Kinh nghiệm lựa chọn và lời khuyên về ĐTDĐ, phụ kiện

Đối với nhiều người thì ĐTDĐ bây giờ như một vật bất ly thân, cùng họ giải trí, làm việc và quan trọng hơn cả là liên lạc. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng lựa chọn được một chiếc điện thoại phù hợp trong cả biển điện thoại trên thị trường.Vậy chúng ta phải làm sao?
mua he
mua he
Trả lời 14 năm trước
Đối với nhiều người thì ĐTDĐ bây giờ như một vật bất ly thân, cùng họ giải trí, làm việc và quan trọng hơn cả là liên lạc. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng lựa chọn được một chiếc điện thoại phù hợp trong cả biển điện thoại trên thị trường. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn chọn được một chiếc điện thoại vừa ý... 1. Máy gập và máy dạng thanh: Máy gập có thể gây khó khăn khi sử dụng bằng một tay vì ở nhiều model, nắp máy nặng hơn thân máy. Nếu bạn mua mẫu máy một thân, cần đảm bảo rằng nó có chức năng khóa bàn phím để ngăn chặn các cuộc gọi ngoài ý muốn. Bạn nên quan tâm đến việc có cảm thấy thoải mái khi áp máy vào tai không, có nghe rõ mà không cần thường xuyên điều chỉnh không, có thể sử dụng bằng một tay hay không...? Những mẫu thiết kế quá mỏng có thể không thuận tiện lắm khi cả hai tay đều bận, bạn cũng khó áp máy sát tai bằng cách kẹp nó vào vai. 2. Kích thước và trọng lượng: ĐTDĐ dễ sử dụng một phần là nhờ tính năng cơ động của nó. Máy một thân thông thường nặng khoảng 100 gram, dài 12,5 cm, rộng 5 cm và dày 2,5 cm. Kích thước máy trên cỡ này có thể coi là to. Một ngoại lệ là các loại máy tích hợp thiết bị số cá nhân (PDA) với ĐTDĐ, có vẻ ngoài cồng kềnh, giống với PDA nhiều hơn. 3. Dung lượng pin: Hầu hết các mẫu ĐTDĐ mới cho thời gian đàm thoại ít nhất là 3 giờ và thời gian chờ 6 ngày. Một số loại cho phép thời gian chờ lên tới 14 ngày. Hãy lưu ý là độ bền của pin sẽ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng máy và việc sạc lại pin thường mất 1 giờ hoặc lâu hơn. Khi mua máy, bạn nên mua thêm pin dung lượng cao hơn và adapter sạc nhanh. Khi mới mua pin, bạn cần sạc cho “no điện”. Lưu ý rằng, lần đầu tiên sạc, điện thoại thường báo đầy sau 10 hay 15 phút nhưng đó là “thông báo giả”. Bạn nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng pin. Ngày nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trở thành một thiết bị điện tử thịnh hành nhờ những tính năng ưu việt, giúp bạn giữ liên lạc hầu như bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Lựa chọn loại máy phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân giữa vô vàn mẫu mã là khá khó khăn nhưng bạn có thể tham khảo các đặc điểm sau để có quyết định hợp lý. 4. Chuẩn di động: Hiện nay, hầu hết các mạng ĐTDĐ trên thế giới sử dụng chuẩn GSM . Cả hai mạng VinaPhone và MobiFone của Việt Nam đều sử dụng chuẩn này. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn TDMA hoặc CDMA (đây là trường hợp của SFone). Nếu bạn định sử dụng dịch vụ của mạng nào thì phải mua loại điện thoại hỗ trợ chuẩn của mạng đó. Các chuyên gia cho rằng những ĐTDĐ 2 chế độ, hoạt động với cả mạng analog và mạng kỹ thuật số mang lại sự linh động cao hơn, dù chất lượng âm thanh có thể giảm sút trên mạng analog. 5. Băng tần: Càng hỗ trợ nhiều băng tần, ĐTDĐ GSM càng bắt được nhiều loại sóng hơn. Có ba băng tần là: 1.900 MHz (phổ biến tại Mỹ), 1.800 MHz (thịnh hành tại châu Á) và 900 MHz (được dùng chủ yếu tại châu Âu, nhưng Việt Nam cũng dùng băng tần này). Loại điện thoại hỗ trợ cả ba băng tần có thể hoạt động trên toàn thế giới, nhưng giá thường mắc hơn nhiều so với các loại khác. 6. Màn hình: Nếu bạn thường gửi và nhận tin nhắn, lướt Web, hoặc sử dụng lịch công tác gắn trong máy, màn hình lớn là ưu tiên hàng đầu. Màn hình 6 dòng là đủ dùng cho hầu hết người dùng; loại ít dòng hơn sẽ làm bạn đau mắt và ngón tay cái vì cuốn lên cuốn xuống. Một số loại máy cho phép bạn điều chỉnh số dòng nhưng màn hình càng chứa được nhiều dòng thì font chữ càng nhỏ. Nếu thường xuyên lên mạng, bạn nên tính chuyện mua một ĐTDĐ kết hợp PDA vì nó đi kèm bàn phím - điều tối cần thiết cho lướt Web, email, nhắn tin - với màn hình lớn hơn các loại ĐTDĐ thông thường. Độ tương phản màn hình và công suất đèn chiếu sau cũng là những yếu tố quan trọng. Các loại ĐTDĐ khác nhau cho chất lượng hình ảnh khác nhau rõ rệt. Nếu máy của bạn cho phép điều chỉnh các thiết lập, bạn có thể làm văn bản và đồ họa trở nên dễ nhìn hơn, kể cả tại những nơi nhiều ánh sáng. Một số loại ĐTDĐ cao cấp có màn hình màu, giúp người dùng dễ đọc hơn nhưng giá phải trả cho sự tiện lợi này là pin sẽ mau hết hơn. 7. Bàn phím: Nếu bạn không hiểu cách sử dụng các chức năng của bàn phím trong vòng vài phút mà không cần xem hướng dẫn, hãy tìm loại máy khác. Cách sắp xếp của bàn phím và hệ thống menu cần trực quan. Nút phải nhạy và dễ bấm, loại hơi lồi bấm dễ hơn loại phẳng hoặc lõm. Hãy kiểm tra các phím định hướng. Loại nút tròn kiểu joystick giúp di chuyển trong menu được nhanh hơn nhưng khá hiếm gặp. Hầu hết các máy có 4 phím hướng lên, xuống, trái, phải. Một số ĐTDĐ kết hợp PDA có bàn phím nhỏ. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi dùng những nút bấm tí xíu này nhưng nó vẫn dễ sử dụng hơn loại phần mềm bàn phím trên màn hình cảm ứng của các thiết bị cầm tay. 8. Tích hợp camera: Độ phân giải càng cao, ảnh chụp càng đẹp. Ảnh chụp từ điện thoại di động không đẹp bằng chụp bằng máy ảnh số nhưng nếu điện thoại chụp ảnh của bạn có độ phân giải từ 640 x 480 pixel trở lên thì có thể chụp các bức ảnh ưng ý để đưa lên web hoặc gửi cho người thân. Bạn cũng để ý máy có hỗ trợ chụp ảnh đêm và có đèn flash hay không. Chọn bộ nhớ đủ lớn để chứa ảnh khi chưa có điều kiện chuyển ảnh sang máy tính. 9. Liên lạc và quản lý cuộc gọi: ĐTDĐ thường có nhiều tính năng quản lý cuộc gọi: quay số bằng giọng nói, ghi âm cuộc thoại, danh bạ, quay số nhanh... Hầu hết các máy ĐTDĐ cung cấp tính năng an toàn như hạn chế cuộc gọi đến và đi, khóa bàn phím và chống xóa toàn bộ danh bạ. Một số model thậm chí còn hoạt động như máy bộ đàm 2 chiều, cho phép bạn nói chuyện với người khác có máy cùng chủng loại mà không bị tính cước. Kích hoạt một số tính năng (như hiện số/giấu số, giữ cuộc gọi và gọi cho 2 người cùng lúc) phụ thuộc vào dịch vụ gia tăng của nhà cung cấp. Nếu bạn muốn đàm thoại mà không cần dùng tay (khi lái xe chẳng hạn), hãy tìm một model bán kèm tai nghe hoặc headset. Nếu ghét dây dợ, bạn có thể tính chuyện mua một bộ headset có kết nối không dây Bluetooth. 10. Dữ liệu không dây: Mặc dù rất ít người có nhu cầu truyền dữ liệu qua ĐTDĐ, gần như tất cả các model mới đều có khả năng thực hiện các tác vụ như gửi, nhận email, tải nhặc chuông và các trò chơi đơn giản hoặc kết nối với Internet (qua một trình WAB). Cả ba mạng của MobiFone, VinaPhone, và SFone đều hỗ trợ các dịnh vụ này. Chuẩn GSM chỉ cho phép kết nối với tốc độ thấp: 8 Kb/giây trên mạng GSM, tuy nhiên cả MobiFone và VinaPhone đều đang thử nghiệm dịch vụ GPRS với tốc độ quảng cáo lên tới 115 Kb/giây. Trong thời điểm hiện nay, có lẽ do còn đang thử nghiệm miễn phí nên tốc độ thực thấp hơn rất nhiều. SFone cũng đã hỗ trợ dịch vụ kết nối tốc độ cao...(Còn tiếp)...
mua he
mua he
Trả lời 14 năm trước
Chất lượng ảnh chụp của những chiếc điện thoại ngày nay đã ngang ngửa với máy ảnh số. Sẽ không quá khó để bạn tìm được một chiếc điện thoại chụp ảnh (camera phone) có độ phân giải Megapixel (“chấm”) cao. Tuy nhiên, với một chiếc camera phone thì “chấm” không phải là tất cả, chúng cần phải được kết hợp với các yếu tố khác để làm nên một chiếc điện thoại chụp ảnh chuyên nghiệp. Những gợi ý sau sẽ giúp bạn chọn mua được một chiếc camera phone như ý muốn. Độ phân giải bao nhiêu thì phù hợp? Phần lớn các camera phone tầm thấp hoặc chức có năng chụp ảnh chỉ để cho… vui thì độ phân giải hình ảnh thường ở mức 640x480 pixel (camera 0,3MP). Tuy nhiên, với độ phân giải này, hình ảnh khi xem trên điện thoại sẽ không có vấn đề gì (vì là màn hình nhỏ), nhưng khi xem trên máy tính hoặc các loại màn hình lớn khác, ảnh sẽ bị vỡ và mờ đi rất nhiều. Dĩ nhiên, đây không phải là chiếc camera phone mà nhiều người lựa chọn. Nếu bạn cần mua một chiếc camera phone, thì mức “chấm” thông thường phải từ 2.0MP (1632 x 1224 px) trở lên. Tất nhiên, con số 2MP không thể giúp điện thoại trở thành một chiếc máy ảnh chuyển nghiệp được. Số “chấm” mà người dùng thường mong đợi từ một chiếc camera phone phải từ 3MP (2000 x 1504 px) hoặc 3.2MP (2064 x 1552 px) trở lên. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn một chiếc camera phone có “chấm” phù hợp. Trong hầu hết trước hợp, số megapixel càng cao thì tấm ảnh của bạn càng sắc nét. Truyền ảnh sang máy tính như thế nào? Phần lớn những người chụp ảnh bằng điện thoại đều muốn chuyển ảnh sang PC để sửa chữa. Nếu điều này thực sự quan trọng với bạn, thì nên chọn những chiếc phone có thể “upload” ảnh sang máy tính thông qua cổng hồng ngoại, Bluetooth, USB hoặc thẻ nhớ flash (MultiMediaCard hoặc Secure Digital). Nếu điện thoại của bạn hỗ trợ thẻ flash thì càng tốt, nó sẽ giúp lưu trữ nhiều ảnh hơn mà không phải phụ thuộc vào bộ nhớ trong của điện thoại (thường rất thấp). Tốt hơn hết là bạn chọn những mẫu điện thoại có nhiều lựa chọn “upload” ảnh sang máy tính. Chẳng hạn như Nokia 3650 có thể gửi ảnh qua Blutooth, hồng ngoại và thẻ nhớ MMC; còn Nokia N95 có thể gửi ảnh qua kết nối Wi-Fi, Bluetooth, USB 2.0. Gửi ảnh cho bạn bè bằng cách nào? Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ không dây đều cho phép khách hàng gửi tin nhắn đa phương tiện MMS. Một chiếc camera phone cần phải hỗ trợ MMS để gửi ảnh, video clip và file audio. Tuy nhiên, nếu bạn gửi ảnh cho bạn bè thông qua MMS thì cũng cần phải chắc rằng điện thoại của bạn của bạn phải hỗ trợ tính năng này để họ có thể download ảnh xuống. Camera có đèn flash không? Đèn flash là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn chọn được những bức ảnh “có thể chấp nhận được” trong điều kiện ánh sáng tối. Không phải chiếc camera phone nào cũng có đèn flash, vì vậy bạn hãy coi đây là điều kiện không thể thiếu đối với một chiếc phone chụp ảnh chuyên nghiệp. Đa số những chiếc camera phone chuyên nghiệp điều có đèn flash, chẳng hạn như: Samsung E350, LG VX6100, Samsung D830, Nokia 6215… Ống kính camera có thể xoay được không? Một số mẫu điện thoại chụp ảnh như Hitachi G1000 có ống kính camera xoay, giúp bạn chụp được những tấm hình ở các góc đặc biệt (thậm chí bạn có thể tự chụp chân dung mình). Và một số mẫu điện thoại Samsung dạng xoay như SPH-A600 (màn hình xoay) có thể chụp ảnh ngay cả khi điện thoại đã đóng vào. Điện thoại có khả năng nhận dạng ảnh của người gọi không? Hiện nay có nhiều camera phone (chẳng hạn như Hitachi G1000, Nokia 3650, và Sanyo SCP-5300) cho phép bạn kết hợp ảnh với tên, địa chỉ, và số điện thoại của người gọi trong sổ địa chỉ. Với chức năng nhận dạng người gọi qua ảnh, bạn sẽ dễ dàng nhận ra người gọi cho mình là ai (trong trường hợp có nhiều người trùng tên) trước khi quyết định nghe máy. Thời lượng sử dụng pin Những chiếc camera phone có đèn flash sẽ ngốn của bạn khá nhiều pin. Thường thì thời lượng sử dụng pin mà các nhà sản xuất điện thoại đưa ra chỉ mang yếu tố quảng bá và không thực sự chính xác so với khả năng thực của pin. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra nguồn đánh giá (trên các tạp chí công nghệ) của bên thứ ba về chiếc điện thoại mà mình định mua. Tốt nhất là nên chọn muốn chiếc có thời gian đàm thoại tối thiểu 3 tiếng đồng hồ. Màn hình hiển thị Khi ra ngoài trời nắng, màn hình màu LCD chuẩn trên trên các hệ máy ảnh số, máy quay cầm tay, máy tính xách tay và những thiết bị khác thường bị giảm độ tương phản, dẫn tới hình ảnh hiển thị bị mờ, khó nhìn. Vấn đề này cũng xảy ra đối với màn hình LCD của điện thoại. Một số mẫu camera phone như Sony Ericsson T610 và T616 mặc dù có màn hình LCD 65.000 màu nhưng khi ra ngoài trời nắng, hình ảnh hiển thị mờ đi rất nhiều. Trước khi mua bạn phải thử điện thoại ngoài trời nắng để chắc rằng màn hình của chúng vẫn xem được bình thường. Kích thước Kích thước và mẫu mã của những chiếc camera phone rất đa dạng, có thể từ mỏng và bóng bẩy tới “béo” và đồ sộ. Chẳng hạn, một chiếc camera phone được coi là “yếu liễu đào tơ” nhất là Sony Ericsson T616 có kích cỡ: 4x1,7x0,7-inch, nặng 96g. Ngược lại, chiếc Hitachi G1000 (lai giữa Pocket PC và điện thoại) có kích cỡ: 5,8x3,3x8,4-inch và nặng 238g. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn mà chọn chiếc camera phone có thể để gọn trong túi hoặc mang theo bên mình (để trong bao da). Liệt kê danh sách các tính năng mà bạn muốn Có thể bạn sẽ không có được tất cả các tính năng này nhưng chúng sẽ giúp bạn tìm được khối thứ mong muốn. Chẳng hạn như chiếc Sony Ericsson T610 và T616 cho phép bổ sung hiệu ứng cho ảnh (đen, trắng và màu nâu đỏ), cùng chế độ Night Mode giúp tăng ánh sáng khi chụp ảnh ngoài trời tối. Một số camera phone khác như Nokia 3650 có thể chụp hình, và quay video không gây tiếng động; hay như LG VX6000 có chế độ chụp hẹn giờ. Kiểm tra chế độ bảo hành Hãy luôn luôn nhớ rằng bạn cần kiểm tra kỹ chế độ bảo hành sản phẩm khi mua một chiếc điện thoại mới để trong trường hợp nó bị hỏng hóc, bạn có thể sửa chữa hoặc đổi lại cái mới. Thử trước khi mua Vẫn luôn là như vậy, trước khi mua bất cứ sản phẩm công nghệ nào, bạn nên thử kỹ chúng (kiểm tra màn hình ngoài trời, thử gửi ảnh qua máy tính, chụp ảnh xem có nét không, hay kiểm tra khả năng kết nối của điện thoại…) để chắc rằng mọi thứ đều ổn và “hoàn hảo” như lời các nhà sản xuất đưa ra.
mùa đông
mùa đông
Trả lời 14 năm trước
Một số lưu ý thêm khi mua ĐTDĐ 1- Chế độ bảo hành Xem xét kỹ xem hàng là chính hãng (có tem BH của các nàh phân phối) hoặc hàng xách tay. Về nguyên tắc thì đều do công ty mẹ sản xuất thôi, nhưng nếu có nhà PP và BH ở VN sẽ đỡ lo về phần hậu mãi. 2- Có dễ mua linh kiện, phụ kiện của máy không. Với khách hàng thích mày mọ SW thì các phụ kiện như cable, SW, hoặc các phụ kiện khác như tai nghe, sạc, pin... là điều không thể thiếu 3- Tính tương thích với các ứng dụng, trò chơi... Với các model hỗ trợ hệ điều hành như Windows Mobile, Synbian OS..thì việc cập nhật các ứng dụng, trò chơi là không khó. Tuy nhiên, với các mẫu điện thoại không có hệ ĐH thì việc này khó hơn một chút. Một số model cho phép nạp games JAVA trực tiếp từ máy tính, một số model khác thì chỉ cho phép nạp games, ứng dụng qua WAP. 4- Tính năng máy với nhu cầu cần mua Mua điện thoại về thì nhu cầu chính là alo, nghe gọi, nhắn tin. Thế nhưng, những mẫu điện thoại ngày nay càng hỗ trợ nhiều tính năng, và điều đó cũng khiến túi tiền cũng tiêu hao theo nó. Nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, FM radio, thẻ nhớ, GPS...càng nhiều tính năng thì càng tốn. Cần tỉnh táo khi quyết định...(còn tiếp)....