Nhận biết bớt lành- bớt độc bằng cách nào?

Trẻ sơ sinh khi được sinh ra thường hay có vết bớt trên một số vùng da trên cơ thể và tuy nhiên không phải những vết bớt đó cũng là bớt lành . Sau một thời gian những vết bớt lành sẽ mờ dần và biến mất. Vậy nhận biết “bớt lành – bớt độc” bằng cách nào? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.

Bớt lành là loại bớt ở bề ngoài của bé nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bớt lành có 2 loại:

  1. Bớt nhạt

Những vết bớt này thường có màu hồng nhạt, xuất hiện nhiều ở phần trán và mí mắt. Chỉ sau 1 thời gian ngắn những vết bớt này sẽ dần biến mất.

  1. Bớt xanh( hay còn gọi là chàm xanh)

. Loại bớt này là bớt sắc tố, màu xanh xám, trơn bóng và phẳng thường xuất hiện ở mông phần lung của bé. Tới tuổi trẻ đi học thì vết bớt này sẽ nhạt dần và biến mất mà không cần một biện pháp chữa trị nào. Vết bớt này không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé. Các mẹ có thể yên tâm hoàn toàn.

Bớt độc

  1. Nốt ruồi hắc tố bẩm sinh

Theo thống kê cho biết rằng  thì có khoảng 1% trẻ sơ sinh trên thế giới xuất hiện loại mụn ruồi hắc tố bẩm sinh này và sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh u sắc tố nên cha mẹ cần chú ý theo dõi con nhé.

  1. Bớt cà phê sữa

Loại mụn này sẽ có màu giống màu cà phê và hình oval thường xuất hiện ở thân hoặc mông của bé. Theo thời gian bé phát triển thì loại bớt này càng lớn, càng đậm màu hơn. Tuy nhiên nếu như thấy vết bớt này có dấu hiệu bất thường thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viên da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

  1. Bớt đỏ. Loại bớt này có màu đỏ đậm . Thường xuất hiện nhiều  nhất là ở mặt và gáy. Nếu như loại bớt này mọc ở mí mắt, mẹ cần để phòng bởi vì có thể khiến bé mắc bệnh glocom – bệnh tăng nhãn áp. Lúc này cần phải đưa bé đến bệnh viện để có thể can thiệp chữa trị bằng thuốc và các phương pháp khác nhau.

Nếu như thấy con có bớt thì hãy hỏi ý kiến và sự tư vấn của những người trước có kinh nghiệm, và cần thiết thì hãy tới gặp các bác sĩ để kịp thời chuẩn đoán và chữa trị cho con các bố mẹ nhé!

Chưa có câu trả lời nào