Bầu bí, khi nào cần gặp ngay bác sĩ?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Ra máu suốt một ngày

Chảy máu âm đạo trong 3 tháng đầu mang thai có thể là dấu hiệu của việc sảy thai. Còn trong giai đoạn 2 và 3 có thể thai nhi có vấn đề về nhau thai. Lúc này, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ để được giải đáp kịp thời.

Đau nhức bụng kèm ra huyết

Khi âm đạo ra huyết có mầu xám hoặc hồng nhẹ cùng triệu chứng đau bụng, sốt, cảm giác ớn lạnh hoặc chóng mặt. Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn sẽ sảy thai. Đau dữ dội ở bụng dưới và vai có thể là triệu chứng bạn mang thai ngoài tử cung, cần đặc biệt chú ý.

Nhức đầu kéo dài kèm chóng mặt, hoa mắt

Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp hoặc nguy hiểm hơn là chứng tiền sản giật. Trong trường hợp bạn bị mất nước, khô miệng, khát nước, giảm lượng nước tiểu và có dấu hiệu sốt, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ vì rất có thể bạn đang bị bệnh nguy hiểm.

Bầu bí, khi nào cần gặp ngay bác sĩ? - 1
Bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kì dấu hiệu gì bất thường. (Ảnh minh họa)

Sốt trên 37,5 độ C

Nếu bạn có triệu chứng sốt kéo dài, có thể là tín hiệu của bệnh nhiễm trùng cần được điều trị. Lưu ý rằng, ngay cả khi bạn không có vần đề về bệnh nhiễm trùng thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ vì nhiệt độ cơ thể thai phụ cao không hề tốt cho sự phát triển của bé. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này còn kích hoạt bạn sinh non.

Đau nhức khi đi tiểu

Đây có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết liệu. Căn bệnh có thể gây sinh non hoặc dẫn đến nhiễm trùng thận.

Âm đạo mở

Đây có thể là dấu hiệu các màng của bạn bị vỡ.

Sưng, phù bất ngờ

Từ tháng tư trở đi, nhiều thai phụ hay bị chuột rút, đây cũng là chuyện bình thường do lượng máu và lượng chất lỏng trong cơ thể gia tăng khi mang thai, khiến sự tuần hoàn bị chững đột ngột tại một khu vực nào đó, gây nên hiện tượng chuột rút. Bạn chỉ cần uống đủ nước và giữ cho đôi chân luôn hoạt động thay vì nó phải đứng yên hay ngồi ỳ một chỗ thời gian dài. Nhưng khi phù lan toàn thân, khắp mắt cá chân, bàn chân, khuỷu chân, bàn tay, khuỷu tay, khuôn mặt bị phù hoặc sưng tấy thì lại là dấu hiệu đáng lo. Vì phù liên quan đến tình trạng tăng huyết áp, nó sẽ kéo theo nguy cơ tiền sản giật.

Xuất hiện những cơn co thắt tử cung

Khi thấy xuất hiện những cơn co thắt tử cung, chảy máu âm đạo, âm đạo chịu áp lực của vùng khung chậu, chuột rút và đau lưng âm ỉ: Tất cả những dấu hiệu này là triệu chứng bạn sẽ sinh non.

Bầu bí, khi nào cần gặp ngay bác sĩ? - 2
Sưng phù chân tay bất thường có thể là dấu hiệu của
bệnh tiền sản giật. (Ảnh minh họa)

Đau đầu thường xuyên

Trong những tháng cuối, sự phát triển của bào thai cộng với những thay đổi thể chất của mẹ gây nên những cơn đau lưng, đau đầu, đau hông…Nhưng đầu đau như búa bổ và diễn ra thường xuyên cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn không ổn định. Cần liên hệ với bác sĩ ngay. Tương tự, những cơn đau bụng liên tục cũng là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của thai nhi và thai phụ. Nếu co thắt bụng kèm đau lưng dưới thường xuyên, rất có thể bạn bị chuyển dạ sớm, nên đi khám ngay.

Táo bón, tiêu chảy

Đây là hai hiện tượng thường gặp suốt thai kỳ. Táo bón do nội tiết tố progesterone làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa và thai nhi lớn làm tăng sự tắc nghẽn ở vùng xương chậu. Để ngăn chặn, nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn đảm bảo vệ sinh, uống nước trái cây; tránh uống cà-phê, trà, nước ngọt. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kèn nôn ói, hãy gõ cửa BS ngay vì rất có thể bạn đang bị rối loạn tiêu hóa do cơ thể không dung nạp đường lactose hoặc nhạy cảm với một số thực phẩm, vi khuẩn...

Thai ít máy, giảm trọng lượng

Phần lớn thai phụ bắt đầu cảm nhận những chuyển động của thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳ. Bạn nên thường xuyên theo dõi và ghi lại biểu đồ những lần thai máy. Nếu bạn cảm nhận thai máy ít hoặc hầu như không máy, nên báo ngay cho bác sĩ.

Trọng lượng của thai nhi giảm đáng kể kèm những triệu chứng giảm mệt mỏi, ốm nghén… cũng là triệu chứng cảnh báo có thể thai nhi đã bị lưu thai.