Ăn mặn gây hại gì?

phạm tuyết lan
phạm tuyết lan
Trả lời 11 năm trước

Ăn mặn là một thói quen không tốt mà nhiều người mắc phải. Trước đây, người ta chưa biết đến hậu quả tai hại của việc ăn mặn đối với sức khỏe con người. Ngày nay, các nhà khoa học đã có bằng chứng cho thấy việc ăn mặn làm tăng huyết áp (THA), làm tăng bệnh về tim mạch, tăng nguy cơ ung thư dạ dày và loãng xương.
Ăn nhiều muối làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến THA.

Ăn mặn còn làm tăng tái hấp thu natri ở ống thận cũng dẫn đến THA. THA áp sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não. Lượng muối quá cao sẽ làm tăng tỉ lệ tổn thương chức năng của thận, dễ gây sỏi thận.
Người ăn mặn hàm lượng muối cao sẽ làm tăng độc tính của vi khuẩn H.pylori gây loét dạ dày dễ dẫn đến ung thư. Ăn mặn làm tăng đào thải canxi dẫn đến loãng xương. Chính vì thế, sử dụng muối vừa phải trong bữa ăn hằng ngày rất quan trọng. Mỗi ngày, một người lớn chỉ nên dùng dưới 6g muối.
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp.

Một số tác hại từ thói quen ăn mặn tham khảo theo báoSức khẻ và đời sống và website ykhoa.net:

1. Cao huyết áp

Lượng muối cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp, dẫn đến các cá nhân bị ảnh các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.

2. Bệnh tim mạch

Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng muối vào cơ thể hàng ngày, vì điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch khoảng 25%. Sau 10 đến 15 năm, nguy cơ vì bệnh tim mạch giảm 20%.


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp.


3. Đột quỵ

Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.

4. Phì đại tâm thất trái hoặc bị tim to

Một số người không bị huyết áp cao, ngay cả khi họ ăn nhiều muối. Tuy nhiên, những người này có thể bị phì đại tâm thất trái, một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch.

5. Duy trì dịch

Số lượng natri trong cơ thể xác định mức độ của chất dịch lỏng trong cơ thể chúng ta. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ muối thừa và cơ thể bạn sẽ giữ lại các chất dịch lỏng, đôi khi tập trung xung quanh trái tim. Các bác sĩ khuyên ta nên giảm lượng muối trong điều trị phù nề.

6. Dạ dày và tá tràng bị loét

Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.

7. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối.


Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp...


8. Giảm Pepsin

Pepsin là một enzyme tiêu hóa. Ăn nhiều muối quá mức sẽ làm giảm lượng pepsin trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit và gây ra phân lỏng.

9. Vấn đề về tóc

Ăn muối nhiều có thể liên quan đến các vấn đề như bạc tóc và có thể dẫn đến rụng tóc (rụng tóc).

10. Tăng sự tiết mật

Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về da như khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu. Các bác sĩ khuyên những người có vấn đề về da nên ăn ít muối.

11. Loãng xương


Dư thừa muối ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó.

12. Tử vong

Dùng muối liều cao trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong. Nếu người ta ăn một gam muối mỗi kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, người ta có thể chết vì điều này.