Giúp mình tạo máy ảo ?

Mình cần cài nhiều hđh khác nhau để test phần mềm.
Cho mình xin phần mềm tạo máy ảo nào tốt tốt vậy nhé.

 

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

QEMU - Phần mềm tạo máy ảo trên Windows.

Nhắc đến các phần mềm máy ảo, người ta thường nhắc đến VMWare và Virtual PC. Có một phần mềm nhỏ gọn và miễn phí và tính năng không kém là qemu. Qemu ban đầu được thiết kế chạy trên Linux, hiện nay đã có phiên bản chạy trên Windows. Qemu được sử dụng ở chế độ dòng lệnh. Chế độ này làm người mới sử dụng gặp rất nhiều khó khăn. QEMU Manager là giao diện của qemu. Tài liệu này sẽ giới thiệu chi tiết về QEMU Manager.

Trên Windows, qemu chạy ở mode Full system emulation. Trong mode này, qemu mô phỏng đầy đủ một hệ thống (ví dụ như một PC) bao gồm bộ xử lý và các thành phần ngoại vi. Nó cũng được sử dụng để chạy một Hệ điều hành khác mà không cần khởi động lại PC. Khi sử dụng ở mode này nó cũng khá giống với VMWare và Virtual PC.

Qemu được sử dụng ở chế độ dòng lệnh. Chế độ này làm người mới sử dụng gặp rất nhiều khó khăn. QEMU Manager là giao diện của qemu. Tài liệu này sẽ giới thiệu chi tiết về QEMU Manager.

Download và cài đặt

Phiên bản hiện thời của qemu là 0.8.2, phiên bản hiện thời của QEMU Manager là 3.0. Có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn về qemu cũng như download các phiên bản của nó theo link sau: . Tham khảo về QEMU Manager theo link sau.
Download QEMU Manager bản 3.0 theo link sau.
(Chú ý: download phiên bản có bao gồm qemu và kqemu, ví dụ: Qemu Manager Version 3.0 For Windows (October 2006) With QEMU 0.8.2 and KQEMU support).

Việc cài đặt QEMU Manager tương đối dễ dàng. Chú ý một số thông tin sau:

- QEMU Manager ngầm định cài vào thư mục C:Program FilesQemuManager.

- Các file chạy của qemu nằm trong đường dẫn C:Program FilesQemuManagerqemu. File chạy chính là file qemu.exe. Tham khảo mục 2 để biết một số lệnh cơ bản khi sử dung qemu ở chế độ dòng lệnh.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước
Ngày nay, sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm trên thế giới luôn phát triển không ngừng. Điều này bạn sẽ thấy rõ qua việc mỗi ngày luôn có những sản phầm phần mềm được tung ra và giới thiệu (dùng thử, bản demo) tạo ra sự ưu ái cho người dùng trong việc lựa chọn tiện ích phần mềm, đáp ứng cho từng nhu cầu công việc khác nhau.

Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho người dùng phải phân vân khi quyết định nâng cấp hay chuyển sang một phần mềm khác dùng tốt hơn…

Vì thế, bạn luôn muốn có cơ hội kiểm tra trước sản phẩm, chẳng hạn bạn muốn cài đặt một hệ điều hành mới như Windows Vita 2006 mà gần đây nó đã trở thành cơn sốt của nhiều người dùng máy tính trên thế giới.

Hay chỉ đơn thuần kiểm tra trước một chương trình trên nhiều môi trường, update một service pack nào đó… mà không sợ ảnh hưởng đến hệ điều hành mình đang sử dụng cũng như công việc hằng ngày của mình.

Phần mềm VMWare - Workstation 5.5 sẽ dung hòa cả hai mong muốn trên của bạn.

Cách cài đặt và sử dụng:

Bước 1: Cài đặt Vmware-Workstation-5.5 :

- Đầu tiên, bạn vào trang web: http://www.pcgu....html
serial: 4KJAN-VKNAU-L854F-4MRZ3
or
U9M00-4KY4C-H8M6Z-4MXN2

- Sau khi đăng ký xong bạn tiến hành tải bản dùng thử phần mềm VMware-workstation-5.5.1-19175 (dung lượng 84.1 MB) về máy hoặc các bạn có thể tìm trong các CD tại các cửa hàng tin học .

- Tiến hành cài đặt phần mềm và điền thông tin theo yêu cầu và cấu hình mặc định của chương trình. Sau khi cài đặt xong, bạn Restart lại máy để mọi thiết lập máy ảo có hiệu lực .

Bước 2: Khởi tạo cấu hình và cài đặt hệ điều hành cho máy ảo:

- Với VMWare-Workstation 5 bạn có thể tạo một hay nhiều máy ảo với đầy đủ các thành phần cần thiết của một PC: Mainboard, VGA, HDD, FDD, CDRom, Card mạng (NIC), Card âm thanh….

- Bạn khởi động chương trình VMware-workstation-5.5, trên giao diện chính của chương trình, bạn nhấp vào menu File > New > Virtual Machine (Ctrl+N) để tiến hành khởi tạo cấu hình trên máy ảo.

- Hộp thoại New Virtual Machine Wizard hiện ra, bạn bấm > Next > Typical > chọn loại hệ điều hành (Guest operating system) và phiên bản của hệ điều hành (Version) mà bạn dự định muốn cài đặt trên máy ảo của mình rồi bấm > Next > đặt tên (Virtual machine name) và chọn nơi lưu trữ cho máy ảo (Location). Bấm nút Next.

- Trong Network connection chọn loại kết nối theo từng nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn thiết lập mạng tương tác giữa máy thật và ảo thì chọn loại kết nối Use host-only networking. Bấm Next rồi chọn dung lượng cho ổ cứng của máy ảo, mặc định là 4 GB. Bấm Finish.

- Sau khi tạo xong thì máy ảo này cũng sẽ có đầy đủ các thiết bị như một PC bình thường, nghĩa là bạn có thể vào Bios (ảo) để thiết lập các thông số cho Bios ảo.

- Mặc định, dung lượng Ram cho máy ảo là 160 MB. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi cấu hình các thiết bị phần cứng trên máy ảo này, bằng cách nhấp vào nút “Edit virtual machine settings” (trong mục Commands trên giao diện chính của máy ảo) để xuất hiện hộp thoại Virtual Machine Settings. Trong hộp thoại này, bạn có thể thay đổi lại cấu hình phần cứng theo nhu cầu riêng của mình.

- Bây giờ, bạn nhấn vào nút “Start this Virtual Machine” (trong mục Commands trên giao diện chính của máy ảo) để bắt đầu cài đặt hệ điều hành mà bạn mong muốn cho máy ảo.

- Bạn đưa đĩa hệ điều hành vào ổ CD-ROM, nếu đĩa CD chứa hệ điều hành không tự boot thì bạn cần vào CMOS của máy ảo điều chỉnh lại chế độ ưu tiên boot cho CDROM (thao tác thực hiện tương tự như trên máy thật ) bằng cách nhấn phím F2 để vào Setup.

- Lưu ý: để các phím trên bàn phím có hiệu lực trong máy ảo thì phải dùng chuột nhấn chuột trái vào màn hình của máy ảo, và để chuyển giao hiệu lực bàn phím cùng với con trỏ chuột sang máy thật trở lại , bạn nhấn Ctrl + Alt. Cuối cùng bạn tiến hành cài đặt hệ điều hành như cách thông thường.

Bước 3: Khởi động hệ điều hành trên máy ảo:

Để khởi động hệ điều hành trên máy ảo, bạn nhấn “Start this Virtual Machine” và thao tác tắt máy cũng như bình thường trên máy thật, tức là vào Start > Turn of Computer -> Turn off.

Gợi ý các thiết lập trong “Virtual Machine Setings”:

- Thẻ Hardware:

+ Memory: thiết lập dung lượng Ram cho máy ảo.
+ Hard Disk (IDE 0:0): Thông số dung lượng về ổ cứng của máy ảo.
+ CD-ROM (IDE 1:0) : sử dụng ổ CDROM vật lý của máy thật hay sử dụng ổ CDROM ảo bằng file .iso. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên tạo file ảnh (.ISO) cho đĩa cài đặt, để có thể tiến hành nhanh hơn.
+ Ethernet: Bạn có thể chọn các loại kết nối (Network Connection) để phù hợp với nhu cầu của bạn.
+ USB Controller : Tùy chọn cho hay không sử dụng kết nối USB trong máy ảo (mặc định sẽ tự động cho phép sử dụng USB trong máy ảo).
+ Audio: Sử dụng Card âm thanh mặc định của máy ảo hay Card âm thanh của máy thật.
+ Virtual Processors: Tùy chọn về số vi xử lý ảo.

- Thẻ Options:

+ General: Điều chỉnh về tên máy ảo, phiên bản của hệ điều hành, và nơi lưu trữ các file dữ liệu của máy ảo.
+ Power : Các tùy chọn về tắt hay mở của máy ảo như chạy chế độ toàn màn hình khi mở máy ảo (Enter full screen mode after powering on) chẳng hạn.
+ Shared Folders : Tùy chọn này cho phép bạn tạo thư mục Share dữ liệu trên ổ cứng của máy thật để máy ảo có thể truy xuất những dữ liệu đó.
+ Snapshots: Tắt hay mở tùy chọn Snapshots.
+ Guest lsoaltion: Tắt hay mở chế độ rê và thả hay Copy và Paste từ máy ảo.
+ Advanced: Các tùy chọn nâng cao cho máy ảo.

Ngoài ra, bạn có thể vào menu Edit > Preferences để cấu hình thêm về các chế độ của Keyboard and Mouse, Cursor, phím nóng chuyển giao hiệu lực của bàn phím và con trỏ chuột giữa máy thật và máy ảo (Hot Keys), chế độ chạy toàn màn hình hay cửa sổ (Display), tùy chọn về bộ nhớ Ram ( Memory), chế độ bảo mật bằng password cho máy ảo (Lockout)…
Chuỗi Siêu Thị Máy Tính Đăng Khoa
Chuỗi Siêu Thị Máy Tính Đăng Khoa
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn, Đăng Khoa xin được góp ý như sau:

Bạn tham khảo phần mềm này nhé. http://www.download.com.vn/more+software+tools/5153_microsoft-virtual-pc-2007.aspx

Chúc bạn năm mới thành công và may mắn.