Hỏi về nguyên nhân co giật ở người cao huyết áp?

mong các bạn cho hỏi vợ tôi năm nay 53 tuoi,bi cao hưyết áp độ 2 (co khi huyết áp cao 20mm) đã lâu,có điều trị mot thoi gian ,nay vì kinh te kho khăn nen chỉ o nha dung thuoc Nifedipin 20mg retard mỗi sáng ,nhung mới hồi tối 11 tháng 3 nam 2008 vừa qua sau khi vợ tôi ngũ khoảng duoc 2 tiếng dong ho tuc khoang 11 gio tối ,thi khi dang ngũ bông vợ tôi bi co giật ,mắt trợn trừng,2 canh tay giật giật khoảng 1 phut thì hết,và lai tiếp tuc ngũ trở lai,dến sáng hôm sau tôi hỏi vợ tôi co biet là mình bbị co giật hồi tối không? thi vo toi tra loi khong biet ,xin cho hoi không biết đây co phải la bien chứng cua benh huyet ap cao khong? vơ tôi khi ngũ ngáy to . và đây là lần đầu tiên vợ tôi bi co giật như vậy Mong các bạn có ai biết về nguyên nhân co giật trên xin chỉ dẫn giúp tôi ,xin thành thật hết lòng cám ơn,gia dinh toi cư ngụ tai vùng quê của tỉnh Cần thơ,kinh tế chi đủ sống qua ngày. Tên thuốc vợ tôi thuong dùng mỗi ngày vào buổi sáng (sau khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp taị cổ tay) là: Nifedipin 20mg retard
Nếu một ngày..
Nếu một ngày..
Trả lời 16 năm trước
Trong cơn cao huyết áp cấp, người bệnh có các triệu chứng: Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, ói mửa, co giật, lơ mơ hay hôn mê, đây là triệu chứng đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện... Nguyên nhân co giật thường hay gặp: - Hạ canxi huyết. - Các bệnh tổn thương não, màng não, thần kinh. - Bệnh động kinh, histeria... - Các bệnh truyền nhiễm: uốn ván, sốt cao( hay gặp ở trẻ nhỏ). - Co giật trong các trường hợp cai rượu, thuốc gây nghiện… - Các nguyên nhân nhiễm độc như thuốc, lân hữu cơ… Mỗi nguyên nhân gây nên những cơn co giật với tính chất khác nhau. Nếu chỉ co giật đơn thuần mà không có triệu chứng gì khác kèm theo thì thường do hạ canxi máu. Bạn có thể uống bổ sung canxi, B6 và sinh tố nhóm B. Nếu sau 2 tuần không giảm, nên đi khám tổng quát để xác định nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc đặc trị. Nguyên nhân của các cơn co giật được xác định với khoảng 28% bệnh nhân động kinh cục bộ. Tuy nhiên, động kinh là tự phát, nghĩa là nguyên nhân không được biết. Độ tuổi khởi phát cơn co giật có thể là dấu hiệu nhận biết. Thật sự, động kinh tự phát hiếm khi xảy ra ở trẻ em và thiếu niên, chỉ chiếm khoảng 1% trường hợp. Cơn co giật được khởi phát do những bất thường trong não gây ra bởi các tế bào thần kinh ở vỏ não đồng thời bị kích hoạt, khởi phát thình lình và đột ngột của năng lượng điện dẫn đến co giật. Nó phụ thuộc vào vị trí trên não, nơi xảy ra sự tăng hoạt động điện. Những cơn co giật có ảnh hưởng lớn trên những bệnh nhân, từ cơn lú lẫn ngắn đến cơn co giật nhỏ, mất ý thức. Yếu tố di truyền đại diện cho sự đa dạng của cơn co giật, có thể hình thành những dạng khác nhau của bệnh động kinh. Những triệu chứng sau đây bị gây ra bởi khiếm khuyết gen đơn: l Động kinh thùy trán về đêm nhiễm sắc thể trội (ADNFLE) bị gây ra bởi sự thay đổi của các thụ thể trên não, gọi là neuronal nicotine acetylcholin. l Sự rối loạn bẩm sinh lành tính có tính chất gia đình (BFNC) gây ra bởi sự khiếm khuyết về gen, ảnh hưởng lên các kênh ion trong các tế bào thần kinh mang kali. Nguyên nhân mang tính di truyền được chứng minh chiếm ít trong động kinh co giật cơ ở trẻ thành niên, chỉ hiện diện trong 10% số trường hợp. [b]Co giật ở trẻ em [/b] Sốt cao co giật: xảy ra ở độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi. Khoảng 10 - 15% trẻ động kinh có tiền căn sốt cao co giật trước khi phát bệnh. Tất cả ảnh hưởng của bệnh thường ngắn và không kéo dài. Tiêm chủng: ở trẻ em, sốt cao do tiêm chủng có thể xảy ra nhưng hiếm khi co giật, nếu có thường tạm thời và hậu quả không nặng. Người ta cho rằng, vaccin DTP (bạch hầu, ho gà, uốn ván) có thể là nguyên nhân khởi phát cơn động kinh hoặc những bệnh thần kinh khác. Những chuyên gia cũng khuyên rằng: trẻ có nghi ngờ về vấn đề thần kinh nên hoãn việc tiêm vaccin cho đến khi tình trạng thần kinh được làm rõ. Chấn thương: trẻ em có nguy cơ cao về chấn thương đầu. Nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em bị nứt sọ với máu tụ có thể là nguy cơ gây tổn thương não. Nhiễm siêu vi: theo một nghiên cứu năm 2001, trong 22 trẻ bị động kinh, test siêu vi phát hiện sự hiện diện của nhiều siêu vi trùng thường gặp ở trẻ em, trong đó có Human herpesvirus 6 gây ban đỏ có liên quan với cơn co giật nặng. Đây là bệnh cấp tính có thể dẫn đến sốt cao và nổi ban nhưng thường lành tính. Bệnh não úng thủy: bệnh đầu nước là tình trạng bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em, trong đó dịch não tủy tích tụ trong não dẫn đến căng quá mức những khoang trong não (não thất). Áp lực này sẽ dẫn đến hủy mô não. Bệnh đầu nước được xem là nguyên nhân không thường gặp gây co giật. Điều trị trong trường hợp này, đặt thiết bị dẫn lưu dịch (shunt) quá mức từ não đến những phần khác của cơ thể. Một nghiên cứu năm 2001 ghi nhận khoảng 20 - 50% trẻ em được đặt shunt có thể bị động kinh, đặc biệt nếu shunt được đặt trước 2 tuổi. Loạn sản vỏ não trung tâm: là một bất thường trong sự phát triển của bào thai, có thể gây động kinh trầm trọng và rất khó điều trị. Những nguyên nhân khác: những cơn co giật ở trẻ em có thể do những khiếm khuyết bẩm sinh, sinh khó hay ngộ độc. [b]Co giật ở người trưởng thành[/b] Nghiện rượu: là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của những cơn co giật ở người trưởng thành. Những cơn co giật, thường là cơn co giật lớn (tonic - clonic) toàn thể, xảy ra ở khoảng 10% người trưởng thành khi cai rượu. Cơn co giật đầu tiên xảy ra trong khoảng từ 7 - 48 giờ sau uống rượu, thời gian giữa cơn đầu và cơn cuối thường trong khoảng 6 giờ. Chấn thương đầu: có thể gây co giật, đặc biệt là khi bị chấn thương đầu nặng. Cơn co giật đầu tiên liên quan đến tổn thương có thể xảy ra vài năm sau đó. Những bệnh nhân chấn thương đầu nhẹ bị mất ý thức dưới 30 phút, nguy cơ bị co giật sẽ ít hơn và kéo dài khoảng 5 năm sau chấn thương. Rối loạn giấc ngủ: ở một số người bị rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ hay chứng ngủ rũ (narcolepsy) cũng có thể dẫn đến co giật. Ngưng thở lúc ngủ và động kinh thùy trán về đêm mang tính di truyền có triệu chứng tương tự (cảm giác ngột ngạt, vận động thần kinh bất thường trong khi ngủ, ngủ suốt ngày). Trong một nghiên cứu năm 2000, 1/3 bệnh nhân động kinh không đáp ứng với thuốc được chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ. Một số nghiên cứu cho rằng, những bệnh nhân động kinh và bệnh nhân rối loạn giấc ngủ nếu được điều trị ngưng thở lúc ngủ thì cơn co giật sẽ giảm. Đột quỵ: co giật cũng là một triệu chứng của đột quỵ. Khoảng 15 - 23% các trường hợp tổn thương tại não ở những bệnh nhân đột quỵ nhẹ có thể gây co giật. Những nguyên nhân khác: + Nghiện thuốc hay cai thuốc. + Ngưng đột ngột các thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu. + Có nghề nghiệp phải tiếp xúc với hóa chất. Một nghiên cứu các công nhân trong nhà máy tại Đan Mạch năm 2000 cho thấy, có mối liên quan giữa điện từ trường và nguy cơ gia tăng cơn động kinh và bệnh thần kinh ảnh hưởng đến việc điều hòa thần kinh tự động. + Bệnh Alzheimer và thoái hóa não ở người già cũng gây co giật. + Ở những nước đang phát triển, nhiễm trùng hệ thần kinh bởi ấu trùng sán dây là nguyên nhân quan trọng gây động kinh. Co giật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Nhiễm trùng não và hệ thần kinh trung ương: nhiễm trùng não có thể gây co giật trong suốt thời kỳ nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt khi mô não bị phá hủy thì co giật sẽ tái phát. Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất là viêm não và viêm màng não. Viêm não là tình trạng não bị viêm gây ra bởi nhiễm trùng, lây truyền bởi muỗi. Viêm màng não là tình trạng viêm hay nhiễm trùng của màng bao quanh não hay quanh tủy sống. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa co giật động kinh và nhiễm siêu vi Herpes simplex ở hệ thần kinh trung ương. Hạ đường huyết: cơn co giật có thể xảy ra khi hạ đường huyết, một biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường trẻ em và người lớn. U não: do ung thư hay không do ung thư cũng gây co giật ở cả trẻ em và người lớn. U mạch máu hang: là những mạch máu phát triển bất thường và giống u, gây tăng áp lên mô thần kinh. Giả động kinh: khoảng 20 - 45% trường hợp co giật không điều trị được có nguồn gốc tâm lý hơn là nguồn gốc thể chất. Dạng co giật này được gọi là giả động kinh hay co giật có nguồn gốc tâm lý, bệnh nhân này co giật không mất ý thức hay có hành vi tình cảm không bình thường, hoặc dấu hiệu hysteria. Cơn giả động kinh có thể phân biệt với động kinh thật sự qua điện não đồ. Nguyên nhân của giả động kinh tới nay vẫn chưa xác định được.
Chocolate nóng
Chocolate nóng
Trả lời 16 năm trước
CƠN CAO HUYẾT ÁP (CRISE HYPERTENSIVE) JEAN-LOUIS VINCENT, Chef du Service de soins intensifs - Hopital Erasme, Bruxelles Sinh lý bệnh lý của cơn cao huyết áp (crise hypertensive) bao gồm cùng lúc sự co mạch (vasoconstriction) (tăng sức cản của mạch máu) và giảm dung lượng máu (hypovoléme) Cơn cao huyết thường liên kết với một huyết áp tâm trương trên 110mmHg. Trước khi điều trị tức thời, phải luôn luôn ghi nhớ rằng điều trị cao huyết áp không phải chỉ là điều chỉnh các trị số huyết áp bất bình thường. Cần phải bảo đảm rằng đó không phải là một hiện tượng tạm thời, có lẽ thứ phát một yếu tố mà ta cần phải loại trừ. CÁC NGUYÊN NHÂN CÓ THẾ HỒI PHỤC CỦA CAO HUYẾT ÁP XẢY RA Ở UNITES DE SOINS INTENSIFS: - đau đớn - stress, lo lắng, bí tiểu. - run rẩy, thức dậy đột ngột sau gây mê. - giảm oxy huyết (hypoxémie) hay tăng C02 huyết (hypercapnie) - tăng dung lượng máu (hypervolémie) Cần phân biệt GRANDE URGENCE (EMERGENCY) với URGENCE (URGENCY) EMERGENCY HYPERTENSION (GRANDE URGENCE) : - có nguy cơ ảnh hưởng tức thời của cao huyết áp lên chức năng của vài cơ quan, đặc biệt là não bộ và tim. - đó là những cơn cao huyết áp nghiêm trọng (huyết áp thu tâm thường trên 120mmHg) xảy trong những tình huống lâm sàng có nguy cơ . - điều trị cần được thực hiện tức thời nhằm kiểm soát huyết áp trong vòng vài phút. NHỮNG TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG CỦA EMERGENCY HYPERTENSION - Bệnh não do cao huyết áp (encéphalopathie hypertensive): đau đầu, thị lực bị biến đổi, nôn mửa, co giật, ngủ gà (somnolence) hoặc hôn mê, phù gai mắt (oedème papillaire) - Xuất huyết não hay xuất huyết dưới màng nhện - Dissection aortique - Suy tim cấp tính - Nhồi máu cơ tim - Hậu phẫu phẫu thuật tim - Viêm vi cầu thận cấp tính - U tế bào ưa chrome (phéochromocytome) - Kích thích adrénergique (cocaine, tương tác với IMAỌ..) - Sản kinh - xuất huyết quan trọng, bỏng rộng, chảy máu cam nặng - thời kỳ trước và sau giải phẫu . URGENCY HYPERTENSION(URGENCE): - không có ảnh hưởng lên chức năng các cơ quan cũng như không có nguy cơ quan trọng. - điều trị huyết áp có thể từ từ hơn. - điều trị thuốc bằng đường miệng thường là đủ . ĐIỀU TRỊ - nghỉ ngơi, trấn an bệnh nhân - điều trị yếu tố nguyên nhân, nếu có thể - cần ghi nhớ rằng điều trị phải từ từ và được theo dõi sát để tránh giảm huyết áp đột ngột - điều trị phải bằng đường tĩnh mạch nếu có thể được, nhất là nếu đó là emergency hypertension NITROPRUSSIATE DE SODIUM : - là thuốc giãn mạch trực tiếp, thời gian tác dụng ngắn. .- có khởi đầu tác dụng và demi-vie rất nhanh(1-2 phút), do đó chỉ có thể tiêm truyền liên tục (perfusion continue) dưới sự theo dõi huyết áp động mạch. - liều lượng khởi đầu là 20mcg/min rồi gia tăng dần lên đến 200 (hoặc thậm chí tạm thời 300) mcg/mn. - nitroprussiate chỉ có thể được trộn với dung dịch glucosé en eaụ. Điều quan trọng là phải bảo vệ dung dịch đừng để tiếp xúc với ánh sáng. - Điều trị nitroprussiate trên 48-72 giờ với liều lượng tích lũy cao hoặc trên bệnh nhân bị suy thận có thể đưa đến sự tích lũy thiocyanate, là chất chuyển hóa có độc tính. Nhiễm độc thiocyanate có thể gây nên chứng dị cảm (paresthesias), ù tai, mờ mắt, mê sản hay co giật - độc tính của nitroprussiate phải được nghi ngờ nếu có triệu chứng thương tổn thần kinh hay acidose lactique không thể giải thích được. Khi đó có thể định lượng thiocyanate, bình thường phải dưới 10 mg/dL. - Các bệnh nhân được điều trị với liều lượng cao ( > 2-3mg/kg/ phút ) hay có suy thận mãn tính thì sau 48-72 giờ điều trị cấp phải định lượng thiocyanatẹ Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường hay được điều trị với liều lượng thấp thì có thể định lượng thiocyanate trong 5 -7 ngày. - Thẩm tách máu (hemodialysis) cần được xét đến trong trường hợp ngộ độc thiocyanate - để ngăn ngừa độc tính nitroprussiate có thể cho hydroxocobalamine (vitamine B12), với liều lượng 25mg/h. Hydroxocobalamine sẽ liên kết với cyanure để tạo nên cyanocobalamine, được thải ra trong nước tiểu. - tránh cho những liều lượng trên 200mcg/min một cách kéo dài, nhất là trường hợp suy thận cấp tính.. BETA-BLOQUANTS : - Các beta-bloquants là thuốc được lựa chọn trong trường hợp phù não bởi vì chúng không làm gia tăng lưu lượng máu của não. - Một lợi thế của beta-bloquants là chúng không làm giảm Pa02.Tuy nhiên ,sự vận chuyển 02 bị giảm do lưu lượng tim bị giảm. - LABETALOL(TRANDATE): - cũng có tác dụng alpha-bloquant yếu. - khi dùng bằng đường tĩnh mạch thì tác dụng đối kháng beta-adrenergic lớn hơn tác dụng đối kháng alpha-adrenergic - liều lượng 10-25mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại sau 10 phút nếu cần. - thời gian tác dụng khoảng 4 giờ. - vì demi-vie của labétalol là 5-8 giờ nên tiêm tĩnh mạch trực tiếp nhiều lần (intermittent IV bolus) tốt hơn là tiêm truyền liên tục. - labétalol bằng đường tĩnh mạch có thể được sử dụng trong trường hợp cơn cao huyết áp (hypertensive crisis), ngay cả cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính trong giai đoạn đầu và là thuốc được lựa chọn cua hypertensive emergencies xảy ra nơi đàn bà có thai - ATENOLOL : - 5-10mg tiêm tĩnh mạch - thời gian tác dụng khoảng 4 giờ - ESMOLOL (BREVIBLOC): - beta-bloquant có tác dụng ngắn - demi-vie khoảng 9 phút bởi vì phân tử bị chuyển hóa bởi enzyme estérase chứa trong hồng cầu. - tiêm tĩnh mạch 25mg trực tiếp và chậm, có thể nhắc lại nếu cần. - có thể cho dưới dạng tiêm truyền liên tục (perfusion continue) theo liều lượng 2-20mg/min. - với liều lượng thấp, esmolol không gây phản ứng, ngay cả ở bệnh nhân suy tim. - lợi thế của esmolol là khả năng hồi phục nhanh khỏi các tác dụng trong trường hợp không dung nạp thuốc (nguy cơ suy tim, co thắt phế quản, bloc nhĩ thất). - esmolol có thể được sử dụng để điều trị hypertensive emergencies nơi những bệnh nhân không dung nạp beta-blockers. - esmolol cũng có thể dùng để điều trị aortic dissection (thường kết hợp với sodium nitroprusside) ANTICALCIQUES : - NICARDIPINE (RYDENE): là anticalcique duy nhất có thể dùng bằng đường tĩnh mạch trong điều trị cao huyết áp (nimodipine được dùng trong phòng ngừa co thắt mạch máu não). Liều lượng là 2-5mg bằng tiêm tĩnh mạch trực tiếp, tiếp theo sau là tiêm truyền liên tục (perfusion continue) 3-10mg/h. Mặc dầu tác dụng hướng cơ (inotrope) âm tính, cần phải thận trọng ở người bị suy tim. - NIFEDIPINE (ADALAT): dùng dưới lưỡi (sublingual) và intranasal có tác dụng nhanh. Tuy nhiên những hiệu quả ít có thể tiên đoán được và thỉnh thoảng có biến chứng hạ huyết áp, vì vậy cần tránh sử dụng thuốc này. CÁC LOẠI ANTICALCIQUES Loại thuốc Những chỉ định chính - Vérapamil - chống loạn nhịp (Isoptine) - Dilitiazem - giãn động mạch vành (Tildiem) Dihydropyridines: - Nifédipine: - hạ huyết áp (Adalat) (per os hay dưới lưỡi) - Nicardipine - hạ huyết áp (Rydène) (tiêm tĩnh mạch) - Nimodipine - chống co thắt mạch máu não (Nimotop) (per os hay tiêm tĩnh mạch) HYDRALAZINE (NEPRESSOL) - Hydralazine là một chất giãn mạch trực tiếp, nhất là tiểu động mạch. Do đó hydralazine gia tăng rõ rệt lưu lượng tim và tần số tim đồng thời làm giảm huyết áp.Vì gia tăng tần số tim nên hydralazine được đặc biệt chỉ định ở những bệnh nhân không có tachycardie. - Hydralazine cũng có lợi là làm gia tăng lưu lượng máu đến thận. - Hydralazine thường được dùng kết hợp với : - các dẫn xuất nitrés, để làm giảm đồng thời précharge ventriculaire. - các thuốc lợi tiểu để tránh rétention hydrominérale - Hydralazine cũng thường được dùng trong trường hợp sản kinh (không có tác dụng lên thai nhi) - Đường và liều lượng sử dụng : - 10-25mg bằng đường tĩnh mạch, có thể lập lại mỗi 4-6 giờ (tiêm truyền liên tục không có lợi vì demi-vie của thuốc tương đối dài) - 25-100mg x 4/ngày per os. Điều trị bằng đường miệng với thời gian kéo dài và liều lượng tương đối cao ( > 150mg/ngày) có thể có biến chứng lupus érythémateux.. ALPHA-BLOQUANT: URAPIDIL (EBRANTIL) : - kết hợp tác dụng alphabloquant và agoniste de la sérotonine. Do các tính chất này, urapidil tương đối ít gây nên tim đập nhanh phản xạ ( tachycardie réflexe) . - 50-70% được thải ra bằng đường thận, nhưng các đặc điểm dược động học (pharmacocinétique) không bị ảnh hưởng bởi suy thận. - Liều lượng là 25-50mg, tiêm tĩnh mạch chậm (20 giây) - ampoules 50mg. - hiệu quả được thể hiện trong vòng 5 phút. - demi-vie khoảng 35 phút, vì vậy urapidil không được sử dụng bằng tiêm truyền liên tục (perfusion continue). ALPHA-STIMULANTS CENTRAUX: CLONIDINE (CATAPRESSAN): - là một dẫn xuất imidazoline. - hiệu quả do tác dụng alpha-adrénergique centrale. - là một agoniste des récepteurs alpha-adrénergiques. - các hiệu quả điện sinh lý tương đối giống với beta-bloquants. - nói chung lưu lượng tim không thay đổi, tần số tim giảm và sức đề kháng huyết quản ngoại biên giảm. - tiêm truyền chậm một ampoule 150 mcg trong 20-30 phút. - tiêm tĩnh mạch nhanh có thể đưa đến cao huyết áp ( hypertension paradoxale). INHIBITEURS DE L'ENZYME DE CONVERSION ENALAPRILATE: - là IEC duy nhất được sử dụng bằng đường tĩnh mạch - đáp ứng của huyết áp khó tiên đoán , có lẽ phụ thuộc vào tình trạng hoạt hóa của hệ rénine-angiotensine. THUỐC LỢI TIỂU: - cần tránh sử dụng thành thói quen vì giảm dung lượng máu (hypovolémie) thường kèm theo cao huyết áp cấp tính. - các thuốc lợi tiểu cần được dành cho các trường hợp phù phổi cấp do nguyên nhân huyết động học hoặc suy thận thiểu niệu (insuffisance rénale oligurique) với tăng dung lượng máu (hypervolémie). ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐƯỜNG MIỆNG: - điều trị bằng đường miệng cần được xét đến sau khi đã điều trị ổn định ban đầu cơn cao huyết áp : - beta-bloquants : - aténolol (Ténormin) : 25-100mg x 2 lần mỗi ngày - labétalol (Trandate) : 100-400mg x 4 lần mỗi ngày - IEC : captopril : - 12,5-50mg x 3 lần mỗi ngày - có tác dụng nhanh (nhất là khi dùng dưới lưỡi) và tương đối ngắn - anticalciques : - nifédipine retard : 30mg/ngày - amlodipine : 5-10mg/ngày ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP THEO NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ: - Tai biến mạch máu não, - labétalol Chấn thương sọ não - Suy tim - nitroprussiate de sodium/nitrés - Phù phổi cấp do tim - nitroglycérine - encéphalopathie hyper - labétalol tensive - suy động mạch vành - nitrés,labétalol - dissection aortique - labétalol - U tế bào ưa chrome - labétalol - sản kinh - hydralazine/labétalol THUỐC CAO HUYẾT ÁP: THỜI GIAN TÁC DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG: 1/ ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH : khởi đầu tác dụng tác dụng cực đại thời gian tác dụng liều lượng Nitroprussiate 1 phút. 2 phút. 3 phút 20-300 (mcg/mn) Esmolol 1-2 phút 3-5 phút 10 phút 25mg Labétalol 3-5 phút 10-15 phút 3-4 giờ 25-50mg Urapidil 3-5 phút 10-15 phút 4-5 giờ 25-50 mg Nicardipine 2-3 phút 5-10 phút 30-60 phút 1-5mg Hydralazine 5-10 phút 30- 60 phút 4-6 giờ 12,5-50mg Enalaprilate 15 phút 30 phút 6 giờ 1,25 - 5mg 2/ ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐƯỜNG MIỆNG VÀ DƯỚI LƯỠI : Labétalol per os 30 phút 3 giờ 6-8 giờ 100-400mg Aténolol per os 30 phút 3 giờ 8 giờ 25-100mg Nifédipine per os 15 phút 30 phút 3-6 giờ 10mg Nifédipine sublingual 5 phút 15 phút 4 giờ 10mg Clonidine per os 30 phút 1-2 giờ 8-12 giờ 150 mcg Captopril per os 15 phút 1-2 giờ 4-6 giờ 12,5-50 m Captopril sublingual 5 phút 15 phút 2-4 giờ 12,5-25mg Bạn vào đây tham khảo thêm nhé! http://www.yduocngaynay.com/3-3NgVThinh_Urgence7_CriseHypertensive.htm