Cách điều trị bệnh tiểu đường ?

Cho mình hỏi, cách điều trị bệnh tiểu đường như thế nào ?

hoang dieu
hoang dieu
Trả lời 10 năm trước

Đái tháo đường, còn gọi làBệnh tiểu đườnghayBệnh dư đường, là một nhóm bệnhrối loạn chuyển hóacacbohydratkhihoóc môninsulincủatụybị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mứcđườngtrong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình làbệnh tim mạch vành,tai biến mạch máu não,mù mắt,suy thận,liệt dương,hoại thư, v.v.

Viên Thiên sưbổ sung canxi điều hòa đường huyếtlà sản phẩm đã được nghiên cứu lâu dài và được tạo ra đề ngăn ngừabệnh tiểu đườngmột căn bệnh đã xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây

Nguồn: suckhoedinhduong.com

Nguyễn Ly Ly
Nguyễn Ly Ly
Trả lời 10 năm trước

Sau đây là 10 loại thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Tiểu đường là bệnh xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất nội tiết tố insulin hoặc phản ứng insulin không đúng cách. Hiện nay, y học không thể chữa được bệnh này và các biến chứng của bệnh tiểu đường rất khó kiểm soát như suy thận, mù lòa, tổn thương thần kinh và bệnh tim.

Tuy nhiên, cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục và ăn uống. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
1. Táo
Táo là loại thực phẩm tuyệt vời đối với các bệnh nhân tiểu đường. Táo có thể kiểm soát lượng đường trong máu là do có chứa hàm lượng pectin cao, loại chất giúp làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể. Một cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phụ nữ ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 lên đến 28% so với những người không ăn táo.
2. Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu crom, một loại khoáng chất giúp điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Nó cũng giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu tin rằng chính hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh là chất giúp các bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Sulforaphane có tác dụng bảo vệ mạch máu và làm giảm các phân tử gây hại cho tế bào.
3. Cá

Các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi là nguồn bổ sung axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức đề kháng insulin. Ngoài ra, nó cũng là loại thực phẩm ít chất béo, vì vậy nó là loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Theo các chuyên gia nghiên cứu từ trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, những người có chế độ ăn gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt.
5. Các loại hạt

Hàm lượng chất xơ cao trong đậu không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, tim của bạn mà còn có tác dụng giữ nguyên lượng đường trong máu. Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường type 2 thì hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn. Các loại hạt này giúp cân bằng lượng đường trong máu và làm giảm quá trình đốt chát năng lượng.

6. Đậu nành

Đậu nành có chứa rất nhiều chất xơ và protein, những loại chất dinh dưỡng quan trọng làm giảm hiện tượng bài tiết đường khi đi tiểu của người mắc bệnh tiểu đường.
7. Dầu ôliu

Dầu ôliu được xem là loại chất béo giúp giảm nguy cơ đau tim và duy trì ổn định lượng đường trong máu bằng việc làm giảm các kháng thể insulin.

8. Quả ớt

Trong một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy, bổ sung ớt vào các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng insulin cần thiết giúp cân bằng lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Bên cạnh đó, ớt còn chứa vitamin C, carotenoids và chất chống oxy hóa giúp điều hòa nội tiết tố insulin.
9. Quế

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, vì vậy mà nó có tác dụng rất lớn trong việc giúp người mặc bệnh tiểu đường type 2 kiểm soát lượng đường. Để bổ sung quế vào chế độ ăn, bạn có thể rắc nó vào trà, cà-phê, ngũ cốc.

10. Tỏi

Tỏi chứa rất nhiều chất hữu cơ Allyl Propyl Disulphide (APDS), Diallyldisul-phide oxide (allicin), flavonoids,… những thành phần quan trọng giúp làm giảm glucose trong máu và kích thích tuyến tụy tiết insulin.

nguyễn thị hằng
nguyễn thị hằng
Trả lời 10 năm trước

Bạn dùng lá thìa canh nhé:

Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống, số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng, thực sự trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe.Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người). Riêng khu vực thành thị, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt, ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

Dây thìa canh - vị thuốc quý sẵn có tại Việt Nam.

Dây thìa canh - cây thuốc quý

Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh tiểu đường, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường.

Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn Độ với tên Diabeticin, ở Mỹ là tên Sugarest, tại Singapore nó có tên Glucos care, và cả ở Nhật Bản, Trung Quốc, Úc…

Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.

Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của Dây thìa canh.

Dây thìa canh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sĩ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện Dây thìa canh tại 1 số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.

Mr. Hưng
Mr. Hưng
Trả lời 10 năm trước

Hi bạn!
- Bác mình cũng bị
Tiểu Đường, được người quen giới thiệu dùng Trái Nhàu khô sắc uống hằng ngay nay đã về mức bình thường. Bạn thử dùng Trái Nhàu xem sao.

- Trái Nhàu là một trong những vị thuốc dân gian quý và có nhiều công dụng cho sức khỏe đó bạn
Chúc bạn khỏe

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Những người có bệnh tiểu đường phải đối phó với vấn đề sức khỏe mỗi ngày. Nếu bệnh tiểu đường vẫn chưa được kiểm soát hoặc không được điều trị, nó có thể dẫn đến mù lòa, bệnh thận, tổn thương huyết mạch, nhiễm trùng, bệnh tim, tổn thương thần kinh, huyết áp cao, đột quỵ, tê liệt chân tay và hôn mê.

1. Rau quả tự nhiên chưa nấu chín

Rau củ quả chưa nấu chín là liều thuốc tốt cho nhiều loại bệnh. Trong chúng có các enzyme, không lẫn các hóa chất độc hại và chứa một hàm lượng chất xơ nhất định. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp cơ thể hấp thụ đường chậm, do đó giữ lượng đường trong máu cân bằng. Táo, mơ, củ cải đường, dâu, cà rốt, các loại trái cây họ cam quýt, củ cải là những loại trái cây và rau quả rất giàu chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan cũng có ích trong việc giảm mức cholesterol LDL cao, một vấn đề nghiêm trọng của những người bị tiểu đường.

Ngoài ra, chế độ ăn uống tổng hợp, kết hợp của các loại rau và trái cây giúp cơ thể có được nguồn chất chống oxy hóa như vitamin C. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa quá trình oxy hóa làm tổn hại thành mạch máu, có thể dẫn đến mảng bám tích tụ và bệnh tim.

2. Tập thể dục

Tập thể dục có khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường, làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng lâu dài. Năng lượng sản sinh từ quá trình tập thể dục có thể giúp mọi người giảm cân, giúp hạn chế một số rủi ro liên quan đến bệnh béo phì. Tập thể dục được biết là làm tăng lượng insulin, nó chủ yếu giúp giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và giúp giảm huyết áp.

3. Thiền

Thiền làm giảm đề kháng insulin trong cơ thể, kích thích tố căng thẳng như cortisol, adrenalin và noradrenalin tăng cường việc sản xuất hormone insulin và glucose. Giảm các neurohormones thông qua kỹ thuật thiền giúp cân bằng glucose và insulin trong máu.

4. Lá húng quế

Lá húng quế có khả năng hạ thấp lượng đường trong máu. Lá húng quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh, giảm bớt sự căng thẳng, vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

5. Nước ép cây xương rồng và hạt lanh

Nước chiết từ xương rồng có thể giúp giảm và ổn định đường huyết và mức đề kháng insulin. Tiêu thụ hạt lanh làm giảm lượng đường sau ăn 28%.

6. Lá cây quất và quế

Lá của cây quất giúp lượng đường trong máu thấp hơn. Ngoài ra, 1g quế trong chế độ ăn uống cho một tháng làm giảm lượng đường trong máu đáng kể

7. Trà xanh

Trà xanh nguyên chất có hàm lượng polyphenol cao, trong đó có chất chống oxy hóa mạnh mẽ và hiệu quả, giúp hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu

8. Isabgol

Isabgol còn được gọi là vỏ psyllium thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng. Khi isabgol tiếp xúc với nước, nó nở để tạo thành một chất gel. Điều này làm chậm sự phân hủy và hấp thụ đường trong máu.

9. Thư giãn

Insulin là một loại hormone do các "tế bào đảo tụy" của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbonhydrate, tốt cho người bệnh tiểu đường. Thư giãn có thể giúp các tế bào tăng cường việc sản xuất insulin cho cơ thể.

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Những người có bệnh tiểu đường phải đối phó với vấn đề sức khỏe mỗi ngày. Nếu bệnh tiểu đường vẫn chưa được kiểm soát hoặc không được điều trị, nó có thể dẫn đến mù lòa, bệnh thận, tổn thương huyết mạch, nhiễm trùng, bệnh tim, tổn thương thần kinh, huyết áp cao, đột quỵ, tê liệt chân tay và hôn mê.

1. Rau quả tự nhiên chưa nấu chín

Rau củ quả chưa nấu chín là liều thuốc tốt cho nhiều loại bệnh. Trong chúng có các enzyme, không lẫn các hóa chất độc hại và chứa một hàm lượng chất xơ nhất định. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp cơ thể hấp thụ đường chậm, do đó giữ lượng đường trong máu cân bằng. Táo, mơ, củ cải đường, dâu, cà rốt, các loại trái cây họ cam quýt, củ cải là những loại trái cây và rau quả rất giàu chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan cũng có ích trong việc giảm mức cholesterol LDL cao, một vấn đề nghiêm trọng của những người bị tiểu đường.

Ngoài ra, chế độ ăn uống tổng hợp, kết hợp của các loại rau và trái cây giúp cơ thể có được nguồn chất chống oxy hóa như vitamin C. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa quá trình oxy hóa làm tổn hại thành mạch máu, có thể dẫn đến mảng bám tích tụ và bệnh tim.

2. Tập thể dục

Tập thể dục có khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường, làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng lâu dài. Năng lượng sản sinh từ quá trình tập thể dục có thể giúp mọi người giảm cân, giúp hạn chế một số rủi ro liên quan đến bệnh béo phì. Tập thể dục được biết là làm tăng lượng insulin, nó chủ yếu giúp giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và giúp giảm huyết áp.

3. Thiền

Thiền làm giảm đề kháng insulin trong cơ thể, kích thích tố căng thẳng như cortisol, adrenalin và noradrenalin tăng cường việc sản xuất hormone insulin và glucose. Giảm các neurohormones thông qua kỹ thuật thiền giúp cân bằng glucose và insulin trong máu.

4. Lá húng quế

Lá húng quế có khả năng hạ thấp lượng đường trong máu. Lá húng quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh, giảm bớt sự căng thẳng, vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

5. Nước ép cây xương rồng và hạt lanh

Nước chiết từ xương rồng có thể giúp giảm và ổn định đường huyết và mức đề kháng insulin. Tiêu thụ hạt lanh làm giảm lượng đường sau ăn 28%.

6. Lá cây quất và quế

Lá của cây quất giúp lượng đường trong máu thấp hơn. Ngoài ra, 1g quế trong chế độ ăn uống cho một tháng làm giảm lượng đường trong máu đáng kể

7. Trà xanh

Trà xanh nguyên chất có hàm lượng polyphenol cao, trong đó có chất chống oxy hóa mạnh mẽ và hiệu quả, giúp hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu

8. Isabgol

Isabgol còn được gọi là vỏ psyllium thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng. Khi isabgol tiếp xúc với nước, nó nở để tạo thành một chất gel. Điều này làm chậm sự phân hủy và hấp thụ đường trong máu.

9. Thư giãn

Insulin là một loại hormone do các "tế bào đảo tụy" của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbonhydrate, tốt cho người bệnh tiểu đường. Thư giãn có thể giúp các tế bào tăng cường việc sản xuất insulin cho cơ thể.