Làm sao để kiểm tra những thông tin về phần cứng của một máy tính cũ? Làm sao để biết máy có còn nguyên vẹn hay đã bị “luộc” sau khi đi sửa chữa?

[:-/] Giúp em với các bác hay có phần mềm nào để xem không
Tuấn Anh
Tuấn Anh
Trả lời 14 năm trước
Đầu tiên là phải dùng đĩa Hirren Boot để test xem các phần cứng còn tốt không, hdd có bad không, ram có lỗi không sau đó vào Win dùng các chương trình CPU-Z để test thông số cấu hình dùng các chương trình PCMark để test kỹ xem các phần hdd, ram, vga,... có còn chạy tốt không bật máy và tắt máy đi, khởi động lại 3, 4 lần xem có trục trặc gì không với ram thì chạy chương trình memtest rất nhẹ mà hữu ích ngoài ra chạy thử video maker có sẵn trong winxp, nếu ram lởm là máy treo cứng ngay ngoài ra còn cần có chút kinh nghiệm để biết là hàng chính hãng xịn hay "hàng ngoài" .....
quaque
quaque
Trả lời 14 năm trước
Đây thường là những câu hỏi đặt ra của rất nhiều bạn, để trả lời các câu hỏi này thì một số chọn phương án mở nắp máy trên thùng máy nhưng phương án này sẽ trở nên vô hiệu đối với máy tính xách tay. Thế thì giải pháp nào thật sự hiệu quả, bạn hãy thử sử dụng phần mềm để kiểm tra những thông tin phần cứng xem sao. Trong số đó, hai phần mềm được xem là hiển thị đầy đủ và chính xác những thông số máy tính là Fresh Diagnose 8.1 và PC Wizard 2009. [gallery]/5/vei1256633389.jpg[/gallery] [b]1. Giao diện sử dụng và các tính năng chính.[/b] Sau khi cài đặt Fresh Diagnose, bạn bước vào giao diện chính của chương trình gồm có: thanh công cụ (ở phía trên), các menu nằm ở dạng cây thư mục (ở bên trái), các menu dạng nút lệnh (ở bên phải). Ở hệ thống các menu ở bên trái sẽ cung cấp những thông tin về: Software System-các phần mềm, tác vụ, dịch vụ có liên quan đến hệ thống; Hardware System-hệ thống các phần cứng: processor, BIOS, CMOS,…; Devices-các thiết bị phần cứng của máy; Network and Internet-các thiết bị mạng; Multimedia-quản lí các phần mềm ảnh hưởng đến việc phát các tập tin đa phương tiện; Database System-dữ liệu của hệ thống; Hardware Resources-tài nguyên phần cứng; Snapshot-chụp nhanh các tiến trình, module, windows; Trace-lịch sử làm việc của máy; Benchmarks-đo máy. Ở mỗi menu như thế gồm rất nhiều chủ đề, khi chọn thì nó sẽ hiện đầy đủ chi tiết những thông tin ở cửa sổ bên phải để bạn kiểm tra. Nên nếu ở chương trình này thì một số bạn mới làm quen sẽ rất khó tìm đúng thông tin mà mình muốn kiểm tra. Trong khi đó, giao diện của PC Wizard 2009 có phần đơn giản hơn và khoa học hơn chỉ có năm thẻ chính ở cửa sổ bên trái: Hardware, Configuration, System Files, Resources, Benchmark. Khi chọn một thẻ thì các biểu tượng của từng chủ đề sẽ hiện ra (nếu không biết biểu tượng đó là gì thì bạn đưa chuột vào sẽ xuất hiện chú thích), đồng thời cũng hiện ra những thông tin ở cửa sổ bên phải khi chọn chủ đề. Bên cạnh những tính năng chính là cung cấp các thông tin phần cứng thì Fresh Diagnose 8.1 còn theo dõi những hoạt động của Windows, Search, Run, Browser, Internet Cache, …giúp cho việc kiểm tra tốt hơn. [b] 2. Sử dụng tài nguyên [/b] Khi phần mềm Fresh Diagnose đang hoạt động (đang phân tích) trên máy có cấu hình CPU 2,41GHz, RAM 272MB thì chiếm khoảng 3-8MB RAM, còn PC Wizard chiếm khoảng 6,2-17MB RAM. Cho thấy, việc chiếm dụng tài nguyên của PC Wizard 2009 cao hơn gấp đôi so với Fresh Diagnose 8.1, điều này có thể giải thích là do PC Wizard chạy thường trú trên thanh hệ thống và khi thu nhỏ cửa sổ thì sẽ có dòng chữ màu xanh trên màn hình desktop (phía trên, bên phải) hiển thị tốc độ hoạt động của CPU. Dung lượng tập tin cài đặt của hai phần mềm này cũng có sự khác biệt Fresh Diagnose 8.1 là 2MB, PC Wizard 2009 là 4,77MB. [gallery]/5/bsk1256633388.jpg[/gallery] [gallery]/5/atv1256633517.jpg[/gallery] Từ một số đặc điểm kể trên của hai phần mềm và tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như những kiến thức có được về các thông số máy tính thì bạn hãy chọn cho mình một phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính phù hợp. [b]Bùi Thanh Liêm[/b]
Phan Đăng Hải
Phan Đăng Hải
Trả lời 14 năm trước
Cách dễ dàng nhất là bạn hãy mở máy ra ghi lại tất cả các số seri của các thiết bị rồi hãy mang đi sửa. hoặc bạn hãy dùng phần mềm everest ultimate xem nào. giao diện đẹp thông tin chi tiết về các thiết bị của bạn hãy report nó ra rồi so sánh kết quả sau khi sửa nha
Hồ Sỹ Vĩnh
Hồ Sỹ Vĩnh
Trả lời 14 năm trước
Trích dẫn:
Từ bài viết của anhnga7684
Đầu tiên là phải dùng đĩa Hirren Boot để test xem các phần cứng còn tốt không, hdd có bad không, ram có lỗi không

sau đó vào Win dùng các chương trình CPU-Z để test thông số cấu hình

dùng các chương trình PCMark để test kỹ xem các phần hdd, ram, vga,... có còn chạy tốt không

bật máy và tắt máy đi, khởi động lại 3, 4 lần xem có trục trặc gì không

với ram thì chạy chương trình memtest rất nhẹ mà hữu ích

ngoài ra chạy thử video maker có sẵn trong winxp, nếu ram lởm là máy treo cứng ngay

ngoài ra còn cần có chút kinh nghiệm để biết là hàng chính hãng xịn hay "hàng ngoài" .....

Trần Ngọc Tiến
Trần Ngọc Tiến
Trả lời 13 năm trước

Bây giờ rồi máy tính rẻ mà, sao phải mua máy cũ làm gì?

Bạn không có nhiều tiền thì chọn linh kiện đủ để dùng thôi, quan trọng là lấy hàng chính hãng mà dùng, linh kiện linh tinh dùng máy mệt lắm.

Có thể mua chỉ Main, CPU, Ram, ổ cứng thôi, không cần ổ CD nữa( bảo ng ta làm cho cái ghost mà dùng ), dùng màn hình cũ đi,thế là máy chạy ngon và ổn định luôn.

Tôi không bao giờ mua máy cũ, hjj

Bạn có thể tham khỏa tại : http://vatgia.com/kingdombestforyou