Lưu ý cần thiết để có 1 thai kỳ khỏe mạnh?

zero
zero
Trả lời 14 năm trước
Lưu ý đến thức ăn và đồ uống - Thai phụ cần ăn các thức ăn cân đối, bao gồm cơm, bánh mì, ngũ cốc, hoa quả, rau củ, thịt và sữa. Tránh dùng các món chiên và món chứa nhiều đường. Uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày. - Ăn bữa nhỏ nhưng thường xuyên hơn. Tránh và hạn chế thức ăn, đồ uống có chất caffein, với cafe, mức tối đa là từ 1 đến 2 tách mỗi ngày. Chất caffein còn có trong chocolate, cola, trà... Hạn chế lượng chất ngọt nhân tạo vào cơ thể, bao gồm nước ngọt, nước tăng lực… Tăng cân trong thai kỳ Việc tăng cân còn phụ thuộc vào trọng lượng trước lúc mang thai của bạn; thói quen ăn uống, tập thể dục và sự trao đổi chất của cơ thể. Mức tăng cân trung bình trong toàn bộ thai kỳ thường là 11,3-15,8 kg. Bạn nên tăng 1-1,8 kg trong 3 tháng đầu; 0,34 - 0,45 kg mỗi tuần kế tiếp. Nếu người mẹ quá gầy (hoặc quá béo) trước khi mang thai, nên trao đổi với bác sĩ (hoặc chuyên viên dinh dưỡng) để biết nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là phù hợp. Trường hợp tăng cân nhanh quá: Thai phụ cần hạn chế thức ăn chứa chất ngọt và nhiều chất béo. Chọn các món ít chất béo, hoa quả. - Dùng ít bơ thực vật, kem, nước sốt hoặc dầu mỡ. Giảm kalo với các món khác nhau. Tránh dùng các món chiên, rán. Chọn các loại gà, cá nướng lò thì tốt hơn là rán. Lưu ý khi dùng thuốc - Hàng ngày, bạn cần dùng viên bổ sung dành cho bà bầu, theo đúng chỉ dẫn. - Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn dùng thuốc theo toa, thuốc mua tự do hoặc dược thảo. Chỉ dùng thuốc theo toa do bác sĩ kê đơn trực tiếp. Nghỉ ngơi và hoạt động - Thai phụ nên nghỉ ngơi đầy đủ. Nên ngủ 8 giờ đồng hồ mỗi ngày. Khi ngủ, tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái. - Thai phụ nên tập thể dục bằng cách đi bộ, bơi lội khoảng 15-30 phút mỗi ngày. Có thể học và thực hành các bài tập thể dục từ lớp học tiền sản. Những lưu ý khác - Thai phụ tránh chụp X – quang trong khi mang thai. Tránh sơn nhà, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc xịt và các hóa chất mạnh khác. Không dọn rửa vật đựng chất thải của mèo. Phân động vật không tốt cho thai nhi. - Rửa tay thật sạch sau khi đụng vào thịt sống. Nấu chín thịt thật kỹ. Trò chuyện - Bạn hãy chia sẻ cảm xúc tốt (hoặc xấu) trong kỳ mang thai cùng chồng, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang phải đương đầu với bất kỳ khó khăn nào trong thai kỳ. - Hãy ghi các thắc mắc để trao đổi cùng bác sĩ. Nắm chắc lịch khám thai, tham gia vào lớp tiền sản - Thai phụ cần đi khám thai đều đặn, ngay cả khi cảm thấy sức khỏe vẫn tốt. Vào cuối thời kỳ mang thai, có khi, bạn phải đi khám thai mỗi 1-2 tuần một lần. - Có thể đăng ký và tham gia lớp học tiền sản (chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con, cho con bú vú, chăm sóc bé). Chuẩn bị trước khi ‘lâm bồn’ - Hãy kiểm tra và tìm hiểu thông tin về bảo hiểm y tế khi mang thai. - Lập danh sách số điện thoại của người có thể gọi khi bắt đầu chuyển dạ (phòng trường hợp chồng đi vắng). Lên kế hoạch cho phương tiện đến bệnh viện. Thu xếp túi hành lý cho người mẹ mang vào viện. - Lên kế hoạch với những thứ mà người mẹ cần trong 6 tuần đầu sau sinh, như vật dụng cho con, tã lót, quần áo... Sắp xếp người trông bé, nếu cần. Theo Healthintraslation/M&B