Chăm sóc trẻ ho cảm tại nhà thế nào?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Trẻ em rất dễ bị viêm dường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Trong đó, đa số trường hợp là bệnh nhẹ với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Nhận biết trẻ ho cảm thông thường

Để biết chắc con mình chỉ bị ho cảm thông thường, phụ huynh cần thực hiện các bước sau:

Kiểm tra 4 dấu hiệu nguy hiểm:

- Không uống được hoặc bỏ bú: nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.

- Nôn tất cả mọi thứ: khi đút từng thìa nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu “nôn tất cả mọi thứ”.

- Co giật: trong cơn co giật, mắt trẻ thường “đứng tròng” hoặc “giật giật”, các cơ vùng mặt cũng co giật theo, hai tay, hai chân co quắp lại. Lưu ý, trẻ có thể sốt cao hoặc không sốt.

- Li bì: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.

Kiểm tra các dấu hiệu nặng:

- Thở nhanh: đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi) và 40 lần (đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ đó thở nhanh.

- Thở co lõm ngực: quan sát lồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra. Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.

- Thở rít: phụ huynh để tai ở vùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực - bụng. Bình thường khi trẻ hít vào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghe một âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.

Trẻ bị ho cảm thông thường là trẻ chỉ ho, sổ mũi và không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm và dấu hiệu nặng nào ở trên.

Hướng dẫn cách chăm sóc

Nếu trẻ bị ho cảm thông thường nên được chăm sóc đúng cách như sau:

- Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.

- Cho trẻ uống đủ nước. Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho an toàn như: tắc chưng đường, mật ong, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:

- Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.

- Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.

Những điều không nên làm

- Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho trẻ - rất nguy hiểm.

- Dùng miệng để hút mũi trẻ vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.

- Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi trẻ.

hoa lan
hoa lan
Trả lời 13 năm trước

Trị cảm lạnh

Em bé và trẻ em thông thường nhiễm cảm lạnh từ sáu đến tám lần mỗi năm – chỉ cần nghĩ đến tất cả những thứ chúng thường xuyên nhâm nhi như nước đá hoặc đá lạnh, hay cách chúng không cần mặc áo khoác mà vẫn thoải mái chạy chơi ngoài trời, bạn sẽ dễ dàng hiểu tại sao. Tin tốt lành là: các chứng nhiễm trùng này thật ra lại giúp củng cố thêm hệ miễn dịch của trẻ. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn,phụ huynh có thể:

• Một vài giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mũi có thể làm giảm sự tắc nghẽn (làm theo các hướng dẫn về liều dùng trên bao bì). Cách này đặc biệt giúp ích cho các trẻ còn quá bé để xì mũi.

• Đặt một chiếc máy tỏa hơi mát trong phòng ngủ của bé – không khí ẩm sẽ giúp làm giảm bớt các cơn nghẹt mũi.

• Cho trẻ uống acetaminophen (chỉ với những trẻ lớn hơn 3 tháng) để làm bớt đi sự khó chịu. Đối với trẻ 3 tháng hoặc nhỏ hơn, bạn không nên cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc gì khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ ( do chúng có thể che giấu cơn sốt, điều mà ở trẻ sơ sinh rất cần sự chăm sóc y tế tức thời).

Gọi cho bác sĩ nếu ….

• Bạn nghi ngờ bé dưới 3 tháng tuổi mắc phải bệnh cúm, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức (các triệu chứng của cúm cũng bao gồm sốt, mệt mỏi và lờ đờ); từ 3 đến 6 tháng tuổi thì mọi thứ bớt khẩn cấp hơn, do vậy bạn có thể gọi cho bác sĩ nhi và tham khảo về cách chăm sóc tốt nhất. (Nên nhớ rằng, các triệu chứng của cúm đến rất bất ngờ -- trái với các triệu chứng phát triển dần dần của cảm lạnh – và chúng bộc phát khá dữ dội.)

• Con bạn biểu lộ các triệu chứng của bệnh viêm xoang (một chứng nhiễm khuẩn của khoang mặt), chứng bệnh có thể gây nên các cơn ho có đờm, thở khó khăn, và nước mũi có màu vàng hoặc xanh. Viêm xoang cũng có thể gây đau đầu hoặc nóng sốt. Nếu bác sĩ phát hiện ra bệnh viêm nhiễm, rất có khả năng bé của bạn sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh.

Làm dịu các cơn ho

Ho là triệu chứng thường đi kèm với cảm lạnh, và có thể đeo bám khá dai dẳng. Thông thường bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, và cách tốt nhất có thể làm là cứ để mặc chúng. Các cách để khiến trẻ dễ chịu hơn:

• Cho trẻ dùng các chất lỏng để làm trơn cuống họng đang bị ho và khó chịu. Với các bé sơ sinh, cho trẻ bú thường xuyên hơn (bú mẹ hoặc bú bình). Với các bé lớn hơn, cho bé uống nước, trà ấm, hoặc các nước trái cây pha lõang (có thể để hơi lạnh nếu bạn muốn, bởi nó có khả năng làm dịu cơn cảm lạnh).

• Vào giờ đi ngủ, nâng cao đầu bé với một chiếc nêm chèn bên dưới nệm.

• Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 3 tuổi uống bất cứ các lọai thuốc ho hoặc thuốc thông mũi nào bán tại các hiệu thuốc. Với tất cả trẻ em, bạn cần tránh dùng các lọai thuốc có chứa phenylpropanolamine, một chất có thể gây ra các cơn co giật và làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ.

Gọi cho bác sĩ nếu….

• Trẻ của bạn có những cơn ho nghiêm trọng và sốt hơn 38oC kéo dài hơn một ngày; bạn cần yêu cầu bác sĩ nhi loại bỏ các vi khuẩn gây viêm họng ( nhiệt độ trực tràng là dụng cụ đo lường chính xác nhất.)

• Các cơn ho của bé kéo dài hơn một hoặc hai tuần và ngày càng tồi tệ hơn, với từng cơn ho kéo dài nặng nề với các tiếng nôn khan, thở hổn hển, đôi khi còn kèm theo ói mửa. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà ( còn có gọi là chứng ho lâu ngày). Bác sĩ của bạn có thể sẽ kê toa một số các loại thuốc kháng sinh.

Trẻ em đặc biệt dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn cho đến khi nhận được liều vắc-xin thứ ba trong bốn liều vắc-xin bạch hầu – uốn ván – ho gà (DtP), thường vào tháng thứ 6. Những trẻ dưới ba tháng tuổi có nhiều nguy cơ mắc phải chứng ngưng thở có liên quan đến ho gà, hội chứng trẻ ngừng thở hoàn toàn và cần ngay sự giúp đỡ khẩn cấp.

Cách ngăn ngừa tốt nhất: Tuân theo đúng lịch các cuộc hẹn chích ngừa cho bé và cảnh giác với các dấu hiệu của bệnh ho gà cho đến khi bé được bảo vệ hoàn toàn trong khoảng tháng thứ 6. Khi trẻ được 11 hoặc 12 tháng tuổi, trẻ sẽ cần đến các liều cao hơn.

Sốt là sự biểu thị rằng cơ thể đang hoạt động để chống lại chứng viêm nhiễm, thông thường nó không đáng để lo ngại. Các biểu hiện trẻ bộc lộ là cách tốt hơn hết nói lên tình trạng bệnh của bé. Nếu bé của bạn đang bị sốt nhưng vẫn chơi đùa bình thường (hơn là bị lờ đờ và khó chịu), thì có lẽ chẳng có gì cần phải lo lắng. Điều này cũng giống với những trẻ mẫu giáo và các trẻ lớn hơn. Một khi bé vẫn hoạt động như thường ngày, thì tất cả những gì bạn cần làm để khiến bé dễ chịu hơn là:

• Đảm bảo bé được nghỉ ngơi thật nhiều

• Cho bé uống thật nhiều nước. Trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo có thể dùng được các dung dịch bù nước có bán trên thị trường.

• Lau người bé với nước ấm hoặc đặt bé vào bồn tắm nước ấm.

• Cho bé dùng acetaminophen hay ibuprofen để làm giảm sự khó chịu của bé theo hướng dẫn của bá sĩ. (Trẻ em dưới 18 tháng tuổi không được cho dùng aspirin; do chúng có liên hệ với hội chứng Reye, một bệnh nghiêm trọng có tác động đến não và gan.)

Gọi cho bác sĩ nếu….

• Trẻ 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn có nhiệt độ trên 380C, ngay cả khi bé không biểu lộ bất cứ dấu hiệu bệnh nào. (Luôn luôn dùng nhiệt kế trực tràng cho trẻ ở tuổi này bởi chúng cung cấp các con số một cách khá chính xác.) Và hãy chuẩn bị một "chuyến hành trình "đến phòng cấp cứu để dập tắt các chứng viêm nhiễm nghiêm trọng, vì trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, khả năng chống lại bệnh tật của trẻ khá hạn chế do hệ miễn dịch của chúng vẫn chưa phát triển trọn vẹn.

• Trẻ 3 đến 6 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38.30C hoặc cao hơn, bởi ở tuổi này có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn nguy cấp (dù tỉ lệ vẫn thấp) cao hơn ở các trẻ lớn hơn.

• Nhiệt độ của trẻ lớn hơn lứa tuổi trên không tiến triển gì trong vòng ba ngày hoặc lên đến 39.40C hay cao hơn.

• Trẻ đang sốt (dù ở bất cứ độ tuổi nào) có xuất hiện các triệu chứng khác như: nổi ban đỏ, đau tai, sưng hạch bạch huyết, hay khó thở. Bác sĩ sẽ khám để chắc chắn rằng trẻ không mắc phải các bệnh nguy hiểm khác, như viêm phổi hay viêm màng não.

• Bé mắc phải chứng co giật do sốt. Các cơn co giật này rất đáng sợ và không phải là không phổ biến, thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng cho đến 2 tuổi. Hãy để bác sĩ kiểm tra cho trẻ ngay lần đầu tiên điều này xảy ra để đảm bảo rằng biểu hiện co giật này không phải do một bệnh nào khác gây ra. Trẻ mắc phải chứng co giật do sốt thường tự "thoát khỏi" nó khi lên 6 tuổi mà không để lại bất cứ tác động lâu dài nào.

Ms Hạnh- ban theo y/c KH
Ms Hạnh- ban theo y/c KH
Trả lời 12 năm trước

Trẻ con sức đề kháng yếu, rất hay mắc các bệnh đường hô hấp nên cứ ho sổ mũi viêm họng suốt, chị có thể cho bé dùng BoniKiddy nhập khẩu từ Ca na da, thành phần bột sữa non, sữa ong chúa, bột cúc giúp tăng cường hệ miên dịch, nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật và ngăn tái phát mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.