Những bệnh thông thường nào hay gặp ở trẻ vào mùa đông?

Tháng 11 cũng là khi bắt đầu vào đầu đông, thời điểm nhạy cảm rất dễ gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp ở mọi người và đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bài viết này mình sẽ đưa ra một số bệnh thông thường và lời khuyên để giúp các phụ huynh phòng chống bệnh cho trẻ tốt hơn.

          Cảm mạo:

          Triệu chứng: Nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, sợ lạnh, sợ gió, ho, toàn thân mệt mỏi và khó chịu, nặng tiếng, lưỡi có rêu trắng,...

          Cách phòng bệnh: Giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài, rửa mũi sạch sẽ hàng ngày, ăn nhiều đồ mát dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh những nơi có gió lùa và ban đêm chú ý đắp chăn tránh để lạnh.

          Viêm mũi:

          Triệu chứng: Ngứa mũi, tắc mũi, chảy nước mũi trong, khi thay đổi thời tiết thì hắt hơi, sốt khoảng 39 độ C, nặng đầu, nhức mỏi chân tay,... Ở các bé sơ sinh, do mũi lỗ mũi còn nhỏ nên dễ bị tắc gây khó thở, hay quấy khóc, khó chịu, sinh ra hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hốc mũi sưng đỏ và nhiều dịch mũi chảy.

Cách phòng bệnh: Vệ sinh vùng tai mũi họng đúng cách, bổ sung các loại rau xanh, giữ ấm vùng cổ, sử dụng khẩu trang khi ra đường tránh khói bụi,...

          Viêm V.A (sùi vòm mũi họng)

          Thường xuất hiện ở từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi và có thể gặp ở trẻ lớn hơn.

          Triệu chứng: Thường bị sốt cao khoảng 38-40 độ C, ban đầu chảy mũi trong loãng sau đó thì chảy mũi nhầy, mủ. Khi đi ngủ thì thường bị ngạt mũi, hắt hơi. Ngoài ra còn kèm theo ho và có thể ho trầm trọng từ biến chứng viêm phế quản, mệt mỏi, lười ăn,...

          Phòng tránh: Giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ, rửa mũi và hút mũi đúng cách, giữ ấm cho trẻ, tránh những đồ lạnh,...

          Viêm amidan:

          Triệu chứng: Cảm thấy khó nuốt, đau họng, ho, đau đầu, đau mắt, đau nhức cơ thể, lạnh sốt cao 39-40 độ C, đau họng, sưng cổ, có đờm vướng cổ, biếng ăn, biếng chơi,...Bệnh rất có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

          Phòng tránh: Giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi, hút mũi, giữ cho trẻ đủ ấm đặc biệt là cổ và tay chân, tránh xa môi trường khói thuốc bụi bẩn, hạn chế ăn đồ lạnh.

          Viêm họng cấp: Nguyên nhân chính được gây ra bởi liên cầu khuẩn nhóm A thường gặp ở cả người lớn à trẻ nhỏ

          Triệu chứng: Sốt cao 38-40 độ C, rát họng, khi nuốt thì đau họng, khan tiếng, mất tiếng. Bệnh có thể gây ra biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ.

          Phòng bệnh: Súc họng sáng tối hàng ngày với nước muối, tắm bằng nước ấm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ,...

          Viêm phế quản:

          Triệu chứng: Ho ra đờm trắng, dễ khạc, nhức đầu, sốt cao, ớn lạnh, ngứa cổ, tức ngực,...

          Phòng bệnh: Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ đúng cách, sử dụng khẩu trang tránh khói bụi và cần đến bệnh viện thăm khám để chữa trị kịp thời tránh để dẫn đến biến chứng.

          Bệnh suyễn (hen phế quản)

          Có yếu tố di truyền, yếu tố thời tiết đổi mùa, nhiễm lạnh,... gây ra.

          Triệu chứng: Ho, khó thở, tiếng thở khò khè, môi tím,...

          Những trường hợp khó thở cấp tính cần được điều trị kịp thời, tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây nên dị ứng,...

          Sốt xuất huyết: Căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến, bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất.

          Triệu chứng: Đột ngột sốt cao và liên tục tù 1-6 ngày, người mệt mỏi, biểu hiện xuất huyết nhẹ với các chấm xuất huyết dưới da, đau họng kèm với hiện tượng nổi ban, trẻ bị mệt li bì, chân tay lạnh, nôn mửa hay đi tiểu ra máu,...

          Phòng tránh: Dọn dẹp xung quanh nhà, đổ bỏ các chum đựng nước, phun thuốc diệt muỗi, dùng các dụng cụ như vợt bắt mũi, các loại thuốc bôi tránh mũi, mặc quần áo dài, đi ngủ mắc màn, khôi cho trẻ ở những nơi ẩm thấp,

Xem thêm sản phẩm về dụng cụ hút mũi nhé: https://www.vatgia.com/home/d%E1%BB%A5ng+c%E1%BB%A5+h%C3%BAt+m%C5%A9i.spvg

Cặp nhiệt độ theo dõi nhiệt độ cơ thể bé: https://www.vatgia.com/home/c%E1%BA%B7p+nhi%E1%BB%87t+%C4%91%E1%BB%99.spvg

Thuốc xịt diệt muỗi, côn trùng ở link này nhé: https://www.vatgia.com/home/quicksearch.php?keyword=thu%E1%BB%91c+x%E1%BB%8Bt&iCat=900

         

Chưa có câu trả lời nào