10 nguyên tắc ăn uống lành mạnh cho người cao tuổi

1. Ưu tiên các loại rau và hoa quả

Rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ  có tác dụng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng các hooc-môn trong cơ thể.

2. Chia làm nhiều bữa nhỏ

Sự bài tiết dịch vị trong dạ dày ở cơ thể người cao tuổi thường giảm đi, vì thế việc hấp thụ các chất như can-xi, sắt cũng trở nên kém hơn và quá trình tiêu hoá thức ăn cũng dài hơn.

Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm “áp lực” cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Vì thế, người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành 4-5 bữa nhỏ, đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày càng quan trọng hơn vì các bữa chính không được bổ sung đủ lượng gluxit. Các bữa ăn phụ trong ngày sẽ đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

10_nguyn_tc_n_ung_lnh_mnh_cho_ngi_cao_tui1
Người cao tuổi cần đảm bảo đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

3. Chú ý hơn tới chất lượng bữa ăn

Chất lượng bữa ăn không đồng nhất với số tiền bỏ ra. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: sữa, trứng, các chế phẩm từ đậu nành… rất tốt cho người cao tuổi.

Ngoài ra, người già nên hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá, chế biến thức ăn theo cách hấp hoặc luộc để đảm bảo hàm lượng các vitamin và khoáng chất được giữ lại nhiều nhất trong thực phẩm, tránh xa các loại đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ.

Hàm lượng đường trong rau xanh và hoa quả giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nên hạn chế ăn các loại đường tinh chế.

4. Đa dạng hoá các loại thực phẩm

Không có loại thực phẩm đa chức năng có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày, vì vậy cần đa dạng hoá các loại thực phẩm trong bữa ăn. Sự đa dạng hoá đợc thể hiện ở việc kết hợp một cách khoa học giữa các nhóm thực phẩm như: tinh bột, chất béo, chất xơ, chất đạm… hay sự kết hợp giữa khối lượng và màu sắc thực phẩm.

5. Đồ ăn cần có độ mềm

Do khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém khi về già nên bữa ăn của người cao tuổi cần có độ mềm thích hợp. Thức ăn nên chế biến theo phương pháp hấp, luộc, hầm hoặc kho. Việc lựa chọn thực phẩm cũng cần chú ý tránh chọn các thực phẩm có kết cấu thô hoặc cứng. Các loại thịt mềm, thịt cá, sữa hoặc trứng là thức ăn tốt nhất cho người già.

6. Nên ăn nhạt

Ăn mặn có thể gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như: tim mạch, huyết áp… Vì thế, người cao tuổi cần ăn nhạt. Các nhà khoa học khuyên người cao tuổi nên ăn không quá 6gram muối/ngày. Thực đơn lý tưởng cho người già hàng ngày là: 150-250g ngũ cốc và tinh bột, 100g thịt nạc, cá hoặc tôm, 50 g đậu và cá chế phẩm từ đậu, 300g rau xanh, 250g hoa quả tươi, 250ml sữa, 30r dầu ăn, 6g muối, 25g đường và lượng 2000ml nước.

7. Nên ăn chậm

Các bữa ăn của người già thường diễn ra với “tốc độ’ chậm hơn. Điều này đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá và việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong các món ăn.

Việc ăn chậm cũng giúp nước bọt tiết ra nhiều hơn, làm mềm thức ăn, có ích cho quá trình nuốt thức ăn. Không những thế, nước bọt còn có chất Immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

10_nguyn_tc_n_ung_lnh_mnh_cho_ngi_cao_tui2
Không gian ăn uống cũng là yếu tố quan trọng.

8. Chú ý đến không gian ăn uống

Màu sắc bắt mắt, mùi vịt thơm ngon và sự khéo léo trong cách trình bày món ăn có tác dụng rất lớn trong việc kích thích vị giác ăn uống cho người cao tuổi, giúp họ ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến sự yên tĩnh, sạch sẽ của phòng ăn.

9. Uống nhiều nước

Nước lọc, nước khoáng, nước ép hoa quả, các loại trà như: trà xanh, trà hoa cúc… đều là những loại nước tốt cho sức khoẻ của người già.

Việc tăng cường nước cho cơ thể cũng giúp làm chậm quá trình lão hoá của các tế bào trong cơ thể, nhất là các tế bào da, từ đó giúp cân bằng độ ẩm, ngăn chặn hiện tượng nhăn da ở người cao tuổi. Nước còn rất tốt cho hoạt động của thận và có thể làm giảm hiện tượng táo bón và các rối loạn của quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Không nên chờ khi khát mới uống nước. Hãy chủ động uống đủ lượng nước mà cơ thể cần.

10. Hạn chế ăn đồ lạnh

Nhiệt độ thích hợp cho đồ ăn bằng chính nhiệt độ của cơ thể. Điều này giúp các thức tiêu hoá dễ dàng sau khi vào cơ thể. Các món ăn lạnh có thể dẫn đến một số vấn đề về đường ruột.

Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe.

Bạn hãy truy cập vào website nhipcausuckhoe.com.vn

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Tks! thông tin bạn chia sẻ.

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Ở người cao tuổi (NCT), hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu suất hoạt động, thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến NCT cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ... rất cao, vì thế ngoài việc duy trì cơ thể khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đáng kể. Dùng món luộc thay nướng

Nếu ở người trẻ tuổi mỗi ngày cần 2.500 Kcal thì khi đã 60 tuổi chỉ cần 2.000 Kcal và 70 tuổi chỉ cần 1.800 Kcal là đủ.

Với người già, cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Nên tăng các thức ăn có nguồn gốc thực vật (vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và quả chín), giảm lượng thịt và thay bằng cá. Chế biến các món hấp, luộc thay thế các món rán, nướng.

Thường xuyên thay đổi thực đơn, tránh đơn điệu, chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ hầm kỹ, các món canh chất lượng dễ tiêu. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối, vì khi nằm, dạ dày căng to sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim.

Sau khi ăn xong, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ dàng hơn.

Trứng là thực phẩm có nhiều cholesterol không tốt cho bệnh tim mạch, tăng huyết áp nhưng trong trứng cũng có lecithin giúp chuyển hóa cholesterol. Vì vậy, để dung hòa, mỗi tuần người cao tuổi nên ăn 3 quả trứng.

Thêm mỡ, giảm đường

Nếu không bị béo phì, không mắc bệnh tim mạch, mỡ máu không cao thì NCT cần bổ sung mỡ hằng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưõng, với người Việt Nam, năng lượng do chất béo cung cấp nên đạt từ 20% tổng số năng lượng khẩu phần. Điều đó có nghĩa là hiện nay, bữa ăn của chúng ta còn thiếu chất béo, nhất là ở nhiều vùng nông thôn, do đó không nên quá đề cao dầu thực vật mà bỏ quên mỡ động vật.

Đối với NCT, ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, tim mạch... Việc ăn bao nhiêu đường bột là vừa thì còn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của mỗi người (tình trạng gầy béo, hoạt động thể lực nhiều hay ít...) nhưng với NCT nói chung, nên giảm lượng đường, bột trong khẩu phần.

Bớt muối

Chế độ ăn hợp lý có tác động làm giảm huyết áp và phòng xơ vữa động mạch. Vì thế, NCT chỉ nên ăn lượng muối dưới 4-5g/ngày. Theo một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỉ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể dân cư có tập quán ăn nhạt hơn.

Ngoài ra cần bổ sung chế độ ăn giàu kali. Kali có nhiều trong các loại rau, hoa quả như rau dền, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách, đậu cô ve, giá đỗ, cải soong, cà chua, cà rốt, cam, chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu... Việc sử dụng thức ăn giàu canxi (sữa và các chế phẩm của sữa) cũng rất quan trọng nhưng nên sử dụng sữa tách bơ.