Bạn biết gì về các máy Scanner?

Trả lời 16 năm trước
Như bạn đã biết, Scanner là một thiết bị có khả năng quét ảnh và lưu vào đĩa cứng của PC dưới dạng các file ảnh, và thiết bị này đang dần trở nên thông dụng cho người dùng PC thông thường. Vì vậy, trước khi chọn mua cho mình một máy Scanner, bạn hãy cùng tìm hiểu thêm một chút về loại thiết bị này, vốn cũng khá đa dạng về chất lượng, tốc độ, driver và các phần mềm kèm theo. Độ phân giải quang học Được tính bằng điểm/inch (dpi - dots per inch), tức là số điểm mà máy quét có thể nhận biết được trên 1 inch. Thông thường, để hiển thị ảnh trên Web, in hình thẻ thì độ phân giải 100 dpi là đủ; với các tác vụ như nhận dạng văn bản thì 300dpi là chuẩn, và đa số các máy scanner thông thường trên thị trường đều hỗ trợ được các độ phân giải này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quét các tấm ảnh lớn, hoặc phóng lớn các ảnh nhỏ thì độ phân giải cần thiết phải là 1200 –2400 dpi. Với các bức ảnh có độ phân giải cao, bạn sẽ dễ dàng biên tập chỉnh sửa lại, tuy nhiên chúng thường có kích thước lớn hơn bình thường. Như một tấm ảnh 4x6 inch 1200dpi chiếm đến 25MB trên đĩa cứng. Hơn nữa, thời gian quét ảnh ở độ phân giải cao thường tốn khá nhiều thời gian. Transparency adapter Để quét các đoạn slide, phim đòi hỏi máy scanner phải có Transparency adapter – một nguồn sáng dùng để chiếu xuyên qua phim. Thiết bị này có thể được tích hợp trên nắp máy scanner, hoặc ở dạng bộ phận gắn rời được đặt trên mặt kính của máy. Thiết bị cấp giấy (tài liệu) tự động Để nhận biết các đoạn text lớn, quét nhiều trang tài liệu vượt quá kích thước mặt kính của máy, bạn có thể sử dụng thiết bị cấp tài liệu tự động này nhằm tinh chỉnh tài liệu nằm ngay ngắn trên mặt kính. Thiết bị này có thể đóng vai trò là nắp scanner. Tuy nhiên, đối với các máy quét có bộ phận tự động này thì giá có thể sẽ cao hơn khoảng 200usd. Chuẩn giao tiếp (Interface) Các loại scanner ngày nay sử dụng cổng USB, thường là USB 2.0, đồng thời đa số máy scanner đều tương thích với các cổng USB 1.1 cũ. Tuy nhiên, sự khác biệt về tốc độ là không nhiều khi so sánh USB 2.0 với USB 1.1 . Ngoài ra, hiện nay còn có các loại scanner không dây, có tốc độ khá tốt và giá thành thì thường cao hơn các loại thông thường, vốn chỉ sử dụng cho người dùng chuyên nghiệp. Độ sâu màu sắc (Color depth) Đây chính là số lượng màu của ảnh mà máy quét có thể nhận ra được, thường đo bằng đơn vị bits per pixel. Thông thường thì máy quét nhận ra nhiều điểm ảnh hơn so với khả năng lưu lại ảnh của trình điều khiển. Internal hoặc hardware color đặc trưng cho khả năng nhận ảnh của máy scanner, còn external hoặc true color là thông số cho biết khả năng nhận dữ liệu từ scanner của trình driver. Với các nhu cầu thông thường, các máy có độ sâu màu thực (true color depth) 24 bit là khá tốt. Bộ cảm biến Các máy scanner ngày nay thường có bộ cảm biến thuộc 2 loại : CCD và CIS. Công nghệ cảm biến CCD là cũ hơn, thường được dùng trong các máy camera kĩ thuật số. CIS là công nghệ mới hơn, dù cho hình ảnh không tốt bằng CCD, nhưng các máy scanner sử dụng CIS đang trở nên rất thông dụng vì ít hao năng lượng (cấp điện qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn. Các loại scanner Hầu hết các loại scanner ngày nay là loại máy quét hình phẳng (do có mặt kính quét ở dạng phẳng), ngoài ra còn có các loại khác như: sheet-fed scanner, scanner cầm tay, photo scanner, cả các máy đa năng (3 trong 1) tích hợp máy in, máy quét và cả máy fax vào cùng một thiết bị. Phần mềm kèm theo Tất cả các máy quét đều được bán cùng với gói phần mềm kèm theo, hỗ trợ cho người dùng trong việc quét các một vật, lấy ảnh từ máy quét và chuyển dữ liệu vào máy PC. Các phần mềm này còn cung cấp các chức năng biên tập ảnh vừa quét vào, như chỉnh độ sáng, độ tương phản, loại bỏ hiệu ứng “mắt-đỏ” khi scan các bức hình thông thường… Ngoài ra, một số hãng còn cung cấp thêm các phần mềm chuyên nghiệp khác như Adobe Photoshop; OCR, vốn dùng để quét tài liệu văn bản in và chuyển nó sang các file text trên PC.