Những điều nên và không nên làm khi trẻ bị sốt?

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Tôi thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao? Xin cho tôi biết những điều nên và không nên làm khi trẻ bị sốt?
Con Nan
Con Nan
Trả lời 15 năm trước
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Có người vội vàng mặc thêm cho bé áo, bên ngoài lại quấn thêm một cái khăn lông dày làm trẻ càng nóng hơn. Có người thấy trẻ bị sốt cao co giật thì luýnh quýnh, nghe mọi người xung quanh mách bảo vội vàng nặn chanh vào mắt và miệng bé làm bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc bị nghẹt thở. Hoặc có người thì dùng nước bỏ đá cục vào để lau mát hạ sốt cho bé. Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40oC trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não. Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39oC thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế. [b] Lau mát hạ sốt cho bé khi:[/b] - Bé bị sốt cao trên 40oC. - Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật. Chuẩn bị dụng cụ: - 5 khăn nhỏ để lau mát. - Thau nước ấm. - Nhiệt kế. Thực hiện: - Đặt bé nằm ngửa trên giường. - Cởi bỏ quần áo trẻ. - Lấy nhiệt độ bé. - Rửa tay. - Chuẩn bị nước lau mát: Cho ít nước lạnh vào trong thau. + Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh. + Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé. - Lau mát + Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. + Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. + Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi. + Thay khăn mỗi 2-3 phút. + Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. + Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC. + Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ. [b] Những điều không nên làm:[/b] - Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt. - Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ. - Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ. - Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Ứng phó khi con bị sốt

1. Con bị sốt dưới 38 độ

Sau khi kẹp nhiệt độ cho con, nếu thấy thân nhiệt của trẻ dưới 38 độ là con bị sốt nhẹ. Các mẹ hãy cho con mặc quần áo thoáng mát và chú ý theo dõi sự thay đổi thân nhiệt. Cho con uống nhiều nước cũng là cách giúp con nhanh hạ sốt rất tốt.

2. Con bị sốt dưới 39 độ

Khi đo thân nhiệt và thấy con sốt khoảng 39 độ, các mẹ cần nhanh chóng cởi bớt quần áo cho con để dễ thoát nhiệt. Nên cho con nằm tại phòng thoáng và cho con uống nhiều nước.

Các mẹ cũng nên chuẩn bị loại khăn có khả năng thấm nước tốt và một chậu nước ấm (như nước mẹ thường tắm cho trẻ) để lau người cho con, chủ yếu là ở hai bên bẹn và khắp người.Làm như vậy cũng sẽ giúp con hạ sốt.

3. Con bị sốt trên 39 độ

Khi con có thân nhiệt trên 39 độ tức là con bị sốt nặng. Các mẹ cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt cho con và đưa con tới các cơ sở y tế. Khi bị sốt, cơ thể con sẽ bị mất nước và muối nên việc bổ sung các loại vitamin và nước cho con rất quan trọng.

Trong thời gian bị sốt, con sẽ chán ăn nên các mẹ hãy chú ý chia thành nhiều bữa nhỏ và tăng cường cho con uống sữa để tránh mất nước và sụt cân.


Chăm sóc khi con bị sốt

Để giúp con không bị sốt, các mẹ hãy chú ý tới không khí trong phòng. Để nhiệt độ vừa phải giúp làm giảm thân nhiệt cho trẻ.

Tăng cường cho con uống nước mát như nước cam, chanh và hạn chế cho con uống đồ uống có ga.

Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé.Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.

Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.

Một số cách hạ sốt cho con không nên dùng:

- Tránh dùng thuốc hạ sốt khi con sốt dưới 38 độ

- Tránh mặc quá nhiều đồ và tránh đắp nhiều chăn cho con vì điều này sẽ làm con sốt cao hơn

- Tự ý cho con dùng siro mà không hỏi ý kiến của bác sĩ

- Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở.