“Mánh khoé” luộc linh kiện khi sửa máy tính xách tay?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]RAM, CPU, màn hình LCD, chip, ổ cứng,… của MTXT đều có khả năng bị tráo đổi nếu đem sửa chữa tại những cửa hàng “mờ ám”. Dù vậy, người tiêu dùng vẫn tin chắc rằng chiếc máy thân yêu của mình vẫn còn zin, bởi lớp vỏ và tem dán vẫn còn như cũ. [/b] [b]Mainboard bị tráo đổi, phá hỏng chip.[/b] [gallery]/18/ghb1256891256.jpg[/gallery] Đem MTXT cũ đi sửa tại một cửa hàng khá khang trang, anh Nguyễn Thái Hưng, Q.1, TP.HCM kể lại, sau khi kiểm tra, anh nhân viên cho biết máy bị lỗi hệ điều hành và hẹn chiều quay lại lấy. Anh Hưng an tâm bởi giấy nhận hàng có ghi đầy đủ linh kiện, và vỏ ngoài máy của anh cũng còn nhiều tem dán chưa hề bung. Đến khi nhận hàng, anh vẫn kiểm tra đầy đủ cấu hình trong Windows và cả tem dán ngoài vỏ. Sau khi chạy được vài hôm, máy có hiện tượng khá chậm chạp so với sản phẩm cũ, nên Hưng nhờ người bạn kiểm tra sơ bằng một phần mềm thì mới biết nhiều thành phần quan trọng đều đã bị “hạ cấp”: CPU dòng Pentium chỉ còn là Celeron, RAM giảm dung lượng hơn 2/3,… Cũng gặp trường hợp tương tự, anh Võ Minh Huy, quận Thủ Đức nhăn mặt sau khi đưa chiếc MTXT của anh vào kiểm tra bên trong. Anh kỹ thuật viên cho rằng: mainboard, RAM, CPU đều gặp vấn đề, và cần phải bỏ ra gần hai triệu đồng để thay tất cả. Anh lắc đầu quay đi và đem đến một trung tâm sửa chữa khác nhưng được báo rằng, một số linh kiện hiếm trong máy đã bị gỡ ra nên không thể nào thay được. Anh Huy chỉ còn biết quay lại cửa hàng đầu tiên để chịu giá cắt cổ để có được chiếc máy lành lặn trở lại. “Thái độ tận tình” là chiêu phổ biến để có thể qua mặt nhiều khách hàng thiếu thận trọng. Chỉ rõ cho khách tem trên máy vẫn còn nguyên và biên nhận đầy đủ cấu hình các thành phần máy, hay cả việc cho khách tự ký ngay lên trên tem của mình để có thể an tâm hơn. Theo anh Nguyễn Đăng Đức, cửa hàng vi tính Đất Việt, quận Bình Thạnh cho biết: “Các loại tem dán bảo hành được cấu tạo rất dễ rách nếu có tác động mạnh. Tuy nhiên, kỹ thuật viên lâu năm chỉ cần dùng máy sấy để bóc tem ra và dán trở lại như cũ sau khi đã luộc đồ. Ngay cả chữ ký cũng có thể bị giả mạo một cách dễ dàng”. Anh Đức cũng nhấn mạnh, hầu như các tay thợ đều phớt lờ đến việc ghi lại số Series (dãy số được nhà sản xuất quy định để nhận biết các thành phần của máy) từng linh kiện cho khách. MTXT là thiết bị dễ bị “luộc” nhất, bởi tất cả các linh kiện hầu như chỉ được phơi bày ra trong “phòng kín”. Ngay cả người tiêu dùng cũng chưa bao giờ thấy được tất cả cấu tạo bên trong. Công việc khá dễ dàng khi các “chuyên gia” chỉ cần tái chế được tem ngoài vỏ máy là có thể thành cô ng cho quá trình “xào nấu” sản phẩm. [b] Tráo đổi tem trên RAM, card wireless để lại vết bẩn. [/b] Đôi khi chiêu bài luộc đã không còn hiệu quả khi khá nhiều linh kiện đã bị “phỗng tay trên”, máy quá cũ, hoặc không có gì giá trị trong máy, các tay thợ vẫn có thể cách áp dụng mánh khóe vẽ bệnh để lấy tiền. Hàng loạt bệnh lý được kê ra và hét giá khá cao với khách hàng. Nếu trót lọt, cửa hàng vẫn có thể kiếm được khá khẩm. Còn trường hợp khách từ chối sửa máy, những kỹ thuật viên này vẫn có cách khiến khách hàng quay trở lại: phá hỏng máy ở những vị trí đặc biệt như đảo cầu IC, tráo vị trí, rạch chân chip,… để các tay thợ khác khó phát hiện. [gallery]/18/rpn1256891372.jpg[/gallery] Đôi khi mánh khóe này cũng được áp dụng để đánh bóng tên tuổi cho cửa hàng, bởi việc tạo sự tin tưởng về “tay nghề cao” với khách hàng quay trở lại để chịu mức giá cắt cổ. [b]Khách hàng nên yêu cầu các quá trình kiểm tra máy diễn ra ngay trước mặt để hạn chế các rủi ro trên[/b]. Bởi theo anh Võ Văn Hậu, kỹ thuật viên tại Thủ Đức cho biết: “Đa phần các cửa hàng sửa chữa mờ ám đều dành riêng một phòng không hận sự miễn vào để dễ bề hành sự”. Bên cạnh đó, nếu trường hợp buộc phải gởi lại máy để kiểm tra, người mua nên yêu cầu ghi lại đầy đủ số seri của từng thành phần. Tem bảo hành, hay chữ ký đều có thể giả nhưng mỗi linh kiện đều có số ký hiệu khác nhau. Người mua cũng nên nhờ người quen kiểm tra máy sơ bộ để có thể sáng suốt những trước những mánh khóe vẽ bệnh của các trung tâm cấp cứu MTXT dỏm. Một số trường hợp “luộc” không kỹ càng còn để lại dấu vết: vết keo, bẩn, dấu vân tay,… Nếu tinh mắt, bạn có thể nhận biết chuyện gì vừa xảy ra với chiếc MTXT. Ngoài ra, việc không đủ kiên nhẫn để “vạch lá tìm sâu” của người mua là điểm yếu càng làm cho các cửa hàng dễ dàng đánh lừa hơn. Vì vậy, cách phòng tránh hữu hiệu nhất vẫn là việc lựa chọn cửa hàng uy tin, quen thuộc, và có đầy đủ bảng giá sửa chữa.
Tuấn Anh
Tuấn Anh
Trả lời 14 năm trước
Điều này không phải chuyện hiếm ngay cả các trung tâm lớn, uy tín cũng có thể xảy ra nếu nhân viên nảy lòng tham. việc kiểm soát là tương đối khó chứ mình tin rằng số chủ cơ sở rắp tâm cố tình làm ăn kiểu luộc đồ của khách không nhiều đâu
Đỗ Văn Kết
Đỗ Văn Kết
Trả lời 14 năm trước
Khi đã là 1 công ty thì cần phải đặt uy tín lên hàng đầu, không thể nào lơ là trong việc giữ lòng tin và uy tín đối với khách hàng được. Những việc đại loại như "luộc đồ, phá hỏng linh kiện" có thể là do nhân viên kỹ thuật có lòng tham, lén lút làm thế thôi. Nếu bị khách hàng nhiều lần phàn nàn về việc bị "luộc" linh kiện thì bảo đãm bộ phận kỹ thuật sẽ được họp lại và được giám sát quản lý gắt gao hơn đễ khắc phục việc này.