Phù chân khi mang thai và cách khắc phục ?

fgfgfgfgfgfg
fgfgfgfgfgfg
Trả lời 14 năm trước
Nguyên nhân gây phù chân Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường. Do việc tăng hàm lượng muối. Do đứng lâu. Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống. Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao. Cũng có thể là do sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ mang thai. Để khắc phục hiện tượng trên, cần: Uống nhiều nước. Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn. Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù. Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa caffein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề cho thai phụ. Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối. Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, rau ngót... và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng. Biện pháp thực hiện các động tác mát-xa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc chỉ cần nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Nguyên nhân khiến chân bị phù nề khi mang thai?

Theo những kiến thức mà tôi đã tìm hiểu được thì nguyên nhân gây chứng phù nề chân tay ở bà bầu là do khi bầu bí, trọng lượng cơ thể của chúng ta tăng lên chóng mặt, có người tăng đến gần 20kg trong vòng 9 tháng. Việc này gây sức ép nặng nề lên đôi chân, khiến bàn chân của các bà bầu bị sưng phù lên.

Nguyên nhân khác nữa là do nội tiết tố trong cơ thể của bà bầu thay đổi, làm thay đổi lượng máu, máu ít dồn về chân hơn nên tay chân nặng nề hơn. Thêm vào đó khi thai quá to, dễ chèn vào tĩnh mạch, gây cản trợ sự lưu thông máu cũng khiến chân tay bị sưng to lên.

Có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi không?

Rất nhiều bạn bè đã hỏi tôi rằng không biết chứng bệnh này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không (vì tôi đã từng có kinh nghiệm trong việc bầu bí) và đây cũng là những lo lắng của tôi khi mang bầu cu Tý. Theo các bác sĩ, sưng chân, tay và ngay cả cánh tay là vấn đề phổ biến khi bầu bí do đó chúng ta không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, có một số trường hợp sưng phù bạn cần đặc biệt lưu tâm vì nó có thể nguy hiểm khi mang thai. Bạn cần đến ngay bệnh viện để được khám bệnh khi gặp những dấu hiệu sưng phù dưới đây:

- Sưng trên mặt hoặc sưng phù quanh mắt.

- Sưng phù quá nặng ở bàn tay.

- Sưng phù quá mức hoặc quá đột ngột ở bàn chân, bàn tay.

- Sưng phù không đều ở chân này so với chân kia.

- Sưng kết hợp với đau nhức chân tay (đặc biệt là ở bắp chân, bắp đùi)

Làm thế nào để giảm phù nề khi bầu bí?

Khi bị phù nề, việc đầu tiên các chị em nghĩ đến là cách để chữa trị nó. Biết rằng chứng bệnh này không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nhưng những ai đã và đang phải đối phó với nó thì mới hiểu chẳng dễ dàng để chấp nhận nó. Cùng với nhiều triệu chứng như trĩ, đau đầu, đau lưng cộng với bệnh phù nề nữa sẽ khiến chúng ta vô cùng khó chịu. Dưới đây là những phương pháp đơn giản giảm phù nề khi bầu bí tôi đã thực hiện và cũng thấy có hiệu quả, xin chia sẻ với các mẹ bầu:

- Dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi chân của bạn bất cứ lúc nào.

- Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.

- Nghỉ ngơi và nằm về bên trái của bạn trên giường hoặc trên ghế.

- Duỗi thẳng bàn chân bất cứ khi nào có thể.

- Không đứng thẳng trong một thời gian dài.

- Tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là đi bộ và bơi lội).

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

- Massage bàn chân thường xuyên.

“Mẹo” che khuyết điểm sưng phù chân

Chắc chắn các bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy một chút gì đó ngượng ngùng khi đi làm hoặc đi dạo trên phố với đôi bàn chân ngoại cỡ do sưng phù. Dù biết rằng chắc chắn mọi người sẽ thông cảm với một bà bầu nhưng tôi lại không muốn mình trở lên xấu xí như thế. Nều bạn cũng muốn trở thành một bà bầu quyến rũ, hãy thử những mẹo nhỏ che khuyết điểm này của tôi nhé:

- Tìm dép rộng hơn kích cỡ chân của mình.

- Chọn giày bệt để vừa thoải mái, vừa không để lộ đôi bàn chân phù nề.

- Tránh đi giày cao gót.

- Mặc váy bầu để không bị lộ bắp chân cũng như đôi bàn chân sưng phù.

Sưng phù chân tay sẽ kết thúc khi bạn sinh nở và chỉ biểu hiện rõ rệt ở những tháng cuối thai kỳ, vì vậy bạn đừng nên quá lo lắng. Trong những trường hợp bình thường thì đây còn là dấu hiệu chứng tỏ thai kỳ khỏe mạnh. Bạn nên có một tâm lý lạc quan và chấp nhận hiện tượng này như một điều hiển nhiên khi mang thai, lúc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái để chấp nhận nó hơn.

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Thường xuyên massage bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại hay ngâm chân vào nước ấm là những cách đơn giản giúp bạn đỡ bị phù chân trong những tháng bầu bí.

Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối. Theo thống kê thì có đến 90% các bà bầu gặp phải rắc rối này. Nguyên nhân gây phù chân là:

- Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường.

- Do việc tăng hàm lượng muối và cafein.

- Đứng lâu.

- Sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống.

- Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao.

- Thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai.

Để khắc phục hiện tượng trên, bạn cần:

- Uống nhiều nước.

- Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

- Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

- Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

- Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.

- Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau ngót... và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm.

- Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.

- Biện pháp thực hiện các động tác massage như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.

- Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.