Tư vấn cách chọn điện thoại chụp ảnh đẹp?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Chụp ảnh bằng máy điện thoại từng bị coi là một mánh lới quảng cáo của các hãng di động. Nhưng ngày nay chất lượng của chiếc camera tích hợp ngày càng được nâng cao đáng kể và trở thành tính năng không thể thiếu trong ĐTDĐ.[/b] Sử dụng điện thoại chụp ảnh để lưu lại kỷ niệm ngày càng phổ biến [b] Camera-phone - vật dụng không thể thiếu[/b] Cùng với kỷ nguyên kỹ thuật số, chiếc máy ảnh số ngày một được thu nhỏ để trở thành một tính năng trong máy điện thoại cầm tay, tăng thêm độ hữu dụng của nó. Hiện nay, trên thị trường đa số các mẫu ĐTDĐ đều có khả năng chụp ảnh dù ít hay nhiều chấm. Nhiều mẫu còn có khả năng quay video bên cạnh các tính năng nâng cao vốn chỉ tìm thấy trong máy ảnh chuyên dụng như đèn flash và lấy nét tự động. Một số hãng còn trang bị tính năng post ảnh thẳng lên blog không cần sửa, cáp USB để tải ảnh về PC cũng như khả năng kết nối trực tiếp với máy in qua cáp USB. Lựa chọn điện thoại chụp ảnh ngày nay khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong vô vàn các mẫu điện thoại chụp ảnh đó, cái nào tốt và phù hợp với bạn. [b]Megapixel[/b] Số Megapixel hay số “chấm” là một cách gọi quen thuộc trong lĩnh vực nhiếp ảnh số để chỉ lượng điểm ảnh tối đa mà cảm biến ảnh có thể tạo ra trên một bức ảnh. Thông số này càng lớn càng tốt. Nó vừa quyết định cỡ ảnh in vừa một phần thể hiện chất lượng bức hình. Hầu hết camera-phone là 1.3-2 Megapixel, và khá nhiều model đạt 3 Megapixel và mới đây là hàng loạt model 5 Megapixel ra mắt. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ nếu lượng điểm ảnh tạo ra tăng lên nhưng kích thước cảm biến ảnh lại không được tăng do phải bảo đảm kích cỡ máy điện thoại luôn nhỏ gọn. Điều này có nghĩa kích thước mỗi điểm ảnh nhỏ đi, kéo theo nhiễu ảnh tăng lên khiến hình thường mờ nhạt hơn so với các máy ảnh chuyên dụng cùng “chấm”. [b]Cảm biến ảnh[/b] Hầu hết cảm biến ảnh trong các camera-phone là chip CMOS (Complementary metal-xide-emiconductor). Trong lĩnh vực máy ảnh và máy quay số chuyên dụng bạn còn nghe thấy loại cảm biến khác là CCD (charge-coupled device). Chip CMOS hơn CCD về kích thước nhỏ, chi phí thấp và tốc độ xử lý nhanh hơn nên nó phù hợp hơn để tích hợp vào máy ĐTDĐ. Tuy nhiên, mặt trái của nó là nhiễu cao hơn trong khi mục tiêu ngành nhiếp ảnh số là nâng cao chất lượng ảnh. Chất lượng của cảm biến ảnh cũng khác nhau tùy thuộc nhà sản xuất. Trong nhiều bài đánh giá tỷ mỷ, có camera-phone 2-3 chấm của hãng này lại cho ảnh tốt hơn một model 5 chấm từ hãng khác. Và chất lượng camera phone còn phụ thuộc cả vào ống kính và đèn flash. Do đó, khi chọn máy không hẳn là phải đắt tiền và camera nhiều chấm mà tốt nhất, nếu có thể, bạn nên chụp thử để kiểm nghiệm. [b]Ống kính[/b] Chất lượng ống kính quyết định toàn bộ chất lượng của một camera-phone. Điều này đúng với tất cả các loại máy ảnh từ film đến kỹ thuật số. Ống kính của camera-phone thường đơn giản hơn nhiều so với cấu trúc ống kính máy ảnh số compact thông thường (thường là kết hợp của 3 thành phần) cũng như máy ảnh số D-SLR (11 thành phần). Ống kính camera-phone ấn tượng nhất từng thấy là hiệu Carl Zeiss trong chiếc Nokia N95, cho ảnh đẹp hiếm thấy xét ở góc độ một máy ảnh tích hợp ĐTDĐ. Ngoài ra, Schneider-Kreuznach cũng là một thương hiệu lens mạnh, điển hình được ứng dụng trong LG Viewty. [b]Flash [/b] Sự quá đơn giản của ống kính và gò bó của cảm biến ảnh sẽ được bù đắp phần nào bằng việc phơi sáng tốt. Một chiếc đèn flash là bộ phận phải có, nhưng thật ngạc nhiên là nhiều mẫu camera-phone thiếu cả tính năng này. Hiện nay có hai lựa chọn flash rọi sáng tốt là đèn LED và Xenon. Đèn LED hoạt động giống như một chiếc đèn pin tý hon, là nguồn sáng khá ổn định và đồng đều. Trong nhiều trường hợp, đèn flash LED cho phép phơi sáng tốt hơn các công nghệ khác, nhưng không đáng kể. Đèn Xenon là loại nguồn sáng “chớp” cho cường độ sáng khá mạnh và là lựa chọn flash khác của camera-phone. Đèn flash Xenon giúp tạo ra một chùm sáng bao trùm quanh ống kính làm giảm tối hiệu quả trong quá trình phơi sáng. Hiện nay, đèn này xuất hiện ngày một nhiều ở các mẫu camera-phone cao cấp. [b]Zoom[/b] Về cơ bản, có hai loại zoom quang và zoom số. Zoom quang là việc điều chỉnh khoảng cách giữa các phần tử trong hệ thống ống kính để đạt được sự phóng đại hoặc chụp xa duy trì được độ nét của hình ảnh. Trong khi đó, zoom số chỉ là các thuật toán làm tăng giảm kích cỡ điểm ảnh, chẳng hạn khả năng cho phép phóng to một phần bức hình lên diện tích toàn phần bức ảnh mà vẫn đảm bảo tính chi tiết. [b]Lấy nét[/b] Đa số các camera-phone dùng một tiêu cự cố định, nhưng hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các model có khả năng chỉnh tiêu cự (còn gọi là lấy nét) tự động cũng như phát hiện khuôn mặt. Nếu ngân sách của bạn cho phép hãy chọn một model cao cấp với nhiều lựa chọn lấy nét linh hoạt hơn. [b]Những vấn đề tồn tại[/b] Mặc dù liên tục được cải tiến, các camera-phone vẫn chưa thể làm máy ảnh chuyên dụng lo sợ bởi màu sắc tạo ra khá mờ nhạt và nhiễu ảnh lấm tấm như mưa bụi. Để giải quyết các tồn tại này, trước hết bạn phải chắc chắn rằng máy ảnh có thể phơi sáng tốt khi chụp hình. Việc chụp ngoài trời chẳng hạn chuyến picnic trong những ngày nắng thường phải cho ảnh đẹp, nhưng nếu chiếc camera-phone của bạn không làm được điều tối thiểu này thì thật đáng bỏ đi. Những camera không có flash sẽ không thể chụp được ảnh ban đêm (có chụp được cũng không ra gì), nhưng kể cả những model có flash thì cũng chỉ chụp được chủ thể đủ sáng ở cự ly gần còn hậu cảnh thì vẫn tối thui. Vấn đề lớn tiếp theo là tốc độ chụp (shutter) quá chậm. Đây là khoảng thời gian từ khi bạn nhấn nút chụp và màn trập mở tới khi phát ra tiếng click và màn trập đóng. Thậm chí với máy ảnh chuyên dụng, tốc độ shutter chậm cũng gây hiện tượng ảnh nhòe. Một số mẫu camera-phone có tốc độ shutter “rùa” kinh khủng, bắt người ta phải chờ nhiều giây nên nhiều khi bỏ lỡ cơ hội “chộp” được khoảng khắc “vàng”. Với chất lượng ảnh, bạn còn cần phải quan tâm đến vấn đề màu sắc mờ nhạt, kém tự nhiên, cũng như hiện tượng thừa sáng khi thể hiện các phần sáng nhất của bức hình. Nếu chất lượng chụp ảnh là tiêu chí hàng đầu khi bạn chọn camera phone hãy thử tính năng này ngay khi ở cửa hàng. Những máy ảnh kém thường lộ điểm yếu của mình ngay ở những bài thử đơn giản. Cài đặt camera ở chế độ ảnh đẹp nhất, chọn cân bằng trắng (nếu có) không dùng zoom (trừ phi có zoom quang) và đánh giá màu sắc, độ nét của ảnh. Nếu một bức hình trông tồi trên màn hình LCD thì chúng sẽ càng tệ khi in ra.
Nguyễn Phuơng Thảo
Nguyễn Phuơng Thảo
Trả lời 13 năm trước

hì mình thì nghĩ bạn nên mua đt từ 3 đến 5 magapixel là rất ổn vì tầm đó chụp ảnh là đẹp rồi. mà qua trọng là màn hình của đt nữa bạn ah