Đánh giá chi tiết laptop Dell Vostro V13?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[gallery]/18/wlw1268377154.jpg[/gallery] Dell Vostro V13 được tung ra hướng đến một phân khúc thị trường chủ lực của Dell, đối tượng doanh nhân hoạt động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thừa hưởng những tố chất đặc trưng của dòng laptop Dell Adamo (xem review), VostroV13 vẫn giữ nguyên thiết kế mỏng – nhẹ cùng vẻ bề ngoài đầy mê hoặc nhưng lại được cải tiến rất nhiều chi tiết “đắt giá”. Chính những điểm cải tiến này khiến những ấn tượng của tôi với Vostro V13 là thú vị và hấp dẫn hơn nhiều so với khi trải nghiệm Adamo. [b]Cấu hình và các tùy chọn nâng cấp[/b] Tại thị trường Mỹ, Dell Vostro V13 có giá khởi điểm chỉ từ 450USD cho phiên bản dùng CPU Celeron M ULV 743 (1MB cache, 1.3GHz, FSB 800MHz) đi kèm với hệ điều hành Linux. Phiên bản cao cấp nhất sử dụng CPU Intel ULV SU7300 (tốc độ 1.3GHz, 3MB cache). Tất cả các phiên bản xây dựng sẵn đều được trang bị 2GB RAM DDR3 bus 1066MHz (tối đa 4GB, cộng thêm 175USD … ặc ặc), ổ cứng từ 250GB cho đến 320GB (tốc độ 7200rpm, tối đa 500GB, cộng thêm 77USD). Bạn cũng có thể mua thêm ổ đọc DVD RW 8x gắn ngoài vì bản thân Dell Vostro V13 không được trang bị ổ đĩa quang, mức phí cộng thêm là 90USD cho tùy chọn này. Cấu hình cao nhất với chế độ bảo hành 3 năm, không đi kèm các phần mềm, sẽ tiêu tốn của bạn khoảng 1.261USD (build cấu hình Dell Vostro V13). [gallery]/18/ghk1268377154.jpg[/gallery] Qua tham khảo giá tại một số cửa hàng bán lẻ laptop, Dell Vostro V13 ( bộ xử lý SU7300, 2GB RAM, HDD 500GB) đang được bán với giá khoảng trên dưới 17 triệu đồng một chút (đã có VAT). Đồng thời, tại cửa hàng bán lẻ laptop Hợp Nhất, Dell Vostro V13 đang được bán với giá khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn: 15.400.000 VND (đã bao gồm VAT), chương trình được áp dụng đến hết tháng 3. Ngoài ra, một phiên bản khác sử dụng CPU SU3500 (một nhân) và có dung lượng ổ cứng thấp hơn cũng sẽ được bán tại Việt Nam. [b]Thiết kế tổng quan [/b] Dell VostroV13 được thiết kế với toàn bộ phần vỏ ngoài được gia công bằng nguyên liệu nhôm. Nhưng khác với các model laptop cao cấp như Macbook Pro, Macbook Air hay Dell Adamo có phần vỏ được cắt từ nhôm khối, Dell chọn một giải pháp truyền thống và ít tốn kém hơn cho Vostro V13: Chọn phần vỏ nhựa cứng bên trong và “ốp” các phiến nhôm được dập rời cho phần khung ngoài. [gallery]/18/bhr1268377154.jpg[/gallery] Dù vậy, xét về chất lượng thiết kế, độ cứng cáp của toàn bộ khung-vỏ Vostro V13 thì nó không hề thua kém các model cao cấp khác. Các mối ghép được gắn chắc chắn và tỉ mỉ, phần khung bảo vệ màn hình cũng được chăm chút. Nếu thử lấy tay ấn nhẹ vào sau màn hình của Vostro V13 khi đang hoạt động, bạn sẽ không nhận ra sự biến dạng của panel LCD mặc dù độ dày của màn hình chỉ khoảng 3mm. Các model máy trong cùng tầm giá thường cho kết quả ngược lại. Sự cứng cáp của Vostro V13 là điểm gây ấn tượng nhất với tôi khi đề cập đến thiết kế tổng quan máy, chúng ta sẽ tiếp tục với các chi tiết khác. [gallery]/18/bjn1268377154.jpg[/gallery] Như đã nói ở phần đầu bài, Dell Vostro V13 có thiết kế thừa hưởng đáng kể từ Dell Adamo. Các cổng giao tiếp bao gồm 1 cổng LAN RJ45, 1 cổng eSATA/USB combo, 1 cổng USB, 1 cổng xuất D-Sub và giắc cắm nguồn được dời ra phía gáy máy. Ngoài ra, Dell Vostro V13 cũng được trang bị đầu đọc thẻ nhớ và khe cắm ExpressCard bên cạnh phải của máy cũng như 2 giắc 3.5 ly cho tai nghe-mic ở cạnh trước. [gallery]/18/aue1268377155.jpg[/gallery] Phần vỏ màu trắng bạc tương phản rõ rệt với phần thân đen bên trong cùng các đường vạt góc cứng cáp tạo cho Dell Vostro V13 một vẻ ngoài rất thu hút, mỏng và trông vẫn đắt tiền. Với độ dày chỉ 16.5mm cùng trọng lượng 1.6Kg, Vostro V13 có thể so sánh được với các netbook về khả năng linh động trong khi hiệu năng cao hơn đáng kể. [b]Bàn phím và TouchPad[/b] [gallery]/18/cug1268377273.jpg[/gallery] Bàn phím trên Dell Vostro V13 có kích thước tiêu chuẩn. Kích thước của các phím là 19mm (cạnh bề mặt tiếp xúc 16mm), các đường viền lõm có độ rộng 1.5mm tạo nên các rãnh phân cách các phím với nhau. Thiết kế này giúp bạn hạn chế việc gõ sai cũng như hỗ trợ bạn định vị các phím tốt hơn. Layout phím không có gì đặc biệt. Phím Enter lớn đặt cạnh dãy phím Home, Pageup, Page down, End bên cạnh phải. Các phím chức năng như tăng giảm độ sáng màn hình, loa, sleep, xuất tín hiệu ra màn hình ngoài, v.v… đều được kích hoạt khi nhấn phối hợp với phím Fn. Cảm giác gõ phím tốt, phím nhạy, nhẹ, độ nẩy vừa phải và tạo nên các tiếng tanh tách gần như khi gõ các phím cơ truyền thống. Bàn phím vẫn bị flex khi bạn ấn quá mạnh nhưng khi với nhịp gõ bình thường sẽ không đem lại điều gì gây khó chịu. Các phím có kích thước lớn như Enter hoặc Space bar tạo tiếng ồn lớn hơn một chút khi gõ nhưng cảm giác gõ khá “cân” ở mọi vị trí trên phím. [gallery]/18/lne1268377273.jpg[/gallery] Touchpad có kích thước khá lớn với một đường viền bằng nhựa bóng quanh mép để phân biệt với phần thềm nghỉ. Bề mặt được gia công tốt, hơi nhám một chút nhưng khi di không bị cảm giác rít dù ngón tay bị ẩm. Cảm ứng di chuyển ngón tay rất tốt nhưng thao tác gõ ngón trên mặt touchpad không nhạy lắm, cần nhiều lực gõ để touchpad có thể xác nhận lệnh. Vì thế, khi click hoặc quét khối có thể bạn sẽ gặp đôi chút phiều phức. Touchpad của Dell Vostro V13 cũng hỗ trợ multi-touch với các thao tác như cuộn chuột hoặc zoom. Hai phím chuột bên dưới là dạng phím cơ học, mềm và không cần nhiều lực để gõ hoặc giữ phím. Tôi thích loại phím này hơn các phím cứng của Dell Adamo. [b]Màn hình[/b] Dell Vostro V13 được trang bị màn hình đèn nền LED 13.3 inch tỷ lệ 16:9HD với độ phân giải 1366 x 768 pixel. Tỷ lệ màn hình 16:9 rất phù hợp cho môi trường giải trí với phim ảnh hoặc game. Tuy nhiên, khi lướt web hoặc xem văn bản, tài liệu, bạn sẽ phải cuộn chuột nhiều hơn để xem cùng một lượng nội dung nếu so sánh với màn hình tỷ lệ 4:3. Bề mặt màn hình được phủ nhám nhưng vẫn bóng đủ để gây chói khi bạn nhìn ở các góc nghiêng (khi độ sáng màn hình giảm). Nhưng khi nhìn trực diện, tính năng chống chói của lớp phủ nhám thể hiện xuất sắc vai trò của mình. [gallery]/18/urs1268377273.jpg[/gallery] Khớp màn hình của Vostro V13 có thiết kế hơi khác so với Dell Adamo. Thiết kế mới cho phép Dell che đi toàn bộ phần khớp màn hình bằng kim loại khi bạn mở nắp máy. Chi tiết này giúp cho Vostro V13 trông “lịch sự” hơn. Khớp màn hình mở nhẹ nhàng nhưng lại rất cứng cáp. Khi bạn gập nắp máy, 2 nam châm đặt ngầm trong thân máy sẽ hút và giữ màn hình ở vị trí cố định. Màu sắc cũng như độ tương phản thể hiện trên màn hình của Dell Vostro V13 chỉ ở mức trung bình. Nhưng bạn nên nhớ, Vostro V13 được sinh ra để phục vụ cho công việc là chính, vì thế nó không thực sự cần một màn hình panel IPS đắt tiền như các hệ thống dành cho giới thiết kế đồ họa. Góc nhìn của Dell Vostro V13 khá tốt, khoảng 60-70 độ khi nhìn ngang và khoảng 30 độ khi nhìn từ dưới lên sẽ không làm màu sắc cũng như độ sáng màn hình biến đổi nhiều. [b]Loa[/b] Dell Vostro V13 chỉ được trang bị duy nhất một loa đặt ngầm ở bên dưới bàn phím trải (vị trí các phím WASD). Khi xem phim trên Dell Vostro V13, bạn sẽ có cảm giác âm thanh trực tiếp phát ra từ màn hình, một hiệu ứng thú vị với thiết kế loa đặt ngầm. Âm lượng loa không quá lớn, chất âm thông thường như các loại laptop khác và hơi rè khi đặt mức âm lượng tối đa. [b]Kết nối không dây[/b] Dell Vostro V13 sử dụng card mạng Intel Wi-Fi Link 5100AGN, một trong các thành phần cấu thành nền tảng Intel Centrino 2 (Montevina). Chúng tôi tiến hành đo khả năng thu-phát sóng WiFi của Dell Vostro V13 thông qua router Buffalo ở 2 vị trí. Tên thiết bị là Dell-PC. Vị trí đầu tiên, máy cách router 3.5m, chặn bởi một lớp tường. [gallery]/18/jof1268377273.jpg[/gallery] Vị trí thứ hai, máy cách router 10m, chặn bởi 4 lớp tường. [gallery]/18/mgk1268377273.jpg[/gallery] Ngoài ra, Dell Vostro V13 cũng được trang bị kết nối Bluetooth. Chúng tôi không thử nghiệm tốc độ cũng như tính ổn định của loại kết nối này. [b]Pin và thời gian sử dụng máy[/b] Dell Vostro V13 được thiết kế với pin gắn chết bên trong thân máy. Dung lượng pin theo như công bố của Dell là 30WHr, khá ít ỏi so với các hệ thống khác. Vì lý do đó, tôi không trông đợi nhiều vào kết quả thử nghiệm thời gian hoạt động của Vostro V13. [gallery]/18/xlv1268377417.png[/gallery] Sử dụng công cụ Kill-A-Watt, chúng tôi đo được điện năng tiêu thụ của hệ thống khi vừa sạc (từ 0%) vừa lướt web là 44-46W, máy sạc (từ 0%) và hoàn toàn không tải là 39W. Khi máy được sạc đầy (100%), đo lại khi không tải, Dell Vostro cho kết quả khoảng 6-8W và khi lướt web là 17-19W. Sau khi thử nghiệm theo quy trình, chúng tôi đã có những trải nghiệm thực tế theo thói quen sử dụng cá nhân. Khi chỉ soạn thảo văn bản đơn thuần với độ sáng màn hình 40%, không bật Wi-Fi, Dell Vostro V13 chạy được 3 giờ 19 phút (199 phút) trước khi vào trạng thái Sleep. [b]Nhiệt độ và độ ồn[/b] Để đo nhiệt độ máy, chúng tôi cho máy chạy ở chế độ lướt web (tương tự như khi test pin) trong vòng 1 tiếng và ghi nhận nhiệt độ tại các vị trí quan trọng (bề mặt nơi thường tiếp xúc với cơ thể) bằng súng đo nhiệt dùng tia hồng ngoại. [gallery]/18/jhe1268377424.jpg[/gallery][gallery]/18/nlm1268377471.jpg[/gallery] Cùng thời điểm đó, nhiệt độ ghi nhận tại bề mặt các lá nhôm ở khe thoát nhiệt cho nhiệt độ lên đến 54 độ C. Nhiệt độ hoạt động trung bình trên bề mặt cũng như lượng nhiệt tích tụ cao tại các lá nhôm đã chứng tỏ hệ thống tản nhiệt thiết kế bên trong Vostro V13 hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, thiết kế tận dụng tối đa không gian bên trong của các máy mỏng như Vostro V13 đều có điểm yếu là khi hoạt động trong thời gian dài thường rất nóng, đặc biệt là trong điều kiện môi trường tương đối kín gió. Ở điều kiện hoạt động khá khắc nghiệt (phòng nóng, kín gió), Dell Vostro V13 đạt nhiệt độ tại một số điểm bề mặt lên hơn 50 độ C sau 3h hoạt động. Lẽ dĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng đối xử tồi tệ như thế với chiếc laptop thân yêu nhưng nhắc trước để bạn không bị bất ngờ khi máy lại trở nên quá nóng trong một số điều kiện sử dụng nào đó. Chúng tôi cũng không ghi nhận tiếng ồn nào đáng kể phát ra từ Dell Vostro V13 ngay cả khi hoạt động trong môi trường yên tĩnh và hơi bí gió, thêm một điểm cộng cho hệ thống tản nhiệt của Vostro V13. [b]Thử nghiệm hiệu năng thực thi[/b] Phép thử đầu tiên vẫn là PC Mark Vantage. Chúng tôi đưa vào bảng so sánh một vài kết quả thử nghiệm với CPU T6600 (Dell Inspiron 1320) và CPU SU9400 (Dell Adamo). [gallery]/18/rok1268377424.png[/gallery] Tiếp theo là phép thử bằng phần mềm HDTune 2.55 để đo tốc độ hoạt động của ổ cứng. [gallery]/18/udt1268377424.jpg[/gallery] Cuối cùng là các phép thử với những ứng dụng thường nhật như Excel, WinRAR 3.9 và QuickTime 7.6. [gallery]/18/vid1268377424.png[/gallery] [b]Chế độ bảo hành[/b] Mỗi máy Dell Vostro V13 được bán kèm một thẻ Dell Pass có chức năng chứng nhận bảo hành chính hãng trong vòng 1 năm cho bạn. Các trung tâm bảo hành ủy quyền Dell tại Việt Nam: * 32 Nguyễn Trường Tộ, P.12, Q.4, TP.HCM – ĐT (84-8) 3826 6065 * 107 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội – ĐT: (84-4) 3537 5888 [b] Kết luận[/b] Với một người chú trọng đến yếu tố hiệu năng của hệ thống để đáp ứng cho các nhu cầu cao cấp như game hay xử lý đồ họa, v.v.. Dell Vostro V13 hoàn toàn không phải là một lựa chọn tốt, nó không thể đáp ứng được những tiêu chí đó. Ngược lại, nếu bạn là đối tượng người dùng đặt nhiều sự quan tâm đến thiết kế bên ngoài, tính linh động và thuận tiện khi phải di chuyển thường xuyên, một mức giá hấp dẫn cùng hiệu năng vừa đủ đáp ứng những nhu cầu thông dụng nhất,… Dell Vostro V13 là một trong số các laptop phải nằm trong danh sách của bạn. Vẫn giữ được những yếu tố quan trọng nhất của dòng Vostro là giá rẻ cùng một bộ khung cứng cáp đúng chất Bussiness nhưng Vostro V13 có nhiều cải tiến rất lớn về thiết kế thay đổi hoàn toàn quan điểm của người dùng về dòng máy Vostro. Vostro V13 hứa hẹn trở thành một trong những chiếc máy thành công nhất trong phân khúc thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ. [gallery]/18/hbc1268377424.jpg[/gallery] [b]Ưu:[/b] * Máy thiết kế đẹp, mỏng, nhẹ, cứng cáp. * Bàn phím tốt. * Bán kèm đĩa Ubuntu Linux Desktop. * Giá hấp dẫn trong dòng bussiness cùng loại. * Màn hình với lớp phủ nhám [b]Khuyết:[/b] * Thao tác click hoặc drag bằng touchpad chưa tốt. * Nóng khi sử dụng trong thời gian lâu. * Thời gian sử dụng pin thấp.