Kiểm tra điểm chết trên màn hình LCD

[red]Khi kiểm tra điểm chết trên màn hình LCD làm thế nào để chuyển từ bình thường sang màu đen, màu trắng đẻ tìm điểm chết
PhanHungSon
PhanHungSon
Trả lời 15 năm trước
Mỗi hãng máy tính xách tay đều đề ra một thông số chuẩn về số lượng điểm chết được chấp nhận trên màn hình. Nếu số điểm chết trên thực tế vượt quá tiêu chuẩn cho phép, người dùng có quyền yêu cầu bảo hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều đó. Công nghệ màn hình được sử dụng phổ biến trong các dòng máy tính xách tay trên thị trường hiện nay là màn hình tinh thể lỏng LCD. Các loại màn hình khác nhau được phân biệt bởi kích thước và độ phân giải. Độ phân giải được xác định bằng số các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm chấm trên màn hình LCD được cấu thành bởi ba điểm chấm phụ là điểm đỏ, điểm xanh lá cây và điểm xanh nước biển. Ba màu này được kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị. Độ phân giải là một thước đo khả năng hiển thị của màn hình. Ví dụ như, một màn hình XGA 14,1 inch tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1.024 x 768 pixel, trong đó, 1.024 là số điểm chấm theo chiều ngang còn 768 là số điểm chấm theo chiều dọc màn hình. Trong khi đó, màn hình SXGA 14,1 inch tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1.280 x 1.024 pixel. Nếu một hình ảnh trên màn hình XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì ở màn hình SXGA, nó sẽ có kích thước nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho màn hình SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo cảm giác rộng hơn so với màn hình XGA. Hầu hết các màn hình LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là công nghệ hiển thị chủ động (active matrix display), để phân biệt với công nghệ hiển thị bị động (passive matrix display). Màn hình TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ, được kích hoạt bởi một dòng điện rất nhỏ, giúp cho tốc độ hiển thị màu tại mỗi điểm chấm phụ nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ được hiển thị chân thực và nhanh hơn nhiều so với các màn hình bị động. Nếu một bóng bán dẫn bị nối tắt hoặc bị hở, điểm chấm ở đó sẽ không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường. Lúc đó, điểm này được gọi là điểm chết (dead pixel). Điểm chết có thể có màu sáng, tức là chỉ hiển thị một màu như màu đỏ, màu xanh hay màu trắng, hoặc cũng có thể bị mất hẳn, chỉ nhìn thấy màu đen. Trong quá trình sản xuất, rất khó để xác định xem có bóng bán dẫn nào bị hỏng hay không. Thường thì chỉ khi một màn hình đã được sản xuất ra hoàn chỉnh, người ta mới xác định được nó có bao nhiêu điểm chết. Nếu các nhà sản xuất buộc phải loại bỏ các màn hình có điểm chết, thì chi phí sản xuất và giá thành tương ứng của sản phẩm sẽ đội lên rất cao. Do đó, mỗi một nhà sản xuất sẽ đề ra một tiêu chuẩn riêng về số điểm chết được chấp nhận trên màn hình của mình. Ví dụ như với Lenovo, số lượng điểm chết cho phép được quy định tùy theo từng loại màn hình, nhưng nhìn chung rơi vào khoảng 5 - 6 chấm. Điều này đồng nghĩa, nếu trên màn hình laptop Lenovo có nhiều điểm chết hơn số lượng cho phép này, thì người dùng có quyền yêu cầu bảo hành màn hình. Do đó, để đảm bảo được hưởng lợi tối đa từ những dịch vụ của nhà sản xuất, người tiêu dùng khi mua máy tính xách tay nên tìm hiểu kỹ thông tin về số chấm màn hình được bảo hành của mỗi hãng. Bên cạnh đó, việc bảo hành chấm màn hình còn tùy thuộc vào các nhà phân phối cũng như các đại lý bán lẻ. Bạn nên nắm rõ các thông tin liên quan để biết được khi nào thì có thể bảo hành màn hình, khi nào thì không. Cách xóa điểm chết Dùng phương pháp thay đổi màu sắc Bạn vào trang Killdeadpixel.com, nếu màn hình chỉ có một vài pixel bị lỗi, bạn chỉ cần bấm vào ảnh động trên trang web và di chuyển nó đến vị trí có pixel bị lỗi. Tấm ảnh động sẽ thay đổi màu sắc liên tục giúp kích thích lại trạng thái màu cho pixel bị lỗi. Nếu màn hình của bạn có nhiều vị trí bị lỗi và ở xa nhau thì để ít tốn thời gian, bạn nên mở rộng tấm ảnh động cho toàn màn hình. Trên trang web có cung cấp 2 cỡ ảnh 800×600 và 1024×768 cho bạn lựa chọn. Lưu ý: cách này có thể phải thực hiện mất cả giờ đồng hồ thì mới có kết quả, nếu bạn không đủ kiên nhẫn để chờ đợi thì có thể áp dụng 2 cách sau. Dùng sức ép lên vị trí điểm chết Xác định chính xác vị trí điểm chết trên màn hình LCD bằng cách để hình nền màu đen trên desktop rồi dùng bút mực để đánh dấu lại những điểm có màu sáng trắng nổi bật. Sau đó tắt màn hình LCD đi, chuẩn bị một tấm vải sạch, mềm, mỏng và một cây bút chì có đầu tròn hoặc bút bi có đầu tròn (đường kính viên bi càng lớn càng tốt), nếu có bút cảm ứng thì tốt nhất. Để đảm bảo an toàn cho màn hình, bạn xếp tấm vải mỏng thành 2 lớp rồi đặt lên màn hình, (lưu ý ghi nhớ vị trí điểm chết), sau đó dùng đầu bút đè nhẹ lên vị trí pixel bị lỗi (chỉ duy nhất vị trí pixel bị lỗi), tăng dần sức ép với lực ép vừa phải đồng thời bật màn hình LCD lên và kiểm tra xem pixel đã được sửa chữa hay chưa. Dùng phương pháp gõ nhẹ lên vị trí điểm chết Nếu 2 phương pháp trên chưa đạt được kết quả tốt thì bạn có thể áp dụng phương pháp sau: bật màn hình LCD lên, chuyển màn hình sang màu đen để dễ quan sát vị trí điểm chết, dùng tấm vải sạch lau những vết bẩn không phải là điểm chết trên màn hình. Dùng đầu bút tròn hoặc đầu ngón tay gõ nhẹ lên vị trí điểm chết (lưu ý bạn phải hết sức cẩn thận tránh làm hỏng màn hình), lực gõ vừa phải không quá mạnh, chỉ vừa đủ để thoáng thấy một vùng trắng nhỏ xuất hiện tại vị trí tiếp xúc, nếu bạn không thấy xuất hiện vùng trắng tức là lực gõ chưa đủ mạnh. Thực hiện động tác từ 5-10 lần, gia tăng lực thêm một ít sau mỗi lần gõ và kiểm tra xem điểm chết đã được sửa chữa hay chưa.