Điều trị bệnh vảy phấn hồng?

Em bị viêm da hơn 5 tháng nay. Lúc đầu đi khám thì bs nói bị vẩy phấn hồng nhưng không thấy khỏi, khám tại bệnh viện da liễu thì bs nói bị chàm nhưng uồng thuốc không thấy bệnh giảmđi.Hiện nay trên người em có rất nhiểu vết thâm và có những mụt màu hồng . Bên ngoài viển nồi dày hơn chính giữa hơi bị lõm vô, không thấy vẩy và rất ngứa , ngứa nhiều vào ban đêm . Em có phải bị bệnh vẩy nến khong ?
Trả lời 14 năm trước
Theo thư bạn mô tả, có thể bạn bị bệnh vẩy phấn hồng. Vẩy phấn hồng (Pityriasis rosea) là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, nữ nhiều hơn nam, thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban tróc vẩy to ở vùng ngực, bụng hay lưng và sau đó lan rộng khắp người. Bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa xuân và mùa thu, thường tự khỏi sau 4-8 tuần không để lại dấu vết. Tuy nhiên, vì bệnh gây khó chịu và dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác cũng có sang thương hồng ban tróc vẩy nên bệnh nhân cần phải được hướng dẫn xử trí đúng. Triệu chứng - Khởi đầu. Vẩy phấn hồng điển hình thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban rộng lớn, tróc vẩy, hơi nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp ở ngực , bụng, lưng. – gọi là mảng hồng ban khới đầu. - Tiến triển. Sau đó, trong từ vài ngày đến vài tuần, nhiều đốm hồng ban nhỏ hơn, d~ 0,5cm- 2cm, tróc vẩy, xuất hiện tiếp tục khắp ngực, lưng, bụng phân bố theo dạng hình cây thông. Sang thương có thể ngứa và hiếm gặp ở vùng mặt hay tứ chi. - Màu. Sang thương vẩy phấn hồng thường xếp giống hình vẩy cá và có màu hồng. Nếu bệnh nhân có da sậm màu, sang thương có thể có màu xám, nâu sậm hay màu trắng. - Triệu chứng khác. Khoảng 50% bệnh nhân bị vẩy phấn hồng cũng có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên như: nghẹt mũi, đau cổ họng, ho…trước khị mảng hồng ban khởi đầu của vẩy phấn hồng xuất hiện. Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh chính xác của vẩy phấn hồng vẫn chưa được xác định rõ. Người ta cho rằng có vai trò của sự nhiễm một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7. Tuy nhiên, người ta cũng không cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm. Bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám bệnh khi có các triệu chứng đặc biệt sau: - Xuất hiện mảng hồng ban rộng lớn, tróc vẩy ở vùng ngực, lưng, bụng. - Có nhiều hồng ban xuất hiện tiếp theo khắp ngực, lưng, bụng hay có thể có thêm ở mặt, tứ chi. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị vẩy phấn hồng mà sang thương vẫn không khỏi sau 3 tháng, cần phải đến tái khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu ngay. Biến chứng. - Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng. - Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sâm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu. Chẩn đoán Vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán. Điều trị Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa.Các thuốc kháng virus (acyclovir , famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm: Kem, pommade có Steroid. Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ. Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy. Polytar bar, SASTID bar. Thuốc kháng histamines. Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin). Quang trị liệu. Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da. Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt. Theo chúng tôi, bạn nên khám lại tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và kiên trì điều trì theo chỉ dẫn của bác sĩ, và đừng quên tái khám sau mỗi đợt điều trị để việc chữa trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn mau khỏi. Bs.Thuocbietduoc
Trả lời 14 năm trước
neu ban chua bang thuoc tay khong khoi thi len dung thuoc nam da bao che o dang boi ban cu chua di neu khong khoi thi alo cho toi 0942466636
Lê Thị Thùy Linh check gia
Lê Thị Thùy Linh check gia
Trả lời 14 năm trước
Rất nhiều người, sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị mắc bệnh vẩy phấn hồng đã tỏ ra hốt hoảng, lo âu. Và nhất là khi được giải thích là bệnh không rõ nguyên nhân, thì họ lại càng muốn biết... nguyên nhân! thực ra thì bệnh rất nhẹ và có thể tự lành. Bệnh thường gặp ở những người trẻ tuổi, da dẻ hồng hào, do đó họ rất lo lắng khi thấy trên người mình xuất hiện những vùng da khác thường có vẩy nhỏ và… hơi hồng hồng. Bệnh thường gặp vào mùa thu hoặc mùa xuân, nhưng những mùa khác cũng không ngoại lệ. Điều quan tâm đầu tiên của bệnh nhân có thể là một mảng da hình bầu dục, nhỏ bằng móng tay út, thường ở bụng hoặc thắt lưng trông rất giống lang ben. Sau vài ngày, có thể xuất hiện thêm một số “bạn bè”, ở ngực hoặc cánh tay, đùi… làm hình ảnh có vẻ ấn tượng hơn. Trên bề mặt của mảng da đó, có thể có ít vẩy, như một miếng da khô. Các mảng da này thường có hình bầu dục và xếp xuôi theo các xương sườn, từ bả vai xuống dưới lưng quần, tạo nên một hình ảnh rất lãng mạn mà các bác sĩ gọi là “cây thông Noel”. Nếu bạn thấy được “cây” này thì xem như bạn đã đoán ra bệnh của mình hơn 80% rồi. Bệnh thường không ngứa, nhưng cũng có những trường hợp “cá biệt” gây ngứa nhiều với những mẫn đỏ như mề đay. Thường thì bệnh tự lành trong vòng 6-8 tuần. Khi lành không để lại sẹo, có thể còn lại những vết thâm da một thời gian, tuy nhiên sau đó sẽ mất đi. Điều lo lắng nhất của bệnh nhân là nhầm lẫn với vẩy nến. Bệnh vẩy nến dày hơn, có vẩy nhiều hơn. Vẩy xếp lớp, màu trắng, dể bong như đèn cầy (nến). Ngoài ra còn có một số bệnh khác có biểu hiện giống vẩy phấn hồng là giang mai, vẩy phấn đỏ chân lông, phát ban do nhiễm siêu vi và nấm da… Mặc dù bệnh rất “hiền” và có thể tự lành, tuy nhiên bạn cũng nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp cần thiết sẽ được hướng dẫn điều trị các triệu chứng ngứa hoặc bong vẩy… một cách thích hợp. Và đặc biệt là để loại trừ những bệnh nguy hiểm hơn và để… bớt lo hơn!
Bùi Xuân Mậu
Bùi Xuân Mậu
Trả lời 9 năm trước

Chữa bệnh vảy nến với I ốt

Bệnh vẩy nến có thể điều trị tại nhà của bạn ngay lúc này với sản phẩm được gọi là cồn iốt

http://oga-shop.blogspot.com/2014/08/chua-benh-vay-nen-voi-i-ot.html