Em có con Nokia 6600 ko biết tại sao đang dùng lại tự nhiên mất nguồn?

Em co con nokia 6600 em dang dung tu nhien mat nguon.em dua ra cua hang sua khi ho kep nguon thi kim dong chi nhich len mot cai roi tat.vay em muon nho cac bac biet ve dien thoai co the cho em biet may em bi benh gi va cach sua chua teh nao ah?em xin xam on!!![:)]
Trả lời 14 năm trước
Kẹp nguồn thử nhưng ko bấm phím nguồn rồi xem cái kim A nó lên ko ? lên rồi trả về là máy có nguồn , nếu nó lên rồi đứng im luôn là nó bi chạm , trường hợp bấm phím nguồn nó lên quá cao thì nên kiểm tra lại đi ,nếu bấm nút nguồn kim A ko thấy gì thì kiểm tra đường phím ,cái nút phím nguồn thôi nha ,dở sơ đồ mạch ra xem nha .nhớ kiểm tra cả tiếp xúc pin nữa,Nokia mất nguồn cũng có thể do dây nguồn nữa đó. Sau kiểm tra có lẽ phải làm chân con lash lại xem không được thì đưa log chạy lash lên
nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn! Theo chuyên gia sửa chữa có kinh nghiệm thì về vấn đề mất nguồn mặc dù cùng một tên bệnh nhưng do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau đương nhiên sẽ có giá sửa chữa khác nhau.Cùng là mất nguồn nhưng máy của bạn có thể chỉ bị sửa phần mềm. Và nếu chỉ bị sửa phần mềm quả là một diễm phúc vì người thợ không phải mở máy ra. Đến lúc này, khách hàng có thể đợi để lấy ngay hoặc ký vào biên bản tình trạng, ký xác nhận máy nguyên đai nguyên kiện để thợ sửa với một chi phí cũng mềm.

Thế nhưng bệnh mất nguồn phải mở phần cứng thì vô cùng phức tạp. Khách hàng khi đó cần phải biết nếu đồng ý cho thợ sửa chữa mở máy ra kiểm tra, kích nguồn xác định nguyên nhân bệnh rồi mới báo giá thì lúc này sẽ có các khả năng như sau: nếu khách hàng thấy giá sửa chữa bằng một nửa hoặc 2/3 giá trị của máy thì hãy cân nhắc kỹ có nên sửa hay mua máy mới. Trong trường hợp thắc mắc về giá và không đồng ý, muốn đi chỗ khác sửa với hy vọng có được mức giá mềm hơn thì coi chừng. Vì lúc này, chiếc máy của khách hàng đã được mở ra một lần rồi, được sửa chữa sơ qua rồi, người thợ đã sửa rồi mới báo giá cho khách nhưng vì không thống nhất về giá cả người thợ buộc phải cho máy trở lại tình trạng mất nguồn “như ban đầu”. Đương nhiên tình trạng mất nguồn như ban đầu nhưng thực ra không phải vì lúc này máy có thể sẽ bị hỏng nặng hơn, vì đã bị thay đổi tình trạng thêm một lần nữa.

Do đó, khách hàng nên cân nhắc kỹ về tình huống sửa máy khi phải mở các phần cứng, đừng quá thắc mắc về giá cả mà hãy hỏi về vấn đề kỹ thuật để được giải thích hợp lý tại sao có mức giá như vậy. Mất nguồn do những nguyên nhân cụ thể nào. Nếu mức giá cao so với giá thành thì lời khuyên là nên bỏ hoặc chỉ giữ chiếc máy cho bộ sưu tập của mình.

Tuy nhiên, yếu tố chọn cửa hàng uy tín đã phải được tính đến ngay từ đầu vì tại các cửa hàng sửa chữa điện thoại uy tín có thâm niên lâu năm, họ sẽ phải thực hiện các bước rất chuẩn: nhân viên sẽ mở máy ngay tại chỗ, ký xác nhận các bộ phận trong máy, bo mạch, màn hình… và khách hàng cần quan tâm đến từng linh kiện, rồi kiểm tra xác nhận hiện trạng của máy…

Ở Hà Nội chỉ có vài trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp kiểu như vậy, "dân trong nghề" thì ai cũng biết chứ người sử dụng thì không nhiều nên các trung tâm này thường đặt các service point trong một số cửa hàng mobile lớn để người sử dụng có thể sửa máy luôn ở đó hoặc muốn chắc chắn hơn có thể mang đến tận trung tâm của các service point đó như một số cửa hàng ở phố Thái Hà, Chùa Bộc, Cầu Giấy... đều là service point của một trung tâm sửa chữa uy tín nằm cuối phố Nguyễn Du.

Các lưu ý: Máy mất nguồn thì trường hợp nhẹ nhất là hở IC, bung tuột các socket (jac cắm) chi phí sửa chữa chỉ khoảng 10% giá trị của máy. Với những “bệnh” thông thường khác như: chuông nhỏ, loa rè, đèn bàn phím hư,… bạn vẫn có thể sửa máy ở những cửa hàng nhỏ, nhưng nên chọn những nơi quen biết và có uy tín.

Nhưng nếu trường hợp máy bị hỏng nặng như cong bo mạch, đứt đường ngầm, vỡ IC… thì chi phí sửa chữa có thể lên tới 70-80% giá thành. Lúc này tùy bạn cân nhắc có nên sửa hay mua máy mới.

Một điều lưu ý nữa là trong trường hợp máy mất nguồn, khó cứu dữ liệu, may ra người thợ chỉ có thể cố gắng cứu được danh bạ mà thôi.

Phần cứng điện thoại thường được chia 4 thành phần: nguồn, sóng, vi xử lí, và bộ phận giao tiếp ngoại vi. Để sửa được 3 phần đầu, người thợ ngoài việc thành thạo tay nghề còn phải được trang bị thật đầy đủ các công cụ sửa chữa. Thế nhưng, hiện nay rất ít cửa hàng điện thoại có thể trang bị đầy đủ các phương tiện sửa chữa (một bộ thiết bị đầy đủ có thể đáp ứng được 3 dòng máy Nokia, Motorola, Samsung ước tính trên 30 triệu đồng). Hơn nữa, với một hoặc hai nhân viên thì không thể nào bao quát được hết “bệnh” của tất cả các dòng máy. Do đó, trung tâm lớn sẽ là những nơi có đủ máy móc, có đủ nhân viên kỹ thuật sửa chữa cho nhiều dòng máy.