Sau khi sinh cần làm gì để có đủ sữa mẹ cho con bú?

Em mới sinh ngực rất căng và to, nhưng không hiểu sao vẫn không đủ sữa cho con bú. Em phải dùng thêm sữa ngoài. Nghe mọi người nói trong 6 tháng đầu nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Em rất lo liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và trí tuệ của bé ko? Xin mọi người tư vấn giúp!!!

 

 

trần giang thư
trần giang thư
Trả lời 11 năm trước

- Cho trẻ bú sớm: Người mẹ cho trẻ bú sớm thì càng kích

thích tuyến sữa tiết sữa. Thông thường sau khi sinh nở xong được 30 phút, người mẹ nên cho trẻ mút núm vú của mình để bú sữa.

- Cho trẻ bú theo nhu cầu: Đây là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho tuyến sữa tiết sữa đều đặn. Không nên tùy tiện cho bé bú sữa bò hoặc uổng nước đường thay thế sữa mẹ.

- Tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái: Là điều kiện quan trọng trong quá trình điều tiết sữa của người mẹ. Trạng thái tinh thần và tâm lý của người mẹ có ảnh hưởng đến quá trình và khả năng bài tiết sữa. Vì vậy sau khi sinh con, người mẹ cần đảm bảo nghỉ ngơi, ngủ hợp lý, tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định.

- Chế độ dinh dưỡng phong phú và hợp lý: Người mẹ nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều protein, mỡ và đường, kết hợp với ăn rau xanh và hoa quả tươi để đảm bảo lượng vitamin cần thiết.

- Dùng thuốc hỗ trợ: Có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian cho người mẹ không có sữa hoặc sữa xuống quá ít để cho con bú.

Uống đủ nước: người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.

Nghỉ ngơi đầy đủ: các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, bạn cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2 - 4 tiếng ban ngày và 6-8 tiếng ban đêm. Stress ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ, vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa. Ngoài ra, người mẹ cần ăn kiêng những chất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không nên uống các loại thuốc tân dược khi không có chỉ định của bác sĩ.

Chúc em vui vẻ.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng khuyên các bà mẹ đang cho con bú muốn có nhiều sữa thì nên ăn các món có nhiều nước như cháo, súp và uống sữa hằng ngày. Dưới đây là một số món ăn giúp các bà mẹ không có sữa hoặc ít sữa, thiếu sữa cải thiện tình hình:

Canh móng giò, hoàng kỳ:Móng giò 500 g, hoàng kỳ 30 g, đương quy 15 g, thông thảo 4 g. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cho thêm ít rượu và mấy lát gừng nấu thêm chút nữa là ăn được, ăn hết cả nước lẫn cái. Ăn trong 5-7 ngày.

Sườn lợn hầm sơn giáp:Sườn lợn 500 g, xuyên sơn giáp 10 g, hoàng kỳ 30 g. Tất cả nấu cùng đến nhừ, thêm chút rượu vào, ăn thịt uống canh. Cần ăn 4-5 ngày.

Thịt cừu hầm đương quy:Thịt cừu 500 g, đương quy 20 g, cho cả vào hầm nhừ, sau thêm chút rượu và mấy lát gừng tươi, ăn thịt uống canh. Ăn trong 4-5 ngày.

Canh móng giò:Móng giò 1 cặp, gia vị vừa đủ, luộc chín vớt ra, giữ nước cho mì vào, ăn mì nước với móng giò. Cần ăn trong 7-10 ngày.

Canh móng giò, thông thảo:Móng giò 1 chiếc, thông thảo 2 g, cho vào cùng luộc nhừ, nêm gia vị vừa miệng, ăn thịt, uống nước canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 4-6 ngày.

Canh móng giò, lá quýt, thanh bì:Móng giò 500 g, lá quýt diệp 10 g, thanh bì 10 g, nấu chín nhừ ăn thịt uống nước canh. Ăn trong 5-7 ngày.

Canh mạch nha, cá diếc:Cá diếc sống 1 con, mạch nha 20 g, nấu chín, nêm đủ gia vị, ăn cá uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

Canh cá diếc, thông thảo:Cá diếc sống 1 con, thông thảo 3 g, đương quy 5 g, nấu cùng, chín ăn cá, uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

Gà mái hầm hoàng kỳ:Gà mái 1 con, hoàng kỳ 50 g, cho hầm nhừ pha chút rượu và mấy lát gừng, ăn cái uống nước canh. Cần ăn 4-5 lần, ngày 1 lần, có thể ăn cách nhật.

Gân nai khô đem hầm với 16 gr thục địa, 12 gr thông thảo, 12 gr nhân sâm, 8 gr kỷ tử, 8 gr xuyên sơn giáp và 3 quả đại táo để dùng.

Dùng quả đu đủ còn xanh để nguyên trái, chỉ rửa sạch vỏ chứ không gọt bỏ vỏ, đem hầm với móng giò heo cho sản phụ dùng.

Dân gian còn dùng phương pháp, dùng cẳng dê (lấy từ 10-15 cm từ móng lên) đem treo để sẵn ở góc bếp, khi cần đem xuống đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với nếp cùng 10 gr thông thảo, 20 gr hạt sen, 15-20 gr ý dĩ cho sản phụ dùng.

Nếu đã chán món cháo móng giò mà vẫn muốn có nhiều sữa cho con, sản phụ có thể ăn tôm nõn nấu cùng rượu. Tôm nõn 100 g, rượu gạo 250 g, nấu đến khi tôm nõn chín nhừ, ăn nóng cả nước lẫn cái. Cần ăn trong 5-6 ngày.

Một số bà mẹ e ngại không dám ăn cam, quýt, bưởi vì sợ ảnh hưởng đến răng. Thực ra những loại trái cây này rất tốt giúp mẹ mau hồi phục sức khỏe và nâng cao chất lượng sữa mẹ. Khi dùng các loại quả như cam quýt, bưởi bạn nên ăn cả xơ, không nên chỉ vắt nước để chống táo bón cả cho mẹ và con.

Những loại thực phẩm nên tránh khi cho con bú

- Người mẹ trong thời kỳ cho con bú không nên ăn các loại gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu sẽ gây mùi vị khó chịu ở sữa khiến bé bỏ bú.

- Ngoài những gia vị trên, chị em trong thời kỳ này cần tránh những loại đồ uống như trà, cafe, nước uống tăng lực, cocacola, rượu, bia, thuốc lá... Những thức này có thể gây sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân, gây chứng khó ngủ và quấy khóc ở bé còn nhỏ.

- Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khi đang cho con bú. Một số loại thuốc có thể làm hạn chế tiết sữa, một số khác đi vào sữa mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

- Hợp chất trong trà gây kìm hãm sự tiết sữa, tạo ra hiện tượng ít sữa ở những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

Cho bé bú đúng cách

Điều quan trọng nhất để có được nhiều sữa là mẹ nên cho bé bú thường xuyên, đúng cách.

• Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, ít nhất 8 lần/ngày.

• Bú cả ngày lẫn đêm. Vì trẻ mút càng nhiều thì càng kích thích phản xạ oxytoxin và prolactin của người mẹ làm sản xuất sữa nhiều hơn và tống sữa ra dễ dàng hơn.

• Không cho trẻ bú sữa ngoài hay những loại thức ăn nào khác, vì như vậy làm trẻ bú mẹ ít đi và hậu quả mẹ sẽ ít sữa thật sự (giống như cơ chế cai sữa: không cho bú, sữa mẹ sẽ dần dần không tiết ra nữa).

• Bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, tức ăn thêm 1 chén mỗi bữa hoặc ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Có thể ăn những thức ăn mà bà mẹ tin tưởng sẽ tiết nhiều sữa như: chân giò hầm đu đủ xanh, xôi đậu, sữa hột gà hoặc chỉ là một bữa cơm có đủ canh, rau, thức ăn phù hợp với hoàn cảnh của bà mẹ, và nên uống nhiều nước.

• Bà mẹ cần yên tâm rằng mình đủ sữa cho con bú, vì nếu lo lắng sẽ ức chế các phản xạ tiết sữa và tạo sữa, làm cho trẻ bị thiếu sữa thật sự.

• Những người xung quanh: người thân, hàng xóm, nhân viên y tế,… cần hỗ trợ cho bà mẹ yên tâm là mình đủ sữa cho con. Bà mẹ cần được nghỉ ngơi và vui vẻ.