Bí kíp để sinh em bé khoẻ mạnh ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Khi bạn định sinh con hoặc đang cố gắng thụ thai, thì những lời khuyên cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn sinh một em bé khoẻ mạnh.

1. Ngưng các biện pháp tránh thai

Ngưng sử dụng biện pháp tránh thai sau bao lâu thì bạn có thể mang thai? Điều này tuỳ thuộc vào phương pháp tránh thai mà bạn sử dụng. Các biện pháp ngăn cản (dùng bao cao su, màng chắn âm đạo) chỉ có tác dụng khi bạn sử dụng chúng; nếu bạn ngừng các biện pháp này thì bạn sẽ thụ thai.Theo các bác sĩ sản phụ khoa ở trường American College, có một số phương pháp tránh thai có tác dụng kéo dài.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai thì bạn hãy cứ tiếp tục dùng cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt hiện tại rồi mới ngừng uống thuốc; sau đó bạn thử thụ thai vào tháng tiếp theo (một số bác sĩ khuyên bạn sau khi ngừng sử dụng thuốc nên đợi thêm một tháng hoặc lâu hơn nữa để các bác sĩ khám phụ khoa cho bạn). Nhà sản xuất thuốc viên ngừa thai Norplant cho biết: sau 3 ngày ngừng sử dụng, những que tránh thai sẽ tiêu hết. Trong khi đó, nhà sản xuất thuốc viên ngừa thai Depo-Provera cho biết: Sau khi ngừng sử dụng thuốc, các hormone ngừa thai phải mất 12 ngày mới "thoát ra" khỏi cơ thể bạn.

2. Khám tiền thai

Theo cuốn Mayo Clinic Complete Book of Pregnancy and Baby's First Year (William Morow & Co.,1994), huyết áp, cân nặng và c bệnh kinh niên (như bệnh tiểu đường và một số bệnh khác) và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh một em bé khoẻ mạnh của bạn. Nếu bạn có bất cứ một vấn đề về sức khoẻ thì bạn hãy nói cho bác sĩ của bạn biết.

3. Ăn uống hợp lý

Các bác sĩ khuyên bạn ăn uống đầy đủ đạm, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, và một ít thực phẩm ngọt và béo.

4. Uống bổ xung acid folic

Acid folic là một dạng folate tổng hợp, vitamin nhóm B này có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh não và tuỷ sống (còn gọi là những dị tật ống thần kinh) của thai nhi. Những dị tật này có thể xảy ra cho thai nhi trước khi người mẹ biết rằng mình mang thai. Đó chính là lý do mà tại sao tất cả các phụ nữ dự định có thai đều được khuyến cáo uống bổ sung acid folic.

Bí kíp để sinh em bé khoẻ mạnh, Bà bầu, chuan bi mang thai, thu thai, mang bau, sinh no, bao phu nu,
Cần bổ sung acid folic ngay trước khi thụ thai.

5. Không hút thuốc, uống rượu và các chất gây nghiện

Nicotin trong thuốc lá, các chất gây nghiện và rượu ảnh hưởng đến em bé. Theo Leslie Schover và Anthony Thomas, tác giả của cuốn Overcoming Male Ifertility, những chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, phá huỷ nhiễm sắc thể, làm giảm tốc độ bơi của tinh trùng và ảnh hưởng đến sự cương cứng của dương vật.

6. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ xác định được thời gian bạn có khả năng thụ thai cao nhất. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì ngày thứ 14 của chu kỳ (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước) là ngày bạn có khả năng thụ thai cao nhất. Trên thực tế, sau ngày thứ 14 - nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày- sẽ là ngày bắt đầu rụng trứng. Theo Toni Weschler, tác giả cuốn Taking Charge of Your Fertility, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày thì ngày thứ 16 (tính từ ngày đầu tiên của kinh nguyệt trước) sẽ là ngày có khả năng thụ thai cao nhất. Và nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 32 ngày thì ngày thứ 18 sẽ là ngày bạn có khả năng thụ thai cao nhất.

7. Lập đồ thị biểu diễn nhiệt độ cơ thể

Cũng theo Toni Weschler, tác giả cuốn Taking Charge of Your Fertility, theo dõi đường biểu diễn nhiệt độ cơ thể bằng cách đo thân nhiệt hàng ngày cũng có thể xác định được thời gian bạn có khả năng thụ thai cao nhất (đường biểu diễn sẽ đi lên ngay sát thời điểm rụng trứng). Để làm việc này, bạn ngậm nhiệt kế mỗi sáng trước khi dậy. Bạn có thể mua một nhiệt kế đặc biệt dùng để đo nhiệt độ cơ bản (có bán ở hầu hết các nhà thuốc) bởi vì nó có thang đo lớn hơn và dễ đọc hơn.

8. Chú ý đến dịch tiết âm đạo

Khi quá trình rụng trứng xảy ra, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một chất nhầy, loãng được gọi là dịch tiết âm đạo giúp cho tinh trùng đi qua dễ dàng. Theo Weschler, nếu bạn kiểm tra âm đạo hàng ngày, bạn sẽ thấy dịch tiết trong suốt và co giãn giữa hai ngón tay của bạn, dịch tiết này giống như lòng trắng trứng gà. Khi cơ thể bạn tiết ra những dịch nhầy này thì đó là những ngày bạn có khả năng thụ thai cao nhất.

9. Chồng bạn nên mặc quần áo rộng rãi

Chồng bạn nên mặc những quần áo rộng rãi. Theo Schover và Thomas, tác giả của cuốn Overcoming Male Ifertility, nếu tinh hoàn không bị quần áo bó chật hoặc không bị nóng thì nó sẽ sản xuất nhiều tinh trùng, điều này giúp cho khả năng thụ thai của bạn cũng tăng lên.

10. Giao hợp

Kiểu giao hợp thích hợp giúp khả năng thụ thai xảy ra với tần xuất cao. Theo bác sĩ y khoa Christopher D. Williams, tác giả cuốn The Faster Way to Get Pregnant Naturally (Hyperion, 2001), tất cả những kiểu giao hợp thích hợp là những tư thế giúp cho tinh dịch đi vào tử cung của bạn theo hướng của trọng trường trái đất như tư thế nam giới ở trên, phụ nữ ở dưới; tư thế nằm nghiêng,... tránh tư thế phụ nữ ở trên; tư thế đứng, hay những tư thế dốc... những tư thế này làm giảm lượng tinh dịch đi vào tử cung.

trần anh đức
trần anh đức
Trả lời 12 năm trước

Trong thời đại ngày nay, khi các gia đình đều sinh ít con, những đứa trẻ sinh ra không bình thường sẽ là nỗi bất hạnh lớn cho bản thân các cháu và gia đình.

Từ thực tế mỗi năm có vài chục đến trên một trăm cháu bé ra đời tại BV bị hội chứng Down, Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) đã triển khai dịch vụ xét nghiệm tìm thai bất thường (Triple test), đáp ứng niềm mong mỏi của mọi gia đình…

Bệnh Down (hay hội chứng Down) là tình trạng bất thường nhiễm sắc thể (trên 90% là mắc phải bẩm sinh xảy ra trong thai kỳ; một số nhỏ do di truyền từ bố mẹ có bất thường nhiễm sắc thể nhưng chưa thành bệnh).

Bệnh Down làm trẻ chậm phát triển tâm thần, kèm theo bất thường các cơ quan nội tạng. Do không phát triển như trẻ bình thường nên trẻ bị bệnh Down cần phải được nuôi dạy theo những chương trình giáo dục đặc biệt cũng như cần nhiều chăm sóc y tế.

Nguyên nhân gây bệnh Down chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người mẹ mang thai khi tuổi càng cao thì thai nhi càng dễ bị Down. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh Down khi các bà mẹ mang thai ở lứa tuổi 20 là 1/1.000 trường hợp; mẹ tuổi 30: tỷ lệ này 1/700; mẹ tuổi trên 35: 1/200; mẹ trên 40 tuổi: 1/100.

Để xác định thai nhi có bị Down hay không, trước tiên, các bà mẹ cần đi xét nghiệm máu khi thai được 14-20 tuần tuổi. Giá 1 lần thử là 150.000đ.

Nếu xét nghiệm máu cho kết quả dương tính, tức là thai có nhiều nguy cơ mắc bệnh Down, bà mẹ cần làm tiếp xét nghiệm nước ối. Xét nghiệm này nhằm xác định các bệnh nhiễm trùng bào thai; xác định thai có bất thường nhiễm sắc thể. Cả hai trường hợp đều có thể gây sẩy thai, thai lưu, sinh non hay thai có dị tật. Việc lấy nước ối có thể gây sẩy thai hoặc sanh non, tuy nhiên khả năng rất thấp - dưới 1%. Chi phí thực hiện xét nghiệm nước ối là 1 triệu đồng/ca. Theo bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh - Phòng khám thai BV Hùng Vương, tỷ lệ Triple test có hiệu quả đạt 60%