Quả phật thủ dùng để làm gì?

phạm tuyết lan
phạm tuyết lan
Trả lời 11 năm trước

Sáng nay đi chợ Cầu Diễn, mình thấy người ta có bày bán quả phật thủ. Cứ tưởng loại quả này thu hoạch trong những tháng cuối năm và thường được bán trong dịp Tết, không ngờ thời điểm bây giờ cũng có. Mồng 1, muaquả phật thủvề thắp hương là một ý tưởng không tồi.

Loại quả này có vỏ ngoài sần sùi giống vỏ bưởi, nhưng phần dưới quả có những tay xòe ra nhìn giống bàn tay Phật. Khi chín thì quả này có màu vàng tươi, có mùi thơm dễ chịu và rất lâu héo. Đặc biệt, cho dù để vài tháng nhưng quả vẫn không bị mất mùi thơm. Trái Phật thủ khá to, mua về đặt lên bàn thờ vừa sang lại vừa đẹp.

Chị bán hàng cho biết: Những trái phật thủ mà chị đang bán có nguồn gốc từ Hoài Đức, Hà Nội. Loại quả này không ăn tươi được mà mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn và để được 3 – 4 tháng mới héo. Tuy nhiên, sau khi quả héo có thể dùng để làm thuốc chữa ho, mỹ phẩm hoặc dược liệu.

Vì hình thù đặc biệt và mang đậm ý nghĩa tâm linh nên giá của loại quả này cũng khá đắt. Tùy theo hình dáng, màu sắc và kích thước mà giá của mỗi quả lại khác nhau. Một quả phật thủ loại 3 có giá 50.000 - 70.000 đ/quả, loại 2 có giá 100.000 đ/quả trở lên, loại 1 có giá từ 200.000 – 300.000 đ/quả. Cá biệt, có những quả mã đẹp, các hình ngón tay dài, mập, cân đối, cong lên và có màu vàng rực giá lên tới cả triệu đồng. Nếu như vào những ngày Tết thì giá bán loại quả này còn đắt nữa, có thể lên tới gấp đôi, gấp rưỡi với giá ở thời điểm hiện tại.

Ngày mồng một, không khí ở chợ nhộn nhịp thấy rõ. Hoa quả được bày bán nhan nhản, khắp từ ngoài cổng vào đến trong chợ. Ngoài các loại quả ngày thường vẫn hay bán thì hôm nay mình nhận thấy có khá nhiều chuối, chủ yếu là chuối lùn. Những nải chuổi to, mã vàng, đẹp, nhìn rất bắt mắt. Nếu như các mẹ không có điều kiện mua quả phật thủ thì chuối cũng là một lựa chọn rất tốt để trang trí cho ban thờ trong ngày đầu tháng này. Giá một nải chuối loại quả vàng, to, mập, dài, đều, đẹp là 30.000 đ/nải, những nải nhỏ hơn, xấu hơn thì giá rẻ hơn.

Hoa quảhôm nay tăng giá so với tuần trước. Những loại quả tăng chủ yếu là: dưa vàng, táo, lê, nho, cam, bưởi năm roi, bưởi da xanh, mận, dứa, xoài…, tăng khoảng 3.000 – 5.000 đ/kg. Còn các loại hoa quả như bưởi quê, lựu, đu đủ, cóc, dứa, dưa hấu, củ đậu… thì vẫn giữ nguyên giá.

Đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian của chị em nội trợ nên các của hàng bán vàng hương cũng nghĩ ra một chiêu khá độc. Những người bán hàng gói sẵn từng túi vàng hương, trong mỗi túi đã có sẵn cả vàng, hương, giấy tiền… Giá của một túi tùy thuộc vào số lượng bên trong, khoảng 20.000 – 30.000 đ/túi.

Các cửa hàng bán thực phẩm chay, xôi chè, xôi đĩa… cũng khá hút khách. Giá một đĩa xôi khoảng 15.000 – 30.000 đ, tùy theo kích thước đĩa và loại xôi. Các mặt hàng thực phẩm chay bán khá chạy, có đủ mọi mẫu mã và chủng loại. Đồ chay trong nước được khách hàng ưa chuộng hơn, một phần vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, một phần có lẽ do giá cả phải chăng.

Đi chợ ngày mồng một thì không thể không rẽ vào gian hàng hoa tươi. Hàng này rất đông khách các mẹ ạ. Hoa hồng loại đẹp có giá 30.000 – 40.000 đ/chục, hoa loại nhỏ hơn giá khoảng 15.000 – 20.000 đ/chục. Cúc vàng, cúc trắng có giá 5.000 đ/cành, cúc Đà Lạt loại to có giá 7.000 – 10.000 đ/bông.

thanh tu
thanh tu
Trả lời 11 năm trước

Các phương thuốc từ quả phật thủ

Để chữa ho nhiều đờm, hãy nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt dần nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30 g (khô 10 g), đường phèn 15 g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia 2-3 lần ăn trong ngày.

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau... Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:

-Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

-Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

-Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:

+ Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

+ Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

+ Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

-Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.

-Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.

-Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.

-Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

-Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

-Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh kể trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá cũng có tác dụng tốt.

Công ty Hanoipie
Công ty Hanoipie
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn!

Mình tên là Trang. Hiện tại, công ty mình chuyên cung cấp cây Phật Thủ cảnh với nhiều mức giá khác nhau.

Cây phật thủ tạo dáng bonsai - loài cây quý của nhà Phật cho phúc lộc đầy nhà

Phật Thủ là loài thảo mộc nên thuộc mộc nhưng hoa trắng thuộc kim, quả vàng thuộc thổ, lá xanh thẫm như màu nước biển thuộc thủy. Phật Thủ thuộc mộc nên mộc vượng sinh hỏa, lá nhọn và dáng ngọn cây nhọn đều thuộc hỏa. Có thể nói loại cây này hội đủ ngũ hành và ngũ hành đều vượng, biểu lộ ra ngoài nên mới có thể kết đủ bốn mùa hoa trái.

Cây bonsai Phật Thủ là biểu tượng sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Những người kinh doanh thường, người làm việc lớn hay đặt chậu bonsai Phật Thủ có nhiều trái chín vàng ươm trước cửa nhà với mong muốn mang lại sự phát đạt, tiền tài dồi dào trong năm tới.

Cây - Quả phật thủ là giấc mộng vàng mười đã tới.

Theo thuyết phong thủy, chậu bonsai phật thủ đặt ở góc nhà có tác dụng đón khách quý, lưu giữ điềm may mắn, mang lại sự giàu có, thịnh vượng và tốt lành cho gia chủ. Thế nên, dù mỗi chậu bonsai phật thủ giá tiền triệu, nhiều người vẫn mạnh tay “chi”.

Đặc biệt, một chậu bonsai đủ 5 trái là hội tụ đầy đủ các yếu tố “Thịnh-Suy-Vi-Thái-Thịnh”

Biểu tượng của Phật pháp - Xua đuổi bách quỷ - Xua đuổi khí xấu

Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ, do đó khi đón năm mới mọi nhà hay trồng đào trước cửa nhà.

Người Á Đông coi cây phật thủ là loài cây cảnh tâm linh . Truyền thuyết kể lại khi bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây trúc lấy kinh , về qua Tây tạng, âm khí nặng nề , khắp mọi nơi đầy những hang động của đủ các lòai yêu ma quỷ dữ, trời đang sáng bỗn nhiên tối sầm, xa xa trong các hang động của quỷ hiện lên những ngọn đèn màu đỏ quạch như màu máu chết khi tỏ khi mờ , khi như mời gọi những ai sa cơ lỡ bước . Nhưng kìa , lạ thay Thầy trò Đường Tăng đang bối rối buồn rầu , bỗng Tề thiên đại thánh nhìn thấy rất nhiều cây mọc ven đường nhô lên những bàn tay sáng rực rỡ như ánh mặt trời vẫy gọi và tiêng nói của Phật vang lên trầm ấm “ Hãy đi theo ta , chớ có vào những hang động ở xa kia “ . Và thế là loài cây ấy với hương thơm dìu dịu làm cho thày trò Đường tăng hết mệt mỏi choáng váng , ánh sáng rực rỡ đã xua tan mọi bóng tốicủa tà ma . Về sau này loài cây ấy đã phát tán đi mọi nơi từ Đông sang Tây , với sức sống kỳ diệu . Ở đâu có cây phất thủ mọc là nơi đó có cuộc sống yên lành .

Lễ tạ lòng thành tổ tiên - Cung tiến lên chùa, lộc đầy mười phương chư phật

Quả phật thủ dịch ra là “quả tay Phật” mang ý nghĩa tâm linh, còn có tên phúc - thọ - cam, là biểu tượng sự may mắn. Quả phật thủ vẫn trên án thư màu vàng ngà như những ngón tay Phật, những ngón tay búp măng cong cong yểu điệu. Hương Phật thơm ngát đầm ấm cả năm. Cũng bởi vậy mà trong ngũ quả Phật thủ luôn được bày trang trọng ở giữa, như hội tụ tinh hoa, phước lành. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Cây Phật thủ đặt trước cửa nhà xua đuổi khí xấu, đón tài lộc về.

Người thành kính cung tiến cây bonsai Phật Thủ hội đủ âm dương ngũ hành, hào quang nhà Phật đem lại cho chúng sinh sự bình an phúc lộc đủ đầy; cá nhân vì thế mà cũng được hưởng sự nhiệm màu ánh sáng đức phật. Tốt đời đẹp đạo đã trở thành tập quán của người Á Đông ta. Tùy vị trí mỗi chúng sinh, mà có những đóng góp cho việc cung tiến cũng khác nhau, nhưng quan trọng là phải luôn giữ cái tâm trong sáng hướng về đức Phật. Làm được như thế thì tới được chốn bồng lại rồi.

Ghi chú:

Ngoài ra, phật thủ còn dùng làm thuốc chữa một số bệnh như: Bệnh đường tiêu hóa,Bệnh đường hô hấp...

Ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy, quả và hoa phật thủ đều được Đông y dùng làm thuốc

Cây , lá , quả phật thủ đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau : cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm . Quả , rễ cây được dùng trong các bài thuốc dân gian từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay ở cả phương Tây và phương Đông.

Thông tin liên hệ:

Ms. Trang

0986.865.079

Email: minhtrang@hanoipie.com

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư sản xuất Hà Nội

Số 65/ 133 Hồng Mai, Hai bà Trưng, Hà Nội