Điều trị tiêu chảy cho bé.Có cách nào hiệu quả k?

bi
bi
Trả lời 15 năm trước
Đó là: dùng oresol có tỷ trọng thấp (so với oresol cũ), kết hợp với bổ sung kẽm và dùng các thuốc chống tiêu chảy (chống loạn khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột). Dùng oresol (mới) có tỷ trọng thấp Dung dịch oresol (mới) có nồng độ natrichlorid 2,6g/l; glucose 13,5g/l và có tổng độ thẩm thấu (245mOsm/l), trong khi đó dung dịch oresol (cũ) có nồng độ natrichlorid 3,5g/l; glucose (20g/l) và tổng độ thẩm thấu (311mOsm/l). Như vậy, dung dịch oresol mới có tỷ trọng thấp hoặc có tổng độ thẩm thấu thấp hơn dung dịch oresol cũ. Các nghiên cứu cho thấy: nhóm trẻ dùng dung dịch oresol có tỷ trọng thấp (mới) làm giảm tới 33% số trẻ phải truyền dịch, làm giảm 20% số lượng phân bài tiết và làm giảm 30% số trẻ bị nôn so với nhóm trẻ dùng dung dịch oresol có tỷ trọng cao (cũ). Kết hợp với việc bổ sung kẽm Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch và hồi phục biểu mô ruột. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) bình thường đã có tới 30-40% trẻ em thiếu kẽm (theo Viện Dinh dưỡng quốc gia). Vì vậy việc bổ sung kẽm trong tiêu chảy ở trẻ em lại càng cần thiết. Trong điều trị tiêu chảy cấp: Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (có so sánh với nhóm chứng) chỉ ra rằng trẻ 1 tháng đến 5 tuổi (không phân biệt tuổi, tình trạng dinh dưỡng) nhóm dùng kẽm với liều 5-45mg/ngày đã làm giảm 20% thời gian tiêu chảy, giảm 18-59% số lượng phân và với liều 10-20mg/ ngày (trong 14 ngày) đã làm giảm độ nặng, thời gian mắc của bệnh so với nhóm chứng không dùng kẽm. Trong tiêu chảy kéo dài: Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (có so sánh với nhóm chứng) chỉ ra rằng nhóm trẻ có dùng kẽm sẽ làm giảm được 24% trẻ bị tiêu chảy, giảm 42% tỷ lệ thất bại điều trị hay tử vong so với nhóm không dùng kẽm. Riêng với nhóm dưới 1 tuổi là trẻ trai, bị gầy còm hoặc trẻ có nồng độ kẽm trong huyết tương thấp hơn bình thường thì sự đáp ứng với kẽm tỏ ra tốt hơn. Nhận xét chung là dùng kẽm sẽ làm giảm thời gian và độ nặng của bệnh tiêu chảy kéo dài. Ngoài việc dùng kẽm trong điều trị, dự phòng, nhóm trẻ bổ sung đủ kẽm cũng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy khoảng 18% so với nhóm trẻ không bổ sung kẽm. Ấn Độ đã thực hiện nghiên cứu trên 6 cụm dân cư (với 30.000 trẻ) cũng cho thấy: dùng kẽm kết hợp với bù dịch tại cộng đồng đã làm giảm 34% sự can thiệp của nhân viên y tế, giảm đáng kể việc kê đơn kháng sinh và các thuốc chống tiêu chảy không rõ nguồn gốc khác, làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ phải nhập viện do tiêu chảy. Dùng loại kẽm sulfat, kẽm acetat hay kẽm gluconat đều cho kết quả như nhau. Khi dùng, cần tính toán theo liều quy ra kẽm (như nói trên). Dùng các thuốc chữa tiêu chảy - Thuốc chế từ vi khuẩn lành tính Mục tiêu dùng các thuốc này là chống loạn khuẩn, kích thích tăng sản xuất IgA, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột, thường dùng các thuốc: + Lactobacillus acidophilus (antibio, biolactyl, biofidin, lacteol fort) chế từ vi khuẩn Lactobacillus acidophilus đông khô. Nhờ acid lactic và các chất kháng sinh (chưa rõ công thức) tiết ra từ vi khuẩn mà chế phẩm sẽ lập lại cân bằng sinh thái vi khuẩn ruột, chống loạn khuẩn ruột, kích thích tăng sản xuất IgA, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột. + Bacillus clausii (enterogermina) là hỗn dịch chứa các bào tử Bacillus clausii có tác dụng khôi phục lại cân bằng sinh thái vi khuẩn ruột, chống loạn khuẩn, đồng thời sản xuất một số vitamin nhóm B, đối kháng và khử độc với các tác nhân gây tiêu chảy. + Saccharomyces boulardii (untra-levure, bioflor), chế từ tế bào nấm men sống Saccharomyces boulardii đông khô, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm Candida, đối kháng với các độc tố của các vi khuẩn (như Vibrio choleraem, Clostridium dificile), kích thích tăng sản xuất IgA, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột. - Thuốc chế từ chất có độ nhớt cao: + Dioctahedral smetit (smetic, smecta): Thuốc có cấu trúc xốp và có độ nhớt cao, tương tác với glycoprotein của dịch nhầy, làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc ruột khi bị các vi khuẩn tấn công, do vậy thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy dùng nhóm thuốc này sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy so với nhóm không dùng thuốc. Không dùng thuốc này chữa tiêu chảy nhiễm độc vì thuốc làm chậm sự hấp thu của các thuốc khác (nếu dùng với các thuốc khác thì phải cách các thuốc khác một thời gian nhất định). Hầu hết các thuốc dùng trong liệu trình điều trị đều có ở nước ta. Riêng oresol nước ta đang sản xuất theo công thức oresol cũ (có tỷ trọng cao) có thể chuyển sang sản xuất theo công thức oresol mới (tỷ trọng thấp) mà không khó khăn gì lớn về mặt kỹ thuật.