, người ngủ chung một giường. Quần áo chăn màn phải được giặt và luộc sôi. Khi có một đợt dịch lây lan nhiều cần tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới dùng lại.
trần thị phượng thanh
trần thị phượng thanh
Trả lời 15 năm trước
triệu chứng của bệnh ghẻ thì bề ngoài cũng rất giống mụn nước song khi những mụn nhỏ li ti trong trong đó khi vỡ ra thì lan rất nhanh và tháy rất ngứa về ban đêm và một số giờ nhất định. cách chữa :rửa sạch bàng nước muối hoặc bằng nước chanh sau đó lấy kim mể sạch lau khô rồi bôi thuốc đép hoặc nhựa quả chuối xanh cách 2 là tắm bằng nước lá cây quạt hòm(có nhiều ở phú thọ)
Trả lời 15 năm trước
ban bi ghe lau chua va bi ghe nuoc hay bi ghe ruoi.da chua khoi chua ngay truoc minh cung bi ghe minh lay thuoc cua mot ong thay chua tot lam ban boi vai ngay la khoi ma khoi dau xot hay co bat cu bieu hien gi ma ghe tu mat .neu ban co can thi alo cho minh 0985166897 minh giup do
nguyen thu ha
nguyen thu ha
Trả lời 12 năm trước
Trích dẫn:
Từ bài viết của cacanh82
ban bi ghe lau chua va bi ghe nuoc hay bi ghe ruoi.da chua khoi chua ngay truoc minh cung bi ghe minh lay thuoc cua mot ong thay chua tot lam ban boi vai ngay la khoi ma khoi dau xot hay co bat cu bieu hien gi ma ghe tu mat .neu ban co can thi alo cho minh 0985166897 minh giup do


Mình đang có bầu 5 tháng mà cũng bị ghẻ nước, ngứa rất khó chịu. liệu dùng thuốc của ông thầy đó có ảnh hưởng j đến em bé ko?

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 12 năm trước

Bệnh ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây nên, phát sinh mạnh vào mùa xuân, hè.
Bệnh có thể lây thành dịch có quy mô địa phương, ngay cả những thành phố lớn vẫn tồn tại bệnh ghẻ.

Nguyên nhân
Căn nguyên gây bệnh là một loại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0.3-0.5 mm.
Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-3 ngày, sau khi xâm nhập cơ thể qua đường biểu bì da, chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Mỗi lứa có từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền.
Ghẻ đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Trứng nở thành ấu trùng và trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày.
Ghẻ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Chính vì vậy mà bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh Lây truyền qua đường tình dục..

Triệu chứng
Người lần đầu bị ghẻ: Trong vòng 2 tuần đầu, người bệnh hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù có tổn thương ghẻ thực sự.
Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập lại vào da. Nhìn chung, ghẻ gây ngứa nhiều về đêm. Ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao.
Trên cơ thể xuất hiện mụn nước ở các khe kẽ như: lằn chỉ cổ tay, kẽ ngón tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ.
Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng người lớn. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.
Chuẩn đoán
Việc chuẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày có thể tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy.

Điều trị

Có nhiều loại thuốc chữa ghẻ:
- Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ. tăm nước muối, tắm biển…
- Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau:
* D.E.P.(dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.
* Benzyl benzoat (Ascabiol,scabitox,zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội giặt quần áo.
* Eurax (crotamintan) 10% thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6 đến 10 giờ bôi 1 lần thuốc an toàn có thể bôi vào sinh dục và trẻ nhũ nhi.
* Permethrin cream 5% ( Elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Lưu ý: khi điều trị ghẻ phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Trong mùa hè phơi quần, áo, ga, gối 3-4 nắng. Quần áo giặt sạch, phơi khô, trước khi mặc cần là kĩ.

djshg
djshg
Trả lời 12 năm trước

Khi bị mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da.

Ghẻ là một bệnh do côn trùng gây nên. Bệnh thường được ghi nhận ở những nơi có quần thể dân cư sống đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh thấp kém, ăn ở không sạch sẽ... Trẻ con là đối tượng có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh ghẻ nhất.

Đặc điểm của loài ghẻ

Ghẻ có tên khoa học Sarcaptes scabiei gây triệu chứng ngứa trên da người và thường được gọi là bệnh ghẻ. Nhiễm bệnh ghẻ được phát hiện phổ biến và lưu hành khá rộng rãi ở khắp nơi trên toàn cầu.

Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 - 0,4mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, hầu như toàn bộ đời sống của ghẻ ký sinh ở trên da và trong da của con người. Để sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng; ghẻ đào những đường ngầm quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày dài thêm khoảng từ 1 - 5mm và có thể nhìn thấy ở trên da những đường xoắn mỏng dài chừng một vài milimét (mm) đến một vài centimét (cm). Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành ít nhất có thể mất khoảng 2 tuần lễ.

Những ghẻ cái có thể sống ký sinh trên cơ thể người từ 1 đến 2 tháng. Nếu rời khỏi cơ thể vật chủ ký sinh, ghẻ chỉ có khả năng sống được vài ngày. Ghẻ có đặc điểm thường ký sinh ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, dương vật, vú và bả vai. Ở trẻ con, ghẻ cũng có thể thấy ở mặt và các nơi khác.

Sự lây truyền bệnh và triệu chứng

Ghẻ thường lây truyền trực tiếp do việc tiếp xúc gần gũi giữa con người với con người như những người cùng ngủ chung một giường.

Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ bị mắc bệnh ghẻ theo.

Khi bị mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da. Do ngứa nên người bị mắc bệnh ghẻ thường phải gãi ngứa dẫn đến chảy máu và dịch trong các bọng ghẻ, làm ghẻ có điều kiện phát tán.

Việc gãi ghẻ nhiều, thường xuyên và triền miên gây ra sự bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát như nhọt đầu đinh, nhọt mủ, eczema. Một đợt ghẻ xâm nhập ào ạt điển hình gây nên dị ứng có thể phát triển ở trên những vùng của cơ thể mà thông thường không bị nhiễm ghẻ như vùng mông, xung quanh thắt lưng, bả vai.

Khi mới bị nhiễm ghẻ, triệu chứng ngứa và lan rộng chưa rõ ràng, sau khoảng từ 4 - 6 tuần thì triệu chứng lâm sàng mới xuất hiện rõ. Đối với những người mới bị nhiễm ghẻ lần đầu tiên thì sự phát triển lan rộng có thể chỉ vài ngày.

Phương pháp thông thường xác định sự nhiễm ghẻ là dùng mũi dao nhọn, nhỏ để cạy phá vài chỗ da bị nhiễm bệnh, lấy bệnh phẩm chuyển sang một phiến lam kính và soi trên kính hiển vi để phát hiện. Có thể dùng dầu mỏ để thu thập và kiểm tra sự nhiễm ghẻ. Một phương pháp khác là dùng mực viết bôi vào vùng da bị nhiễm bệnh và sau đó rửa sạch đi, kiểm tra sẽ phát hiện ra các hang ghẻ ký sinh.

Cách điều trị bệnh ghẻ

Gần đây, thuốc Ivermectin, một loại thuốc dùng để điều trị nang sán và giun chỉ bạch huyết được phát hiện cũng có tác dụng điều trị đối với bệnh ghẻ. Thuốc được điều trị bằng liều độc nhất 100 đến 200µg cho 1 kg trọng lượng cơ thể.

Phương pháp điều trị quy ước là sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng thông thường như Benzyl benzoat 10% dạng nước xức, Lindane 10% dạng nước xức, Crotamiton 10% dạng kem và Permethrin 5% dạng kem. Permethrin là loại hóa chất hiện tại được khuyến cáo sử dụng để điều trị bệnh ghẻ vì nó có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ.

Sau khi điều trị thành công, đôi khi triệu chứng ngứa vẫn còn tiếp tục xảy ra nhưng rồi cuối cùng sẽ hết hoàn toàn. Các loại hóa chất có thể sử dụng để xức trên da ở tất cả các phần của cơ thể từ cổ trở xuống, không chỉ ở những chỗ bị ngứa.

Nguyên tắc sử dụng để có hiệu quả là sau khi xức hóa chất, ngày hôm sau mới được rửa đi. Người được điều trị có thể mặc áo quần khoảng sau 15 phút để hóa chất có thời gian khô đi. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 - 7 ngày.

Một điều cần thận trọng là không nên điều trị bằng thuốc hóa chất diệt côn trùng quá nhiều vì sẽ bị ảnh hưởng bởi độ độc của một số hợp chất. Vì ghẻ là một bệnh lây lan có tính chất gia đình nên việc điều trị cho cả nhà là vấn đề cần thiết để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh ghẻ.

dao nguyen duong
dao nguyen duong
Trả lời 9 năm trước
Thuốc gia truyền chữa bệnh ghẻ tại đền hùng phú thọ đây! Dương 0977594589
Nguyen Xuan Phuong
Nguyen Xuan Phuong
Trả lời 9 năm trước

THUỐC ĐẶC TRỊ HÔI NÁCH, HÔI CHÂN GIA TRUYỀN TRẦN MƯỜI

Facebook:https://www.facebook.com/pages/Thu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%B7c-tr%E1%BB%8B-h%C3%B4i-n%C3%A1ch-h%C3%B4i-ch%C3%A2n-Tr%E1%BA%A7n-M%C6%B0%E1%BB%9Di/748652091914858?ref=tn_tnmn

Web:https://thuocchuahoinachtranmuoi.wordpress.com/

Hôi nách là hiện tượng cơ thể tiết ra mùi hôi đặc trưng ở nách. Hôi nách thường gặp ở cả nam và nữ, phát triển mạnh ở tuổi dậy thì do kích thích tiết tố nội tiết, chủ yếu do liên quan đến tuyến mồ hôi trên cơ thể. Hôi nách tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, không gây trở ngại cho hoạt động thể chất, cũng không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Những người bị hôi nách luôn cảm thấy tự ti, không thoải mái, mặc cảm trong giao tiếp hàng ngày, khiến mọi người xung quanh xa lánh.


Thuốc gia truyền của lương y Trần Mười

Thuốc được bào chế từ nhiều loại thảo dược, rễ cây quý hiếm, không có tác dụng phụ, mọi người ai cũng có thể dùng được.

Tác dụng: Làm teo tuyến nhầy hôi ở nách.

Đảm bảo hoàn trả 100% số tiền nếu thuốc không có tác dụng.

Liệu trình: Dùng hết 2 lọ 10ml là khỏi hẳn. Nếu nhẹ cần 1 lọ. Mỗi lọ dùng trong khoảng thời gian 2 tuần.

Cách dùng: Xịt ngay sau khi vệ sinh nách sạch sẽ, xịt mỗi bên 1 lần rồi lấy tay xoa đều. Dùng đều đặn hàng ngày cho đến khi hết liệu trình.

==> Hiệu quả ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Nách khô luôn và giữ cho bạn không bịu hôi suốt liệu trình.

Giá thuốc 280k/1lọ

Thuốc đã được đăng ký ở cục sở hữu trí tuệ đảm bảo chất lượng 100%

SĐT TƯ VẤN NHÀ THUỐC: 097 101 6922

-Địa chỉ: 36 Ngọc Khám, Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh

Hoặc địa chỉ phân phối: Ngõ 179 đường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà nội (đối diện đình Tân Khai)

Các tỉnh khách nhắn tin địa chỉ mình gửi bưu điện 2-3 ngày nhận được thuốc. Thanh toán tiền cho nhân viên bưu điện (phí ship 20k 1 lần gửi)