Xin hướng dẫn cách tối ưu HDD để việc chuyển dữ liệu qua lại giữa các ổ được nhanh chóng ?

Máy tôi hiện tại có 2 HDD, HDD 320GB chia thành 2 ổ C 80GB và D 240GB, HDD 250GB giữ nguyên. Máy sử dụng hệ điều hành Windows 7, Ram 2 GB, CPU Intel E7500.

Khi copy & paste dữ liệu từ ổ C hay D qua lại thì tốc độ chỉ được khoảng 19Mb/s, copy từ các ổ trên qua F thì được > 80Mb/s. Nhưng ngược lại khi copy file từ F qua các ổ C & D thì củng chỉ khoảng 19Mb/s.

Theo tôi được biết thì chuẩn SATA việc chuyển dữ liệu giữa 2 ổ đĩa khoảng 100MB/s mà sao máy của tôi chậm quá.

Xin hướng dẫn cách tối ưu HDD để việc chuyển dữ liệu qua lại giữa các ổ được nhanh chóng.

Chân thành cảm ơn!

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Tốc độ truyền dữ liệu giữa hai ổ đĩa phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả tốc độ đọc/ghi của hai ổ đĩa; bộ nhớ đệm của từng ổ đĩa, ổ đĩa thông thường hay ổ đĩa hybrid hoặc ổ SSD (Ổ SSD đọc nhanh hơn nhưng ghi chậm hơn ổ đĩa điện từ truyền thống); số lượng và kích thước file (1 file lớn có tốc độ sao chép nhanh gấp 5-6 lần nhiều file nhỏ cộng lại cùng kích thước); tập lệnh của ổ đĩa cứng và trình điều khiển trên hệ điều hành (Cùng là ổ SATA thì Windows Vista và Windows 7 sao chép nhanh hơn XP). Những điều mà ta có thể làm được để tối ưu tốc độ truyền dữ liệu này không nhiều : Duy trì khoảng trống trên mỗi ổ ít nhất 1/0 dung lượng ổ đó. Đóng các tập tin nhỏ ít sử dụng lại thành gói lớn (Bằng WinZip, WinRar hoặc UltraISO, nên dùng UltraISO và đóng thành định dạng *.isz vì khi cần sử dụng có thể mount thành đĩa ảo nhanh chóng), giữ máy sạch virus...

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Xin nói trước với bạn là SATA (Serial ATA) chỉ là phương thức truyền dẫn nên tốc độ 150MB/s cho SATA hay 300MB/s cho SATA 2 chỉ là trên lý thuyết mà thôi. Tốc độ đọc ghi thực sự lại phụ thuộc vào bản thân HDD. Cái này cũng ví như trên đường cao tốc cho phép chạy 100Km/h nhưng xe của bạn quá yếu hay nhằm lúc đường quá đông thì bạn cũng chẳng thể chạy 100Km/h được đâu. * Đối với 1 HDD dùng cơ còn tốt thì những điều sau đây ảnh hưởng đến tốc độ đọc ghi của nó: 1/ Tốc độ quay: càng cao thì càng nhanh (Điều này chỉ đúng với HDD dùng cơ). Thông thường trên máy tính để bàn thì tốc độ là 7200 vòng/phút. 2/ Sự nhận dạng HDD của máy tính. Đối với mainboard có ICH9 trở lên thì phải kích hoạt chế độ AHCI (Advanced Host Controller Interface) cho HDD trong BIOS thì mới có thể tận dụng hết khả năng của SATA. Nếu vẫn còn là IDE thì SATA cũng chẳng khác ATA là mấy. Tuy nhiên với HDD cơ thông dụng như hiện nay thì có AHCI hay không cũng chả khác biệt. 3/ Số lượng partition: càng nhiều thì càng chậm vì dữ liệu chỉ được ghi vào 1 vùng cố định trên HDD mà thôi. 4/ Dung lượng: càng trống nhiều thì càng nhanh. 5/ Sự phân mảnh: càng nhiều thì càng chậm do sự rải rác dữ liệu cũng như khoảng trống. 6/ Sự bận rộn của HDD: bị truy cập đồng thời nhiều tác vụ thì băng thông sẽ càng bị phân chia nên chậm hơn. * Đối với HDD dạng rắn (SSD) thì không cần quan tâm đến tốc độ quay và số lượng partition. Việc bạn thao tác trên C và D chậm hơn là vì C đang chứa Win và nó luôn hoạt động. Việc nó copy với tốc độ 19MB/s là chuyện bình thường. Còn F (HDD thứ 2) với 80MB/s thì mình không dám bàn. Còn chuyện cải thiện tốc độ thì mình nghĩ bạn nên dọn dẹp rác rưởi (những thứ còn sót lại sau những lần cài đặt hay tháo gỡ phần mềm) và dồn phần mảnh là ổn (bạn có thể dùng IObit SmartDefrag vừa nhanh+gọn+free).