Làm sao để có thể điều trị táo bón ở trẻ?

Bùi Văn Đăng
Bùi Văn Đăng
Trả lời 15 năm trước
Hướng dẫn điều trị táo bón Táo bón là một vấn đề rất phổ biến và gây khó chịu ở trẻ em. Nó thường được định nghĩa là các khó khăn và đau đớn khi đi tiêu hoặc không đi tiêu trong đến nhiều ngày. Táo bón phổ biến nhất gây ra bởi một chế độ ăn uống có ít chất xơ, nhưng cũng có thể do uống quá nhiều sữa, không uống đủ nước hay phải chờ đợi quá nhiều thời gian để đi vào phòng vệ sinh. Táo bón là một vấn đề rất phổ biến và gây khó chịu ở trẻ em. Nó thường được định nghĩa là các khó khăn và đau đớn khi đi tiêu hoặc không đi tiêu trong đến nhiều ngày. Táo bón phổ biến nhất gây ra bởi một chế độ ăn uống có ít chất xơ, nhưng cũng có thể do uống quá nhiều sữa, không uống đủ nước hay phải chờ đợi quá nhiều thời gian để đi vào phòng vệ sinh. Trước đây, một đứa trẻ đã có táo bón và có khó khăn, đau đớn khi đi tiêu, sau đó nó sẽ bắt đầu giữ phân lại không đi tiêu để ngăn cản sự đau đớn. Điều này tạo ra một chu kỳ khiến cho táo bón tiếp tục và trở nên tồi tệ hơn. Điều trị táo bón Táo bón được điều trị tốt nhất bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của trẻ. Cho đến khi táo bón được cải thiện với một chế độ ăn uống không gây táo bón, con bạn hầu như có được được phân mềm hơn. Mục tiêu điều trị là giúp trẻ đạt được chế độ đi tiêu dễ dàng 1 đến 2 lần mỗi ngày. Chế độ ăn uống điều trị cho trẻ nhỏ Táo bón không phổ biến ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Bởi vì sữa mẹ được tiêu hoá khá tốt, thông thường những đứa trẻ bú sữa mẹ chỉ đi tiêu một lần trong một đến hai tuần. Nếu phân mềm hoặc lỏng, thì đó không phải là táo bón, thậm chí nếu nó xảy ra không thường xuyên. Cũng có thể là bình thường ở trẻ khi chúng bú sữa mẹ hoặc sữa bột có chất sắt khi có sự gắng sức và rên rỉ trong khi đi tiêu. Một lần nữa, nếu tiêu ra phân mềm và lỏng thì đó không phải là táo bón, thậm chí nếu đứa trẻ của bạn có gắng sức hay kêu khóc khi chúng đi tiêu. Và nhớ rằng chất sắt trong sữa bột không gây ra táo bón. Vì vậy, bạn không nên đột ngột hạ thấp lượng sữa bột vì căn bệnh này. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang bị táo bón, khi đó, bạn có thể: Tăng chất xơ: Nếu trẻ sơ sinh của bạn hơn bốn tháng tuổi bị táo bón, bạn cũng có thể thử cho ăn thức ăn cùng với nhiều chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc, mận ép, quả mơ, hoặc rau bina. Hãy nhớ rằng mặc dù rất hiếm, các triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn (thịt) ở trẻ sơ sinh thường là táo bón. Nếu trẻ sơ sinh của bạn có táo bón nặng hoặc khó chữa, đặc biệt là nếu chúng cũng có những triệu chứng khác, như suy nhược và yếu cơ, hãy hỏi bác sĩ về sự ngộ độc thức ăn (thịt) của con bạn. Chế độ ăn uống điều trị cho trẻ lớn Táo bón ở trẻ lớn tốt nhất được điều trị bằng cách làm thay đổi chế độ ăn uống. Một số điều mà bạn có thể làm để chữa trị và ngăn ngừa táo bón bao gồm: Tăng chất lỏng: Gia tăng số lượng nước và nước trái cây (tối thiểu 2-3 ly) mà con bạn uống mỗi ngày. Tăng chất xơ: Gia tăng số lượng của các loại trái cây và rau quả. Trái cây tươi, chưa bóc vỏ và rau quả (đặc biệt là đậu, khoai lang, đậu Hà Lan, cải xanh, cà chua và ngô) có chứa nhiều chất xơ nhất. Bắp rang cũng có nhiều chất xơ trong đó. Cho đủ lượng chất xơ cho trẻ trên 5 tuổi mỗi ngày(kiểm tra nhãn các thành phần dinh dưỡng có nhiều chất xơ trong thức ăn và quà vặt với ít nhất 3-4g trong mỗi gói). Canh rau quả giúp có nhiều chất xơ và cũng có thể thêm nhiều chất lỏng trong chế độ ăn uống của con em mình. Tăng lượng cám trong chế độ ăn uống của trẻ bằng cách cung cấp cám ngũ cốc, cám trong bánh nướng xốp, bột lúa mì, kẹo giòn Graham, hay toàn bộ các loại bánh mì. Giảm thực phẩm gây táo bón: Các loại thực phẩm ai cũng biết sẽ gây táo bón bao gồm sữa bò tươi, sữa chua, phô mai, cà rốt nấu chín, và chuối. Uống quá nhiều sữa (con bạn có thể chỉ uống 2-3 ly một ngày, nhưng có thể là quá nhiều đối với cơ thể của chúng) có liên quan mật thiết với táo bón. Chuyển đổi sang sữa đậu nành cho thấy hiệu quả giúp phân mềm hơn. Nếu con em bạn không thể uống sữa, nên cung cấp một multivitamin hàng ngày hoặc các nguồn khác chứa canxi. Thuốc làm mềm phân Phần lớn các loại thuốc táo bón sẵn có trong các nhà thuốc và không đòi hỏi phải có toa bác sĩ. Chúng bao gồm Metamucil, sữa Magiê carbonat, Citrucel, hoặc dầu khoáng. Không giống như thuốc nhuận tràng ở người lớn, nhìn chung thuốc này không hình thành thói quen. Bạn nên sử dụng chúng một lần hoặc hai lần một ngày và tăng liều cho đến khi con của bạn đi tiêu dễ dàng vào mỗi ngày. Nếu đứa trẻ bắt đầu bị tiêu chảy, khi đó có nghĩa là bạn đang cho uống quá nhiều và bạn nên giảm lại liều của chúng. Xem bảng thông tin về liều bên dưới để điều trị cho trẻ bị táo bón. Senokot cũng thường sử dụng ở trẻ em, nhưng nó thật sự là một chất nhuận tràng kích thích và không phải là một chất làm mềm phân, do đó bạn không nên dùng chúng trong thời gian dài. Một thuốc mới hơn, Miralax, chỉ sử dụng theo toa bác sĩ, và rất hiệu quả. Thay đổi liều thuốc làm mềm phân Sau khi con em mình đã đi tiêu dễ dàng 1-2 lần mỗi ngày, bạn nên tiếp tục với liều của các loại thuốc mà con bạn đang sử dụng cho 6-12 tháng cho đến khi chúng quen với chế độ ăn uống mới không gây táo bón. Sau đó bạn có thể dần dần ngừng thuốc làm mềm phân bằng cách giảm liều mà bạn đang dùng cho trẻ trong 1-2 tuần. Nếu phân quá lỏng nên giảm liều lại bằng một phần ba. Nếu phân vẫn còn quá cứng, khi đó sẽ tăng liều lên một phần ba. Tránh thực hiện các thay đổi trong các loại thuốc dựa trên sự đi tiêu, hoặc lên xuống liều thất thường. Điều trị táo bón cấp Nếu con em của bạn bị táo bón trong một thời gian dài hay đang bị khó chịu và đau đáng kể lúc đi tiêu, khi đó bạn cần dự phòng việc tống phân ra trước khi thuốc làm mềm phân phát huy tác dụng bằng thụt tháo, thuốc đạn Glycerin hay dùng dầu khoáng ở liều cao. Hỏi bác sĩ khoa nhi thông tin về cách nào để bắt đầu việc điều trị táo bón cấp. Thay đổi hành vi Bạn nên khuyến khích cho con trẻ thường xuyên đi tiêu. Cho con bạn ngồi trên toilet khoảng mười phút sau bữa ăn 1-2 lần mỗi ngày. Cho một phần thưởng đơn giản hay một thời gian biểu hằng ngày với một ngôi sao hay một sự đánh dấu mỗi lần chúng uống thuốc và đi tiêu có thể giúp ích được cho con bạn. Chú ý • Hãy kiên nhẫn. Táo bón ở trẻ em là một vấn đề mãn tính, có thể mất thời gian để cải thiện. Tránh gây khó khăn hay la mắng con em mình. • Tránh việc thường xuyên sử dụng thụt tháo hay thuốc đạn. • Gọi bác sĩ nhi khoa của bạn nếu táo bón của con em mình không được cải thiện trong 2-3 tuần, nếu chúng thường xuyên cần phải sử dụng việc thụt tháo và thuốc đạn, hay vây bẩn quần do phân lọt ra ngoài (ỉa đùn).
nguyen thuy an
nguyen thuy an
Trả lời 15 năm trước
chào bạn Mình có con nhỏ cung đi táo bon, con mình mới được 5t20 ngày, nhưng cháu đi táo từ 1 tháng, mình nấu nước rau khoai lang hoặc củ khoai tây, cà rốt, hoặc nước rau ngót. Một ngày bạn phải cho bé uống 4-5 lần, va mỗi lần bé uống sữa xong nhớ cho bé uống nước lọc. chúc bé mạnh khỏe