Tôi mắc bệnh tiểu đường mấy năm nay, muốn đi du lịch xa với con cháu, nhưng sợ những ngày trái gió trở trời không biết phải làm sao?

Tôi xin cảm ơn nhiều..../
Trả lời 15 năm trước
Điều quan trọng nhất của người bị tiểu đường là duy trì mức đường huyết ổn định trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bị cảm cúm, lạnh, thay đổi thời tiết... là các yếu tố thuận lợi để đường huyết dao động và có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Trước khi đi du lịch, phải đảm bảo đường huyết đã được ổn định tốt. Cần mang theo đầy đủ máy thử đường huyết cá nhân, thuốc, và phải chuẩn bị sẵn các thức ăn riêng như chất tạo ngọt thay thế đường, một ít kẹo bánh hoặc chocolate, nước trái cây hay sữa DiabetCare... ngay cả khi tour du lịch đã có bữa ăn chung. Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ (5-6 bữa/ngày), mỗi bữa một lượng thức ăn ít chỉ khoảng 2/3 so với bữa bình thường, khoảng 2 giờ nên có một bữa ăn nhỏ và lưu ý luôn uống đủ nước. Nếu đi du lịch trên 1 tuần lễ, nên tìm hiểu trước về thông tin y tế tại địa phương. Thử đường huyết bằng máy cá nhân hàng ngày, nếu thấy dao động quá nhiều, tốt nhất là nên đi khám để được quyết định xử trí đúng nhất.
Lê Thế Khoa
Lê Thế Khoa
Trả lời 15 năm trước
Đây là những thông tin rất bổ ích mà người bệnh tiểu đường nên biết. Chúc quý vị sức khoẻ. [center][b] Ăn kiêng và bệnh tiểu đường[/b][/center] Tiểu đường là một căn bệnh nan y, không thể hy vọng chữa khỏi nó một cách nhanh chóng. Những biến chuyển tích cực của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống, luyện tập, lòng kiên trì cũng như ý chí “chiến đấu” của bạn với căn bệnh nguy hiểm này. Thay đổi thói quen ăn uống hay áp dụng một chế độ ăn kiêng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Nhưng điều này cũng có thể đem lại cho bạn những ích lợi về mặt sức khỏe. Và tất nhiên, điều này phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn kiêng đó như thế nào (cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, số lượng…). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn kiêng lành mạnh nên hạn chế tới mức thấp nhất các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, các sản phẩm từ bơ sữa, các loại thịt gia súc và gia cầm. Trái lại, người tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung thêm chất xơ. Nên nhớ rằng, một chế độ ăn kiêng luôn phải áp dụng theo những loại thực đơn có chứa hàm lượng calo thấp hơn so với mức bình thường. Chưa dừng lại ở đó, những người áp dụng chế độ ăn kiêng, không chỉ đơn thuần giữ được “phom” chuẩn mà quan trọng hơn họ còn loại trừ được nguy cơ mắc bệnh béo phì, kẻ thù của căn bệnh tiểu đường. Tất cả những yếu tố trên, tuy không thể giúp bạn chữa khỏi hẳn căn bệnh tiểu đường nhưng sẽ giúp bạn “chung sống hòa bình” với nó. Bên cạnh đó, bạn cũng giảm được nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và dư thừa hàm lượng cholesterol trong máu. Nếu không may bạn là “nạn nhân” của căn bệnh tiểu đường, trước khi muốn áp dụng chế độ ăn kiêng, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng, để việc ăn kiêng đạt được hiệu quả và mang lại những ích lợi cho sức khỏe. Một dẫn xuất của vitamin B1 tổng hợp nhằm để chữa trị một căn bệnh về thần kinh lại có thể giúp ngăn chặn một số triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đó là những thông báo mới nhất của các nhà khoa học sau khi tiến hành thử nghiệm trên chuột. Nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc trường Cao đẳng Dược Albert Einstein, New York, đã phát hiện ra rằng khi họ sử dụng benfotiamine, một dẫn xuất của sinh tố B, trong 36 tuần trên chuột, chúng không hề bị phát triển các triệu chứng tổn thương võng mạc giống như các con chuột không được áp dụng benfotiamine. Bác sĩ Michael Brownlee, người chủ trì các nghiên cứu này, nói: ""Chúng tôi hy vọng có thể xác định được những triệu chứng tương tự trên người. Có thể những kết quả sớm nhất sẽ có trong năm nay"". Tai Mỹ, các biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường thường xuất hiện trên các bệnh nhân trong độ tuổi từ 20 đến 70. Các cục máu đông xuất hiện trên võng mạc là những biểu hiện thường thấy. Hiệp hội về căn bệnh tiểu đường Mỹ đã đánh giá rằng hàng năm có tới 12.000 đến 24.000 bệnh nhân bị mất thị giác vì những tác động của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu các bệnh nhân tiểu đường thường vượt ngưỡng. Nó có tác động rất xấu đến một số tế bào, đặc biệt là các tế bào thành động mạch. Các tế bào không thể điều chỉnh được lượng đường bị vượt ngưỡng và đó chính là tác nhân dẫn đến sự tổn thương của các tế bào, điển hình là tổn thương võng mạc và một số biến chứng khác. Các nhà khoa học tập trung vào hai hợp chất của tổn thương này. Chúng bị tác động bởi một enzyme có tên là transketolase. Hoạt động của enzyme này phụ thuộc vào vitamin B1. Việc kích hoạt enzyme này thông qua vitamin B1 rất được trông chờ, tuy nhiên, chúng cũng chỉ tăng thêm được khoảng 20%. Các nhà khoa học Đức đã gợi ý rằng có thể sử dụng sinh tố B tổng hợp, benfotiamine, và quả thực nó cho một kết quả không ngờ; tỷ lệ hoạt động của enzyme này tăng lên từ 300 đến 400%. Ông Brownlee nói: ""Đó quả là một điều vô cùng ngạc nhiên. Benfotiamine đã phong toả hầu hết các con đường dẫn đến biến chứng về võng mạc. Mặc dù được dẫn xuất từ sinh tố B, nhưng benfotiamine khác với vitamin. Chính vì thế, các bệnh nhân cũng không nên uống thật nhiều vitamin B1 để mà hy vọng"". Bác sĩ Francine Kaufman, Chủ tịch Hiệp hội căn bệnh tiểu đường Mỹ nói rằng phát hiện này rất thú vị. Nó đã phong toả được hầu hết các con đường dẫn tới các biến chứng đối với thành động mạch. Trước đây, benfotiamine từng được sử dụng tại Đức trong rất nhiều năm để chữa trị những căn bệnh về thần kinh, trong đó có cả các căn bệnh về thần kinh do biến chứng của bệnh tiểu đường, tuy nhiên hiệu quả của nó rất ít. Bác sĩ Kaufman nói: ""Còn cả một khoảng thời gian dài để có thể áp dụng trên người. Tuy nhiên, nó cũng rất đáng khuyến khích"". YOGA CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Lương Y Võ Hà Yoga là một khoa học cổ xưa của Ấn Độ có muc đích dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, cảm xúc và trí tuệ, hoà hợp giữa con người và vũ trụ. Bên cạnh những triết lý sâu xa về vũ trụ và nhân sinh Yoga cũng đã xây dựng nên hàng ngàn tư thế tập luyện thân thể. Ngoài những tác động đến những cơ, khớp và nội tạng, mỗi tư thế còn ảnh hưởng đến những tuyến nội tiết hoặc những luân xa nhất định để giúp người tập điều hoà thân và tâm hoặc để chữa bệnh trong những trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tư thế yoga truyền thống có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường và lối sống tĩnh tại ít vận động Bệnh tiểu đường là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Chứng tiêu khát có liên quan đến việc rối loạn khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là Tỳ Vị. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường type II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, về thực phẩm công nghiệp thì lối sống tỉnh tại, ít vận động nhưng lại nhiều áp lực tâm lý là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Qua nghiên cứu những đối tượng nam, những nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có tập thể dục đều đặn 5 lần mỗi tuần giảm chỉ còn phân nữa so với với nhóm người chỉ tập một lần mỗi tuần. Rèn luyện thân thể, vận động cơ bắp để giúp khí huyết lưu thông là điều kiện cơ bản để giữ gìn sức khoẻ. Riêng đối với bệnh tiểu đường sự vận động còn có ý nghĩa đặc biệt. Đông y cho rằng “Tỳ chủ hậu thiên" và "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục". Việc chuyển hoá thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp với việc khí hoá của Tỳ Vị. Phải năng vận động cơ bắp thì khí hoá của Tỳ Vị mới được bảo đảm và việc chuyển hoá thức ăn bao gồm chuyển hoá đường mới được cải thiện. Do đó một khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường là yêu cầu phải tăng cường vận động. Một số người đã khỏi bệnh, đã rời bỏ thuốc cho biết ngoài việc dinh dưỡng hợp lý họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động cơ thể hàng giờ hơn mỗi ngày và vẫn luôn phải duy trì chế độ nầy. Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy. Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường Thế đầu tựa gối Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác. Thế căng giãn lưng Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu. Thế rắn hổ mang Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu. Thế vặn cột sống Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại. Cơ chế tác dụng của các tư thế Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng. Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga. Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường. Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể. Lưu ý Nên tập Yoga trong lúc bụng trống để không ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và dễ thực hành các động tác cúi, ngữa. Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần. Mỗi tư thế có thể tập một hoặc nhiều lần trong mỗi buổi tập. Giữa mỗi tư thế nên thở sâu một vài hơi, kế tiếp thở đều hoà trước khi tập đến tư thế khác. Điều quan trọng của hơi thở sâu không phải là cố hít vào nhiều hơi mà là thở ra chậm, từ từ và cố ép sát bụng dưới khi thở ra. Thực hành các động tác phải chậm và từ từ để tránh bị sai khớp, trặt gân hoặc những tổn thương khác. Độ "căng giãn" hoặc "ép sát" sẽ được phát triển dần qua thời gian. Không nên quá cố gắng trong những lần đâu. Những động tác kéo căng và những hơi thở sâu có khả năng kích hoạt một số luân xa của cơ thể. Do đó liền sau mỗi buổi tập nên thực hành thư giãn từ10 đến 15 phút để phát huy việc thu nhận và phân phối năng lượng thông qua các luân xa cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Nằm xuống thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Hai tay để dọc 2 bên thân. Hít thở đều hoà. Thì thở ra chậm và dài hơn thì thở vào. Tập trung tư tưởng quan sát hơi thở vào và ra. Trong thì thở ra có thể nhẩm trong tâm ý nghỉ "buông lõng toàn thân". Những phụ nữ có thai không nên tập các tư thế trong bài. Những động tác Yoga không có giá trị thay thế các loại thuốc đang sử dụng. Việc gia giảm liều lượng thuốc tuỳ theo diễn tiến của bệnh phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ điều trị./. Hỏi - đáp từ Bác sĩ: Thưa bác sĩ, tôi là một bệnh nhân mắc tiểu đường. Nghe nói nếu áp dụng chế độ ăn kiêng có thể chữa khỏi bệnh này? Điều này có đúng không? Nếu đúng, xin bác sĩ chỉ giúp tôi thế nào là thực đơn ăn kiêng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường? Xin cảm ơn. Trả lời: Thật tiếc khi phải nói với bạn rằng, tiểu đường là một căn bệnh nan y, không thể hy vọng chữa khỏi nó một cách nhanh chóng. Những biến chuyển tích cực của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống, luyện tập, lòng kiên trì cũng như ý chí “chiến đấu” của bạn với căn bệnh nguy hiểm này. Thay đổi thói quen ăn uống hay áp dụng một chế độ ăn kiêng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Nhưng điều này cũng có thể đem lại cho bạn những ích lợi về mặt sức khỏe. Và tất nhiên, điều này phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn kiêng đó như thế nào (cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, số lượng…). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn kiêng lành mạnh nên hạn chế tới mức thấp nhất các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, các sản phẩm từ bơ sữa, các loại thịt gia súc và gia cầm. Trái lại, người tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung thêm chất xơ. Nên nhớ rằng, một chế độ ăn kiêng luôn phải áp dụng theo những loại thực đơn có chứa hàm lượng calo thấp hơn so với mức bình thường. Chưa dừng lại ở đó, những người áp dụng chế độ ăn kiêng, không chỉ đơn thuần giữ được “phom” chuẩn mà quan trọng hơn họ còn loại trừ được nguy cơ mắc bệnh béo phì, kẻ thù của căn bệnh tiểu đường. Tất cả những yếu tố trên, tuy không thể giúp bạn chữa khỏi hẳn căn bệnh tiểu đường nhưng sẽ giúp bạn “chung sống hòa bình” với nó. Bên cạnh đó, bạn cũng giảm được nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và dư thừa hàm lượng cholesterol trong máu. Nếu không may bạn là “nạn nhân” của căn bệnh tiểu đường, trước khi muốn áp dụng chế độ ăn kiêng, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng, để việc ăn kiêng đạt được hiệu quả và mang lại những ích lợi cho sức khỏe. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường Hỏi: Ba tôi bị bệnh tiểu đường típ II, xin chỉ dẫn dùm các loại thức ăn nên và không nên dùng dành cho người bệnh. Xin chân thành cảm ơn! (Huỳnh Thảo - 481B Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh) Đáp: Tiểu đường típ II thường gặp ở những người bệnh trên 40 tuổi, béo phì; diễn biến bệnh thường xảy ra từ từ, ít khi có các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân. Mục đích điều trị nhằm duy trì lượng đường trong máu bằng hoặc dưới 1,4 g/l. Đối với đái đường típ II, nguyên tắc điều trị là dùng chế độ ăn thích hợp, nếu không kết quả mới dùng thuốc. Chế độ ăn là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh đáo tháo đường, bất kì ở tuổi nào, nhiều thể nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã làm giảm được các triệu chứng lâm sàng, giúp điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa, phục hồi và duy trì khả năng lao động của người bệnh. Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng Protid, Gluxit, Lipit cần thiết cho cơ thể gần với điều kiện bình thường, ở mức độ Protide từ 16-20%, Gluxit 50-60 %, Lipid 20-30 %. Cụ thể: - Đối với người béo: tổng số calori từ 1.500-1.750 calori, trong đó Gluxit khoảng 150- 120g, Lipid: 50-60g, Protit 100-120g. Trong điều kiện hoàn toàn nghỉ ngơi, yên tĩnh, 1 kg cân nặng lý tưởng phải được cấp 20-25 calori; lao động đi lại vừa phải cần 30 calori; lao động nặng làm việc nhiều cần 35 calori. - Đối với bệnh nhân gầy: số lượng calori phải tăng hơn với tổng calori cần là 2.500-3.500. Trong điều kiện hoàn toàn nghỉ ngơi, 1 kg cân nặng cần 35 calo; khi vận động nhiều cần 40-50 calo; khi cân nặng bình thường cần giảm tổng số lượng calo. Đây là một số nguyên tắc chung, việc thay đổ chế độ ăn phải theo sở thích, khả năng tài chính và khẩu vị của từng bệnh nhân. Các mục tiêu của calo cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng, giảm calo chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo. Một số yêu cầu cần đạt được: - Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, các thành phần thức ăn có thể trao đổi nhau cho phép bệnh nhân tạo ra một bữa ăn phù hợp và vẫn có thể tự do lựa chọn. - Thành phần món ăn: thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người đái đường không cố định, các hydrat cacbon (55-60%), protein (10-20%), phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật. - Thức ăn có sợi gồm đậu, rau; thức ăn có chất keo, cám có thể làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. - Sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. - Không uống rượu và các nước ngọt có gaz; hoạt động thể lực cần được điều tiết phù hợp. - Chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.Bên cạnh đó có thể cho bệnh nhân sử dụng 1 số loại TPCN có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tôt đối với bệnh tiểu đường,đặc biệt là khả năng tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. HỎI: Tôi năm nay 52 tuổi. Gần đây tôi nghe thấy tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường và mỡ trong máu ngày càng có xu hướng gia tăng. Xin Dược sỹ cho biết tình hình căn bệnh này hiện nay như thế nào ? ĐÁP: Trong vài thập niên gần đây số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Ước tính trên thế giới có khoảng 150 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tăng đến 200 triệu người vào năm 2025. Điều đáng lo ngại là có đến 50% số bệnh nhân không biết rằng mình đã mắc bệnh nên không được chữa trị kịp thời. HỎI: Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe con người? ĐÁP: Đối với đái tháo đường type2 thường không rõ ràng chỉ khi xét nghiệm máu mới phát hiện bị bệnh. Khi bệnh đã nặng hoặc đái tháo đường type1 sẽ là các triệu chứng như: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và gầy nhanh... Bệnh tiểu đường không điều trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh nhồi máu cơ tim... Bệnh có thể gây tử vong. Bên cạnh tiểu đường thì lipit trong máu cao cũng rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Bởi khi các loại lipit có hại tăng sẽ có sự lắng đọng các chất này ở thành mạch máu gây xơ vữa động mạch, thu hẹp lòng mạch máu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. HỎI: Nên làm thế nào để phòng bệnh tốt nhất? ĐÁP: Kiểm tra thường xuyên đường huyết và lipid máu. Tập luyện thể dục và dinh dưỡng hợp lý. Nên giảm ăn mỡ động vật thay vào đó nên ăn nhiều dầu thực vật, ăn nhiều cá và rau xanh, đặc biệt hạn chế ăn đường không có lợi cho sức khỏe và bệnh tiểu đường hay mỡ trong máu. Ngoài ra trên thị trường còn có các loại thuốc và thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị tiểu đường và mỡ trong máu, trong đó có thực phẩm chức năng Antibet es của nhà sản xuất Vina-Link Group,rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường trong việc tăng sức đề kháng,........ Dùng hoa quả trị bệnh tiểu đường Tiểu đường là căn bệnh do quá trình trao đổi đường glucô trong cơ thể bị rối loạn. Đây là bệnh mãn tính thừơng gặp ở độ tuổi trung niên,khoảng 40 - 60 tuổi. Do ảnh hưởng của môi trường hoặc di truyền đã làm cho cơ thể thiếu đi chất insulin dẫn đến việc trao đổi đường glucô, mỡ và chất abumin bị rối loạn, từ đó lượng đường sẽ theo nước tiểu ra ngoài, dần dần ảnh hưởng làm suy giảm chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu Đông y cho rằng, ngoài yếu tố thể chất, nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường liên quan đến việc ăn nhiều chất ngọt, béo ủ thành nội nhiệt, hoặc vì tinh thần phiền muộn dẫn đến hao tổn phổi, thận và dạ dày. Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như: quả lê, quả sung, thù du, vỏ dưa hấu, vỏ bí đao…Bạn thử dùng 30g thù du, cùng 20g ngũ vị tử, ô mai, thương truật mỗi loại, đem sắc với 2 lít nước còn 1 lít, phân ra 3 lần uống trong mỗi ngày. Để đạt hiệu quả chữa trị cao, bạn nên uống nước nóng trước khi ăn. Bạn cũng có thể ép quả lê tươi để lấy nuớc, sau đó thêm một lượng mật ong tương ứng rồi đem sắc thành nước mật đường, uống hằng ngày sẽ rất tốt cho căn bệnh của bạn. Chỉ càn 30g vỏ dưa hấu, vỏ bí đao và 12g rễ cây quất lâu năm, bạn sẽ có những cốc nước thanh nhiệt, tiêu thấp, lợi tiểu, và chữa được bệnh tiểu đường khi sắc nước uống hai lần trong một ngày. Ngoài ra, còn có một số bài thuốc khác có tác dụng chữa bệnh tiểu đường như: cá trạch và lá sen khô tán bột, nhựa cây đào, quả mận, lá cây lựu… Kết hợp với việc chữa bệnh bằng hoa quả, bạn cần phải thường xuyên vận động cơ thể để tăng cường sức khoẻ, đồng thời ăn uống theo chế độ phù hợp để bệnh có thể phục hồi một cách nhanh chóng. Uống sữa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - Uống nửa lít sữa mỗi ngày có thể giúp con người chống lại bệnh tiểu đường và bệnh tim, theo như một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh. Một nhóm các nhà nghiên cứu xứ Welsh nhận thấy rằng các sản phẩm từ sữa làm giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hoá – nhóm triệu chứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong một nghiên cứu kéo dài 20 năm đăng trên Tạp chí Dịch tễ học và Sứd khỏe cộng đồng (Journal of Epidemiology and Community Health), các rối loạn chuyển hoá làm tăng nguy cơ tử vong lên 50%. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn các sản phẩm từ sữa từ hai đến ba bữa mỗi ngày. Một nghiên cứu ở ĐH Cardiff tiến hành trên 2,375 người từ 45 đến 59 tuổi được xếp vào nhóm có các rối loạn chuyển hóa khi có từ hai triệu chứng trở lên như tăng đường huyết, rối loạn insulin, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, dư cân hay cao huyết áp. Trong suốt hơn 20 năm, những thống kê điều tra về dinh dưỡng đã được ghi chép mỗi tuần dùng để đánh giá số lượng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được nhóm người trên sử dụng. Ở giai đoạn đầu cuộc nghiên cứu, 15% số người nói trên đã mắc bệnh rối loạn chuyển hóa và có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao gần gấp đôi, và nguy cơ bị tiểu đường cao gấp 4 lần nhóm người bình thường. Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và tiểu đường ở nhóm này thấp hơn 62% nếu họ uống từ nửa lít sữa mỗi ngày trở lên và tỉ lệ này là 56% thấp hơn nếu thường xuyên ăn các sản phẩm từ sữa Ăn càng nhiều sản phẩm từ sữa thì nguy cơ phát bệnh càng thấp. Khẩu phần dinh dưỡng lành mạnh Trưởng nhóm nghiên cứu, GS.Peter Elwood, nói rằng mức tiêu thụ sữa tại Anh quốc tụt giảm so với 25 năm trước đây kèm theo mối quan ngại rằng điều đó tác động lên sức khỏe. GS kết luận sản phẩm sữa là một phần trong khẩu phần dinh dưỡng lành mạnh và nên khuyến khích việc sử dụng sữa. "Các số liệu thống kê hiện có củng cố thêm bằng chứng là sữa và các sản phẩm sữa phù hợp để đưa vào trong bản danh mục các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe" Jemma Edwards, Cố vấn điều trị Hội Tiểu đường Anh, cho rằng không nên ăn quá nhiều sản phẩm sữa nguyên kem để nhằm chỉ để phòng tránh tiểu đường type 2 mà nhấn mạnh điều quan trọng là một khẩu phần cân đối và hoạt động thể chất. Bà nói : "Các kết quả của cuộc nghiên cứu này rất thú vị” "Các sản phẩm sữa là một phần quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng cân đối lành mạnh và chúng tôi khuyến khích mọi người dùng 2 hoặc 3 bữa ăn có sữa ít béo mỗi ngày" "Mỗi bữa nên dùng khoảng 200 ml sữa, một hũ sữa chua nhỏ hay một miếng phô-mai cỡ hộp diêm. "Duy trì thể trọng hợp lý qua chế độ ăn và hoạt động thể chất là điều quyết định làm giảm nguy cơ tiểu đường type 2 Người bệnh tiểu đường nên ăn đúng cách Người bệnh tiểu đường lúc nào cũng phải tính toán nên ăn ngày mấy bữa, mỗi bữa phải ăn thế nào? Chuyện đó bây giờ không còn căng thẳng như xưa. Lời khuyên người bệnh nên ăn ngày 3 bữa và đúng giờ răm rắp hiện không còn giá trị tuyệt đối như ngày xưa nhờ thuốc hạ đường huyết bây giờ tác dụng tương đối nhanh. Nhiều loại có thể uống ngay trước, trong hay sau bữa ăn nên người bệnh không còn kẹt giờ ăn vì phải gắn liền với thời điểm uống thuốc cho kịp tác dụng như trước đây. Ăn bao nhiêu bữa tùy thuộc vào tình trạng đường huyết của bệnh nhân cao hay thấp. Nói một cách cụ thể, mục tiêu của việc phân bố hợp lý các bữa ăn là nhằm ức chế cảm giác đói bụng để người bệnh đừng vì quá thèm ngọt mà “phá giới”. Người chưa kiểm soát được cảm giác đói, nghĩa là đường huyết chưa hoàn toàn ổn định, nên có 5 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa chính nhưng cần chọn một trong hai mô hình dưới đây: – Với người có lượng đường huyết cao thì khẩu phần của các bữa ăn phụ phải tập trung vào thực phẩm ít mang lại năng lượng và dồi dào chất xơ như măng ta, xà lách, dưa chuột, rau dền, bí rợ… để no bụng mà không bị tăng cân. – Với người dễ tụt đường huyết, chẳng hạn nhóm tiêm insulin thì bữa ăn phụ nên có thêm chút bánh ngọt hay trái cây, tốt nhất là trái cây sấy khô, để vừa thêm chất xơ, vừa tránh tình trạng đường huyết tụt quá thấp trước bữa ăn chính. Một số thầy thuốc khuyên người bệnh tiểu đường không nên ăn quá no trong bữa cơm chiều để tránh tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi tối, vừa nguy hiểm, vừa khiến bệnh nhân dễ mất ngủ, đau nhức, khó chịu… Lời khuyên đó không sai nhưng thường đúng hơn ở các nước phương Tây, còn với bối cảnh sinh hoạt của nước mình thì không hoàn toàn thích hợp vì: – Nhiều người xứ mình có thói quen ăn cơm chiều tương đối sớm. Nếu ăn không no dễ bị hạ đường huyết giữa đêm khuya. – Phần lớn người dân Âu, Mỹ không phải làm việc hay vận động sau bữa cơm chiều nên nếu ăn không quá no cũng không sao vì đường huyết nào có được tiêu thụ. Ngược lại, người bệnh tiểu đường ở nước ta ít khi ngồi yên sau bữa ăn chiều. Không ít người theo đúng lý thuyết ăn lưng lửng buổi chiều, đến tối dễ ngất xỉu vì tụt đường huyết. Nhưng cũng không nên vì thế mà ăn quá no trong bữa cơm chiều vì như đã phân tích nhiều lần, nếu không có cách tiêu thụ năng lượng sau bữa ăn thì đó là nguy cơ không chỉ tăng đường huyết mà thậm chí dễ tăng chất mỡ trong máu và dẫn đến béo phì. Thay vì bữa cơm chiều, người bệnh tiểu đường, nếu đường huyết ổn định, nên chú ý nhiều hơn vào bữa điểm tâm sao cho vừa no bụng, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bữa ăn lót lòng của người bệnh tiểu đường vì thế càng đa dạng càng tốt, càng có nhiều chất xơ trong rau quả càng tốt. Được như vậy thì người bệnh không bị cảm giác đói dằn vặt suốt ngày. Người bệnh tiểu đường phải tránh thói quen chỉ uống cà phê buổi sáng mà không ăn, cà phê có thể làm tỉnh táo ít giờ nhưng sau đó lại là lý do làm tụt đường huyết và gây tình trạng mệt mỏi tinh thần, đói bụng cồn cào đi kèm cảm giác thèm ngọt. Chung sống với bệnh tiểu đường Tiểu đường đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội. Khi đã bị bệnh, không có cách chống đỡ nào hơn là chung sống hoà bình với nó. Nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường theo cách hiểu đơn giản và thông thường chính là do ăn quá nhiều chất đạm, chất béo khiến lượng đạm trong cơ thể không chuyển hoá hết và buộc phải “tống” ra ngoài. Do vậy, người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường khổ sở nhất là vấn đề ăn uống. Những khó khăn mà họ thường gặp phải là: - Không được ăn, uống nhiều những món ăn nhiều đạm mà họ ưa thích. - Không được ăn nhiều chất bột gạo (một điều khó khăn đối với người Việt Nam) - Nhanh đói - Không hiểu rõ về lượng đạm trong khẩu phần họ ăn hàng ngày khiến việc lựa chọn thực phẩm thích hợp gặp nhiều khó khăn. - Không vạch được kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày đảm bảo yêu cầu lượng đạm ít, nhiều chất xơ mà vẫn không làm thiếu hụt nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Khắc phục những khó khăn đó, bạn có thể tham khảo sự thật về một số thực phẩm sau đây: - Đường và tinh bột: đây là một vấn đề cần được tính toán khi lên thực đơn. Các chuyên gia cho rằng một lượng đường nhỏ là thích hợp khi chúng là một phần trong bữa ăn của bạn. - Đồ uống có cồn: Người mắc tiểu đường có thể uống rượu không? Câu trả lời là bạn cần kiểm soát được lượng rượu uống trong bữa ăn của mình. Và chỉ uống rượu trong bữa ăn (không uống rượu suông). Tốt nhất nên trao đổi với bác sỹ về nhu cầu và thói quen của mình. - Các loại chất làm ngọt nhân tạo: Những chất này có thể thay thế cho đường nhưng cần lưu ý lượng calo cao, thực phẩm chế biến có bổ sung đường. Những loại thực phẩm được tuyên bố là “không có đường” hoặc “không có lượng đường bổ sung” có thể có rất nhiều hydrat-cacbon. Vì vậy, biết cách đọc nhãn mác thực phẩm rất quan trọng. Một số lời khuyên để xây dựng một thực đơn có lợi cho sức khoẻ Hãy trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn cho người tiểu đường. Nếu kế hoạch đó bao gồm những thực phẩm bạn không thích hay những thực phẩm bạn ít sử dụng đều khiến bạn không hứng thú với kế hoạch của mình. - Ăn đa dạng các loại thức ăn: Một đĩa thức ăn nhiều màu sắc khác nhau sẽ giúp bạn có thêm dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm bao gồm lượng những lựa chọn thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như hoa quả, rau xanh… - Hạn chế lượng muối: Ăn mặn có thể gây ra các vấn đề về huyết áp. Tránh các loại thực phẩm ăn nhanh đóng gói. Thay thế muối bằng các loại gia vị khác. - Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, như bơ, mỡ động vật, và pho mát. Những loại thực phẩm này làm tăng thêm lượng cholesterol. Thay vào đó, tìm kiếm các loại chất béo có lợi, như các loại chất béo omega-3 trong cá và các loại dàu thực vật. - Ăn nhiều chất xơ. Những nguồn tốt nhất là các loại bánh mỳ trắng nguyên chất, ngũ côc có chất xơ cao, các loại rau, và các loại thực phẩm bổ sung chất xơ. thực phẩm chứa chất xơ có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường máu. - Theo dõi khẩu phần. Chỉ ăn lượng thực phẩm theo đúng như kế hoạch bữa ăn của bạn. ăn lượng thực phẩm tương ứng mỗi ngày. - Sắp xếp bữa ăn: Ăn các bữa trong khoảng từ 4 đến 5 giờ. Không được bỏ bữa. Ăn các bữa chính và bữa phụ theo một thời gian thường xuyên. Nếu bạn dùng thuốc ăn kiêng, hãy ăn và uống thuốc cùng thời gian mỗi ngày. Nếu bạn là người năng động, cuộc sống luôn cuốn hút bạn vào các hoạt động xã hội, cần chú ý cách lựa chọn thực phẩm sau: - Tránh các món ăn được gọi là “jumbo”,” giant”, “deluxe”, hoặc “super-sized” bởi chúng rất giàu calo. - Chọn các loại bánh sandwich có chứa thịt nướng, như thịt gà tây hoặc thịt gà. Tránh các loại bánh chứa nhiều kem, như xốt ma-don-ne. Bổ sung hương liệu của rau diếp, cà chua, và hành. - Một loại salad có thể là một lựa chọn tốt. Nhưng, cần quan sát các loại bánh có chứa hàm lượng chất béo cao, như các lớp kem ngoài, các mẫu thịt lợn xông khói, và các loại bánh mỳ nướng dùng với xúp. - Chọn món bánh thịt chiên mềm Mexico và các loại thực phẩm tươi khi bạn ăn các loại thực phẩm Mexico. Hãy chọn thịt gà thay cho thịt bò. Số lượng lớn rau diếp, cà chua, và salsa.Dễ dàng chọn lựa trong pho mát, giấm, kem và đậu khô. - Chọn các loại bánh pizza mỏng vỏ với lớp rau. Hãy tự giới hạn cho bản thân bạn ở mức một hoặc hai lát. Loại bỏ thịt và bổ sung thêm pho mát, loại góp phần tăng calo, chất béo và natri Bạn có thể tham khảo Antibetes tại : http://www.vatgia.com/raovat/4304/818051/antibetes-giai-phap-an-toan-va-hieu-qua-cho-suc-khoe-nguoi-bi-tieu-duong.html hoặc:http://www.vatgia.com/raovat/4304/825563/delta-immune-giai-phap-toi-uu-tu-thien-nhien-cho-suc-khoe-gia-dinh-ban.html Hoặc www.vina-link.com.vn Chúc bạn cùng gia đình sức khoẻ Thân ái.
NỘI THẤT XUÂN HÒA - HÒA PHÁT - FAMI - 190
NỘI THẤT XUÂN HÒA - HÒA PHÁT - FAMI - 190
Trả lời 14 năm trước
chao bac .voi benh tieu duong cua bac toi biet mot nguoi rat gioi co the giup bac khoe manh .vi ong ay da chua cho rat nhieu nguoi .dt 0912074280
pham binh
pham binh
Trả lời 14 năm trước
Xin chào ! Tôi có thể giúp bạn hỗ trơ điều trị căn bệnh một cách hiêu quả nhất ! tôi xin đảm bảo sức khỏe cua bạn sẽ được cải thiện môt cach tôt nhất có thể ! Nếu bạn quan tâm thì tôi nghĩ đây là môt cơ hoi tuyệt vời để bạn cải thiện sức khỏe của mình và bạn sẽ đươc chăm sóc và tư vấn đầy đủ nhất ! xin liên he qua số điện thoại 0904253368 hoặc địa chỉ imall dungtram1991@yahoo.com ! Cảm ơn bạn đã quan tâm !
Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Anh Tuấn
Trả lời 14 năm trước
[:)]Chẳng có cách nào tốt hơn bằng cách "Bệnh thì phải dùng thuốc", mang theo "vũ khí" bên mình là cách bảo vệ mình tốt nhất bác a. Xem>>[url=http://two.xthost.info/atuan2b/tieuduong.gif]http://two.xthost.info/atuan2b/tieuduong.gif[/url]
Mr Đức
Mr Đức
Trả lời 11 năm trước

Xin chia buồn với bạn. Tôi trước đây cũng bị tiểu đường. Dù bữa ăn có giảm lượng tinh bột, uống nhiều nước. Nhưng cũng k cải thiện được bệnh tình mấy. Các bác sĩ kê đơn r nhiều thuốc tây. Vì quá lạm dụng nên có thơi gian tôi bị suy thận. Uống thuốc suy thận 1 tg thì bị vấn đề về khớp. May mắn được cậu em làm bên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Có giới thiệu cho sản phẩm Nước Diệp Lục và dòng thảo dược Ấn Độ. Trong tháng đầu tôi dùng kết hợp 1 bộ sản phẩm. kết quả r bất ngờ. Chỉ sau 1 tháng, bác sĩ đã giảm lượng thuốc tây vì lượng đường trong máu của tôi giảm đáng kể. Chưa kể bệnh suy thận của tôi cũng được cải thiện. Nếu bạn quan tâm, đây là số cậu em tôi. E công 01234019898. R mong những thông tin này phần nào giúp bạn cải thiện được sức khỏe

Nguyễn Ngọc Anh
Nguyễn Ngọc Anh
Trả lời 10 năm trước

Chào bạn!

Đã có giải pháp cho bệnh tiểu đường là bổ sung các khoáng chất như Chrom, Mangan, Kẽm, Vanadium và các Vitamin như Vitamin B12, C, D, E sẽ giúp người bệnh tiểu đường duy trì lượng đường trong máu ở mức hợp lý và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Bạn liên hệ theo số điện thoại 0918 850 389 để được tiếp cận giải pháp này.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh tiểu đường!