Làm sao để biết trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì?

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Đánh giá thừa cân tức nhiên phải... nhờ đến cái cân Trẻ ở mỗi độ tuổi có một mức tăng cân phù hợp, trung bình là 800-1000g/tháng ở trẻ dưới 6 tháng, 400-600g/tháng ở trẻ 6-12 tháng, 300-500g/tháng ở trẻ 1-2 tuổi, và sau đó mỗi năm trung bình 2kg.

Tốt nhất là nên cân trẻ hàng tháng để cảnh giác ngay khi trẻ tăng cân nhanh trong 3-5 tháng liên tục, đừng chờ đến khi trẻ đã béo phì thật sự và thói quen ăn uống đã định hình mới can thiệp, lúc đó thì... khổ cả nhà, mà người khổ nhất là chính trẻ

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Là khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức bình thường, dẫn đến những nguy cơ về mặt sức khỏe và tâm lý, nguyên nhân do năng lượng ăn vào nhiều hơn nhu cầu nang lượng hàng ngày liên tục trong một thời gian dài.

* Như vậy là có những người nặng cân nhưng không bị bệnhbéo phì, bao gồm:

- Những người có cơ bắp phát triển: vận động viên thể hình, người chơi thể thao nặng liên tục thường xuyên...
- Những người bị ứ nước trong cơ thể do bệnh lý hay tác dụng phụ của thuốc: dùng nội tiết tố sinh dục, corticoide, phù do bệnh thận, tim...
- Tình trạng tăng khối xương do các nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý: xương to do di truyền, các tích tụ trong xương bất thường
- Một số tình trạng tích nước và tăng cân khác: Mang thai, u bướu khổng lồ...

Đồng thời, có những trường hợp cân nặng không nhiều nhưng vẫn là béo phì do khối mỡ trong cơ thể tăng nhiều hơn so với các khối xương, cơ, nước…

* Béo phì không thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Thời gian thông thường để một cơ thể bình thường đạt đến cân nặng được chẩn đoán là béo phì tối thiểu vào khoảng 1 năm.

Các tế bào mỡ trong mô mỡ tăng theo hai cách:

- Gia tăng kích thước tế bào: Giai đoạn đầu, dễ hồi phục hơn
- Gia tăng số lượng tế bào: Giai đoạn sau, khó hồi phục

Ngoài ra, ở người béo phì nặng có tăng mỡ trong máu và nhiễm mỡ trong các cơ quan nội tạng (gan, thận...).

Béo phì là trạng thái dư thừa cân nặng do cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, khi béo quá mức thì gọi là béo phì. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá thừa cân và béo phì như: Đo lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng cơ thể, dùng các chất phóng xạ hoặc loại cân đặc biệt để đo tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể... Trong các phương pháp này, tính BMI là được nhiều tác giả công nhận.

BMI = Cân nặng/(Chiều cao)²

Trong đó: cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng m.

Năm 2000, Cơ quan khu vực Thái bình dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO) đã phối hợp với Viện nghiên cứu béo phì quốc tế (IDI) đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á.

Bảng phân loại thừa cân, béo phì ở người lớn theo BMI của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của IDI&WPRO cho các nước châu Á như sau:

Phân loại WHOBMI (kg/m²) IDI&WPROBMI (kg/m²)
Cân nặng thấp (gầy) < 18,5
Bình thường 18,5 - 24,9 18,5 - 22,9
Thừa cân 25 23
Tiền béo phì 25 - 29,9 23 - 24,9
Béo phì độ I 30 - 34,9 25 - 29,9
Béo phì độ II 35 - 39,9 30
Béo phì độ III 40


Như vậy, theo Bảng phân loại dành cho cộng đồng các nước châu Á thì người Việt Nam chúng ta chỉ nên có BMI từ 18,5-22,9. Thông thường đối với các bạn gái trẻ, chỉ số BMI lý tưởng nhất là từ 18,5-20. Còn đối với phụ nữ trung niên và người lớn tuổi thì chỉ số BMI lý tưởng là 20-22.

Ngoài ra bạn có thể tính nhẩm nhanh cân nặng của mình bằng cách:

+ Mức cân nặng lý tưởng: Số lẻ chiều cao (tính bằng cm) nhân 9 chia cho 10.

+ Mức cân nặng tối đa: Bằng số lẻ chiều cao.

+ Mức cân nặng tối thiểu: Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) nhân 8 chia cho 10.

Ví dụ bạn cao 160cm (1,6m) thì cân nặng lý tưởng là: 60 x 9 : 10 = 54kg. Cân nặng tối đa cho phép là: 60kg. Cân nặng tối thiểu là 60 x 8 : 10 = 48kg.

Như vậy nếu cân nặng của bạn vượt quá số lẻ chiều cao, tức là bạn đã bị thừa cân, vượt càng nhiều thì béo phì càng nặng, tuy nhiên cũng không nên để cân nặng ít hơn mức tối thiểu.