Làm thế nào để hiểu các thông số kỹ thuật trên máy chiếu ?

Việc đọc hiểu các thông số ghi trên chiếc máy chiếu khi bạn có nhu cầu mua là vô cùng quan trọng. Các thông số kĩ thuật sẽ giải đáp tất cả những thông tin, cũng như khả năng trình chiếu của sản phẩm. Vậy làm thế nào để đọc hiểu được các thông số kĩ thuật trên máy chiếu một cách chính xác nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết:

1. Độ phân giải thực ( Native Resolution)

Là độ phân giải của vật lí. Thể hiện số lượng của điểm ảnh xuất hiện trên bề mặt của con chip DMD hoặc số điểm ảnh do nhà sản xuất cấu tạo trang bị trên tấm nền LCD của máy sử dụng công nghệ 3LCD. Thông thường các sản phẩm máy chiếu dùng cho các văn phòng hay trường học thường có độ phân giải màn hình là SVGA(600pixel), XGA(768pixel) hoặc FullHD(1080pixel).

2. Độ phân giải tối đa ( Max supported resolution)

Thể hiện độ phân giải của máy khi ở mức cực đại, mức độ đáp ứng của máy với các nguồn tín hiệu. độ phân giải tối đa sẽ làm giảm số lượng pixel ở nguồn tín hiệu để đảm bảo phù hợp giúp hình ảnh khi được trình chiếu trên màn hình xem được.

Nếu máy chiếu có độ phân giải thực cao thì các hình ảnh được trình chiếu có chất lượng tốt, đáp ứng được các điều kiện như chi tiết hình ảnh, độ chuyển màu của các tài liệu, mô hình hay văn bản với tốc độ, màu sắc mượt mà.

3. Độ tương phản ( Aspect Ratio)

Được thể hiện bằng thương của vùng sáng nhất của hình ảnh chia cho vùng tối nhất  do máy chiếu tạo ra. Nếu độ tương phản có tỉ lệ càng cao thì màu sắc và hình ảnh xuất hiện trên máy chiếu càng đjep và trung thực. nếu lựa chọn, bạn nên lựa chọn các máy có tỉ lệ tương phản tối thiểu từ 400:1 để hình ảnh trong hơn.

4. Tỉ lệ khung hình (Aspect Ratio)

Tỉ lệ phổ biến của khung hình rơi vào khoảng 16:9 là hợp lí chuẩn quốc tế:

1.33:1 (4:3) Chuẩn cho loại màn hình truyền hình và máy tính

1.41:1 ( giấy A4)

1.5:1 (3:2) Phim 135 không dùng cho các phim có hình ảnh chuyển động)

1.6:1 (8:5) Tỉ lệ màn hình của máy tính phổ biến.

1.6180:1 Tỷ lệ vàng

1.85:1 là màn hình rộng.

Chưa có câu trả lời nào