Con người già từ lúc nào?

mrhung
mrhung
Trả lời 16 năm trước
Già là lẽ tự nhiên, nhưng đến lúc nào thì ta già thực sự? Phải chăng mỗi người có một tuổi già khác nhau? Thực ra, không có mức tuổi cụ thể để xác định tuổi già. Quá trình lão hóa bị ảnh hưởng bởi văn hóa, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe của từng cá thể. Các nhà nghiên cứu về lão khoa có các quan niệm khác nhau đối với khái niệm về tuổi. Nói chung, người ta chia tuổi của con người thành 3 loại: 1. Tuổi tự nhiên: tính theo thời gian sống. Từ 1980, Liên Hiệp Quốc lấy tuổi 60 làm mốc tuổi già. Tổ chức Y tế thế giới, một số nước phát triển phương Tây coi tuổi trên 65 là thời kỳ tuổi già và đó cũng là tuổi nghỉ hưu. Mỹ quy định tuổi già là 70 ± 10 trong khi Nhật lại lấy tuổi 75. Trung Quốc quy định cụ thể hơn: chớm già (55-65 tuổi), thọ cao (65-89 tuổi) và trường thọ (trên 90 tuổi). 2. Tuổi sinh lý: so với tuổi tự nhiên thì tuổi sinh lý phản ánh đúng sức khỏe của con người hơn, dựa vào tình trạng trao đổi chất, khả năng sinh lý. Theo tuổi sinh lý thì có người “càng già càng dẻo dai”, “tinh lực không kém năm nào”; có người mới ít tuổi mà “máy móc” rệu rã, xương khớp đau nhức, lúc nào cũng mệt nhọc, nay ốm mai đau. 3. Tuổi tâm lý: dựa theo trạng thái tâm lý tinh thần. Theo tuổi tâm lý thì có người trên 80 lại “trẻ lạ lùng” còn có người tuổi ít hoặc trung niên nhưng suốt ngày mang vẻ già nua, cằn cỗi, không có khí thế đối với công việc và cuộc sống thành ra “già cằn”. Như vậy, tuổi tâm lý có thể nới rộng khoảng cách từ tuổi sinh lý đến tuổi tự nhiên để trì hoãn sự già yếu, đồng thời cũng có thể thu hẹp khoảng cách ấy, thậm chí làm cho tuổi sinh lý đi trước tuổi tự nhiên, tăng nhanh sự già yếu. Các nhà văn nghệ sĩ còn phức tạp hơn. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thì băn khoăn: có tuổi “hườm hườm”, tuổi “chớm già” rồi mới đến già thật sự chăng? Ông Khai Trí thì quan niệm: “Không có cái gọi là tuổi già, bởi vì hồi 20-30 tuổi, người ta còn quá trẻ, 30-40 tuổi thì đang trẻ, 40-50 hãy còn trẻ, 50-60 tuổi trẻ không ngờ, 60-70 tuổi trẻ lạ lùng và trên 70 là trẻ vĩnh viễn”. Theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì “Trời đất có 4 mùa, con người cũng có những mùa riêng của nó,… hết mùa đông, thiên nhiên trở lại mùa xuân. Con người có trái tim biết chìu chuộng và yêu thương, cuộc đời cũng sẽ lại có những mùa xuân,… không có già, không có trẻ…” Tuy vậy, mọi người cùng thống nhất rằng, một người nếu không còn ham muốn đối với cuộc sống nữa thì kể như người ấy đã già cỗi. Cái ham muốn đó chính là lòng yêu người, yêu mình, muốn sống hữu ích, giúp đời!
Song va Chet
Song va Chet
Trả lời 16 năm trước
Con người già từ khi tâm hồn người ta không con trẻ.