Mẹo mua PDA Phone cũ

Ngày nay, việc sử dụng điện thoại có chức năng PDA không còn là điều hiếm thấy – đặc biệt là với học sinh sinh viên và người dùng văn phòng. Các loại điện thoại PDA ngoài việc giúp giữ liên lạc còn chứa đựng nhiều thông tin quan trọng, nhắc nhở công việc, duyệt web... và nhiều chức năng đáng giá khác. Tuy nhiên giá của các loại PDA này thướng cao hơn nhiều so với các loại điện thoại thông thường. Những mẫu mới của HTC có giá trên dưới 10 triệu nằm ngoài khả năng của nhiều người. Chính vì thế, các loại máy cũ luôn là lựa chọn được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, cũng giống như mua các loại đồ điện tử cũ khác, mua PDA cũ cũng có nhiều điểm mà bạn nên quan tâm để tránh bị mua hớ. [b]1. Kiểm tra ngoại hình:[/b] Điểm đầu tiên mà bạn sẽ làm và cũng là điểm đơn giản nhất chính là kiểm tra vẻ bề ngoài của máy. Trong bước này, công việc chỉ đơn giản là tìm xem máy có vết xước, móp hay các vết mông má lại hay không. Chú ý xem các mảng nắp máy có bị khác màu nhau không (vỏ thay thường có màu không đồng đều). Xem xét kĩ các mép máy xem có vết cạy hay không. Mỗi yếu tố đều có thể ảnh hưởng tới quyết định giá cả cũng lựa chọn mua / bỏ của bạn. Trong khi kiểm tra ngoại hình, bạn có thể kiểm tra tem với kí hiệu VOID trên thân máy, tem này thường che vít bên dưới nắp pin. Mặc dù việc làm giả tem VOID còn gây nhiều tranh cãi nhưng nhìn chung sự hiện diện của nó cũng góp phần đảm bảo máy chưa bị tháo mở, sửa chữa. [b]2. Kiểm tra màn hình:[/b] Trước tiên, bạn hãy xem màu sắc của màn hình có bình thường không (nên xem từ nhiều hướng khác nhau). Lưu ý tìm các hiện tương dễ thấy như vết bầm hay xước xát trên màn hình. Tiếp đó, bạn mở camera máy rồi che nó lại để xem màn hình có điểm chết hay bị kẹt màu nào không. Sau khi kiểm ta về màu sắc, bạn chuyển qua bước kiểm tra cảm ứng. Do đa số các loại PDA đều sử dụng màn hình cảm ứng nên đây là bước rất quan trọng. Trước tiên, bạn nên thử bút ấn xem có chuẩn không (nên dùng bút để đảm bảo độ chính xác). Nếu màn hình có hiện tượng bị lệch cảm ứng, bạn vào Start/Setting/System/Screen (trên máy sử dụng Windows Mobile) rồi chọn Align Screen để chỉnh lại bốn góc màn hình. Nếu tình trạng sau khi chỉnh không khá hơn thì bạn không nên mua máy vì lệch cảm ứng là lỗi rất khó sửa (trừ khi thay thế tốn kém) và thường là hệ quả của việc rơi rớt trong quá trình sử dụng. [b] 3. Kiểm tra chức năng thoại và loa ngoài:[/b] Bạn gọi thử vào một máy điện thoại khác rồi nói chuyện khoảng 1 phút xem có hiện tượng gì lạ không. Lưu ý rằng độ lớn của loa và độ nhạy của mic (cũng như khả năng chỗng ồn nhiễu) là những yếu tố quan trọng. Một số mẫu PDA có độ lớn của loa chịu ảnh hưởng của phần mềm nền có thể thay đổi về sau nếu cần. Nhìn chung, chỉ cần chất lượng thoại tốt, chất lượng nghe rõ ràng là được. Sau đó, bạn kiểm tra loa ngoài của máy (có thể chuyển chế độ Speaker Phone khi đang gọi điện để kiểm tra luôn) bằng việc mở nhạc hoặc thử nháy máy kêu chuông. [b] 4. Kiểm tra nút bấm cứng trên thân máy:[/b] Mặc dù xu hướng chung của các nhà sản xuất là tối giản nút vật lý trên thân máy và chuyển qua sử dụng nút ảo. Tuy nhiên các nút này vẫn tồn tại. Trong số chúng, các nút thường sử dụng như chỉnh âm lượng, công tắc nguồn, nút chụp ảnh, các nút mũi tên hướng … là quan trọng nhất. Bạn cần đảm bảo chúng ấn dễ dàng, không nút nào bị ấn lặp hay kém nhạy để tránh sự khó chịu trong quá trình sử dụng về sau. [b]5. Kiểm tra pin:[/b] Do có nhiều chức năng nên các loại PDA thường có pin ngắn hơn so với điện thoại thông thường. tuy nhiên, nó vẫn phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Trong quá trình dùng thử ở các bước trên, bạn nên để ý mức báo của pin. Nếu pin giảm quá nhanh hoặc quá chậm đều là yếu tố nghi vấn. Thông thường pin xịn của nhà sản xuất sẽ báo chính xác dung lượng còn pin hàng ngoài thường có hiện tượng rút chậm ban đầu nhưng sẽ đột ngột tụt xuống khi ở mức giữa. Thời lượng sử dụng pin cũng phải ở mức tương đối – đặc biệt là với máy có GPS hay Wifi bởi nếu không bạn sẽ chẳng tận dụng được những tính năng này. [b]Một số lưu ý khác:[/b] - Tốt nhất bạn nên mua máy cũ của người quen hoặc qua các mối có uy tín. Một số cửa hàng bán điện thoại cũng có dịch vụ bán máy cũ tương đối tốt. Hạn chế giao dịch ở những nơi công cộng như quán trà đá hay quán nước ven đường, tốt nhất nên mua bán tại những nơi có địa chỉ cụ thể hoặc tốt nhất là nhà riêng / cửa hàng. - Hạn chế mua máy không có nguồn gốc, có giá quá rẻ so với thị trường chung (tham khảo trên các diễn đàn chuyên bán đồ cũ để nắm mức giá trung bình). - Bạn nên tìm hiểu kĩ các chức năng của máy qua báo chí, Internet hoặc các chuyên gia điện thoại để biết máy mình mua có những gì nhằm kiểm tra cho dễ và đỡ mất thời gian hỏi han. - Luôn luôn giữ vững nguyên tắc “tốt máy hơn tốt nước sơn”. Một chiếc máy có vỏ ngoài xấu nhưng máy móc còn tốt vẫn có thể thay vỏ được, nhưng một chiếc máy được tút lại nhưng máy móc bên trong lại lộn xộn thì chỉ làm phí tiền của bạn mà thôi. - Nhớ yêu cầu người bán bảo hành hoặc bao dùng thử. Những người bán hàng tử tế thường sẽ không ngại nhận lại máy nếu máy có trục trặc đồng thời nhiệt tình chỉ dẫn trong quá trình kiểm tra khi giao dịch.
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Thanks! thông tin có ích