Bé nổi mẩn ngứa, phải làm sao?

Con gái em năm nay 19 tháng tuổi, 2 tháng trước trên cánh tay, bắp chân bé nổi lên mụn màu đỏ, ngứa, mới đầu thì nhỏ, sau đó bé gãi nhiều nên sưng to và có nước chảy ra, và chỗ ngứa đó bi sưng lên, nước chảy ra thì mọc nhiều mục mới. Sau khi đi BV Da liễu, Nhi đồng 1,2 (TP.HCM), BS chẩn đoán bé bị sẩn ngứa và cho bé uống thuốc Chropheramin giảm ngứa và các mụn nước xẹp xuống, (mình cũng tắm nhiều loại nước lá cho bé: lá sầu đâu, lá ô rô+lá me....) liền da, nhưng vẫn còn để lại sẹo thâm. Mới đây 2 ngày, bé ngứa nên gãi nữa, thế là các mụn đó lại sưng lên nữa, chán ghê, không biết cách nào trị tận gốc căn bệnh đó nữa, mong BS có kinh nghiệm  chỉ giúp. Bé ngứa gãi hoài đêm bị mất ngủ tội nghiệp quá mà mình không biết làm sao nữa... (giờ bé không được uống thuốc gì cả vì mới đi chích ngừa sởi rồi... 18/11).

Xin cảm ơn bác sĩ.

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào anh/chị,

Trường hợp của bé là dị ứng da. Nguyên nhân có thể do thời tiết, khói bụi, lông thú, côn trùng đốt… Điều đầu tiên là anh/chị nên vệ sinh tất cả vật dụng, đồ dùng của bé; khi bé nổi mẩn nên cho bé uống thuốc kháng histamine để giảm ngứa, có thể bôi các loại thuốc sát trùng da như Milian. Và lưu ý, anh/chị không nên cho bé gãi vì dễ gây viêm nhiễm nặng hơn.

Chúc bé mau khỏe.

BS. Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM
Nguồn: webtretho

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, trong đó có thời tiết. Gần đây, người ta nhận thấy những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da… là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Theo Đông y, mẩn ngứa là tình trạng xảy ra do hiện tượng bị nóng từ bên trong cơ thể; cũng có thể do ngoại cảnh tác động như hít phải gió độc, ẩm, từ đó bệnh tật xâm nhập vào cơ da mà thành (trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu). Ở một số trẻ, bệnh diễn biến trở thành mãn tính thường do không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nóng ẩm lưu đậu trong cơ thể, dẫn tới huyết hư thương tổn âm, hóa khô sinh phong, gió khô nóng ẩm uất kết, da mất nuôi dưỡng. Sự phát sinh của mẩn ướt có liên quan đến ăn uống, cho nên bệnh kéo dài, cần điều dưỡng dài ngày. Vì thế, phương pháp chữa trị mẩn ngứa bằng ăn uống là rất quan trọng.

Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.

Những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, và những người mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn này cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Một vài cách chữa trị

Khi trẻ bị mẩn ngứa, một vài món ăn sau có thể góp phần cải thiện tình hình: Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước; Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống; Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn; Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn; Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh; Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn; Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo; Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên; Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.

Một số thói quen cần tránh, đó là: Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da; Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len; Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống. Trường hợp trẻ bị mẩn ngứa kéo dài, nên đưa trẻ đi khám tại Viện da liễu.

Chúc bé mau khoẻ.