Hướng dẫn định dạng lại ổ cứng mà không bị mất dữ liệu

tình hình là máy em tự nhiên phân vùng ổ D bị mất định dạng.vì vậy mọi thao tác mở thư mục hay bất kì làm gì trên ổ D đều không được. anh chị nào biết cách định dạng lại mà dữ liệu của nó không bị mất chỉ em với nè.(luc trước định dạng của nó là NTFS )vì ổ D của em có cài phần mềm kế toán. hay anh chị nào biết chương trình cứu dữ liệu nào có thể cứu được chương trình kế toán đó khi mình format lại ổ đĩa thì chỉ em với. mà tự nhiên ổ đĩa D bị như vậy có phải là ổ đĩa cứng của em sắp hư rồi không ??? giúp em với nhé hu hu hu
bimbim
bimbim
Trả lời 15 năm trước
Hướng dẫn làm trong DOS Chắc hẳn bạn đã từng muốn chia lại các ổ cứng trên máy tính của mình nhưng lại không biết làm thế nào và sợ ảnh hưởng đến dữ liệu trên máy tính. Và thông thường khi chia lại ổ cứng thì hầu hết chúng ta phải định dạng (Format) lại các phân vùng nên việc dữ liệu bị xóa mất là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm cách nào để khi bạn muốn xan xẻ khoảng chống ở một phân vùng còn rộng cho một phân vùng đã đã sử dụng hết dung lượng mà không ảnh hưởng đến dữ liệu trên ổ cứng! Hôm nay Spy™ sẽ hướng dẫn các bạn cách chia lại các ổ cứng trên máy tính mà không gây mất dữ liệu với phần mềm Partition Magic Pro. Chuẩn bị: - 01 đĩa CD Hirent's Boot 9.5 hoặc thấp hơn cao hơn đều được - Đặt chế độ khởi động ổ CD đầu tiên cho máy tính. Nếu chưa biết các bạn có thể tham khảo ở bài Hướng dẫn cài đặt windows XP (http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=508) tại Diễn đàn pháp luật Việt Nam. Tiến hành: - Đưa đĩa CD vào ổ CD và khởi động lại máy tính chọn Start BootCD và truy cập vào DOS thật (nếu chưa hiểu có thể xem hướng dẫn Tại Đây (http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=528) - Tại cửa sổ lệnh bạn gõ chữ "M" và nhấn Enter để vào memu chính trên đĩa Boot http://img171.imageshack.us/img171/2733/48294011dc1.jpg (http://img171.imageshack.us/img171/2733/48294011dc1.jpg) http://img171.imageshack.us/img171/1787/52972978jc4.jpg (http://img171.imageshack.us/img171/1787/52972978jc4.jpg) Tại Menu điều khiển bạn chọn dòng đầu tiên Partition Tools -> Partition Magic Pro http://img171.imageshack.us/img171/5932/96183808dy3.jpg (http://img171.imageshack.us/img171/5932/96183808dy3.jpg) http://img171.imageshack.us/img171/1890/20598521iz9.jpg (http://img171.imageshack.us/img171/1890/20598521iz9.jpg) http://img171.imageshack.us/img171/7332/45887204tt0.jpg (http://img171.imageshack.us/img171/7332/45887204tt0.jpg) Sau khi đăng nhập được vào chương trình Partition Magic Pro các bạn sẽ nhìn thấy các ổ cứng, dung lượng, tên của chúng. Lúc này bạn phải xác định + Thứ nhất bạn muốn tạo thêm một ổ cứng nữa hay là chỉ muốn phân chia lại dung lượng các ổ (phân vùng) mà thôi + Nếu bạn muốn tạo thêm một phân vùng nữa thì bạn muốn lấy khoảng chống ở phần vùng nào trên các phân vùng đã có, hay là bạn lấy ở phân vùng này một ít và phân vùng kia một ít. + Phần nào các bạn có thể lấy mà phần nào các bạn không thể lấy ở trên các phân vùng đã có dữ liệu. Các bạn phải chú ý một chi tiết rất quan trọng ở chỗ này là khi bạn xem một phần vùng đã có dữ liệu ở trên máy tính bằng Partition Magic Pro (PQmagic) bạn sẽ thấy phân vùng đó có hai phần, Một phần đậm, một phần nhạt màu hơn lúc này bạn cần hiểu rằng phần đậm màu hơn là phần đang chứa dữ liệu còn phần nhạt màu hơn là phần còn chống chưa có dữ liệu được ghi lên. (Cái này trong quá trình làm các bạn sẽ nhìn thấy ngay) Bài hướng dẫn dưới đây mình hướng dẫn các bạn thu dung lượng của một phân vùng để tạo một phân vùng mới và thu dung lượng của một phân vùng để tăng dung lượng cho phân vùng còn lại (Tổng hợp hai bài này lại khi các bạn tiến hành làm các bạn sẽ tự định hướng được cách chia khác theo ý mình) - Thu dung lượng của một phân vùng để tạo một phân vùng mới Trong bài này mình lấy dung lượng chống từ ổ C: để tạo một phân vùng mới. + Các bạn làm như sau: Chuột phải vào phân vùng C:\ (Tên của ổ C: được đặt trong bài là DATA) chọn Resize/Move... một cửa sổ mới hiện ra các bạn sẽ thấy như hình bên dưới http://img168.imageshack.us/img168/9516/68362813tg7.jpg (http://img168.imageshack.us/img168/9516/68362813tg7.jpg) http://img168.imageshack.us/img168/153/40423825ig6.jpg (http://img168.imageshack.us/img168/153/40423825ig6.jpg) Các bạn để ý hình thứ hai! nơi có mũi tên đỏ chỉ vào. Sau khi cửa sổ Resize/Move.. hiện ra các bạn để chuột vào cái mép của bảng nơi mũi tên đỏ chỉ vào các bạn sẽ thấy con trỏ chuột chuyển thành mũi tên 4 chiều. Lúc này bạn nhấn chuột trái và giữ nó rồi kéo nó sang bên trái (Các bạn chú ý đến cácc con số báo dung lượng của ổ cứng bên dưới nó báo cho bạn biết bạn đã dung lượng ổ C: sau khi thu hẹp còn bao nhiêu nếu muốn thu hẹp tiếp hoặc cho rộng hơn ra thì bạn lại đặt chuột vào điểm mà bạn vừa dừng lúc nãy kéo sang trái hoặc sang phải để thu hẹp và mở rộng lại ổ C:\ Nếu trên ổ C có dữ liệu thì bạn chỉ kéo được chạm đến phần dữ liệu là bạn không thể kéo thu hẹp ổ C:\ được nữa - Nếu bạn kéo hết đến như vậy và để như thế thì đồng nghĩa với việc dung lượng chống của ổ C:\ sẽ không còn) http://img363.imageshack.us/img363/5977/86705115gd3.jpg Sau khi chia đạt được dung lượng như mong muốn các bạn chọn Ok để sang bước tiếp theo! Tại đây các bạn sẽ thấy có thêm một phân vùng chống mới mà các bạn vừa cắt ra từ ổ C:\ sẽ có màu sắc khác so với hai các phân vùng xung quanh các banh chuột phải vào nó và chọn Create Tại mục Partition Type các bạn chọn kiểu ghi dữ liệu cho phân vùng này thường là FAT32 (nếu các phân vùng còn lại của bạn để NTFS thì bạn chọn NTFS), tiếp đó ở mục Lable (nhãn) các bạn gõ tên mà bạn muốn đặt cho phân vùng mới (trong bài mình đặt là MUSIC), các cái khác các bạn để nguyên, tiếp đến nhấn OK -> Apply rồi chọn Yes ở bước tiếp theo. Công việc tếp đến của bạn là chờ đợi để quá trình dịch chuyển dữ liệu và tạo phân vùng mới được tiến hành. Quá trình này có thể diễn ra khá lâu nếu phần dữ liệu trên ổ bạn vừa tiến hành Resize có dung lượng lớn. http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/9.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/9.jpg) http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/10.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/10.jpg) http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/11.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/11.jpg) http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/12.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/12.jpg) http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/13.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/13.jpg) Sau khi quá trình Resize thực hiện xong bạn nhấn Ok rồi Exit một cửa sổ hiện ra bảo bạn rằng bạn cần phải khởi động lại máy tính để hoàn chỉnh quá trình, bạn nhấn OK và chờ máy tính khởi động lại rồi xem kết quả. http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/14.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/14.jpg) - Thu dung lượng của một phân vùng để tăng dung lượng cho phân vùng còn lại. Cái này thật ra còn đơn giản hơn bước trên. Các bạn tiến hành các bước thu hẹp dung lượng của phân vùng còn nhiều khoảng chống lại để có một phân vùng nguyên thủy chưa được định dạng và chưa có Lable như ở trên. Tới đây thay vì lúc trước các bạn phải chuột phải vào vùng đó và Create rồi đặt tên và fomat nó thì các bạn Chuột phải vào Phân vùng nằm bên cạnh nó mà các bạn muốn cộng thêm phần đó vào (Trong bài là phân vùng D:\) Chuột phải vào phân vùng D:\ chọn Resize/Move... sau đó các bạn sẽ nhìn thấy phía bên trái của D có phân vùng chống mà bạn vừa lấy ra từ phân vùng C:\, không gì đơn giản hơn các bạn chỉ việc dùng chuột để kéo phân vùng D:\ sang bên trái để cộng vùng mới tạo đó vào, kết quả sẽ giống như các hình bên dưới. http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/15.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/15.jpg) http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/16.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/16.jpg) http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/17.jpg (http://i344.photobucket.com/albums/p327/hoahong1211/17.jpg) Cuối cùng các bạn nhấn Ok Tới đây các bạn nhấn Apply sau đó làm các thao tác và chờ đợi quá trình di chuyển dữ liệu như trên cuối cùng chọn khởi dộng lại máy vậy là xong! Chúc các bạn thành công! Nếu có chỗ nào chưa hiểu các bạn có thể gửi câu hỏi ngay tại dưới bài này hoặc đặt câu hỏiTại đây (http://qt28c.net/4rum/newthread.php?do=newthread&f=36) mình sẽ giải đáp và hướng dẫn kỹ hơn cho các bạn hiểu!
bimbim
bimbim
Trả lời 15 năm trước
Hướng dẫn sử dụng Partition Magic - Bản dùng cho win Partition Magic (PM) là một phần mềm không thể thiếu trong “túi càn khôn” đối với những người làm công tác “bảo trì” máy tính hay các “vọc sỉ” tại… gia. Đây là 1 phần mềm chuyên dùng để phân chia và tái… phân chia ổ cứng mà không làm mất dữ liệu đã có trong ổ cứng (dỉ nhiên là theo lý thuyết). Phần mềm này có thể làm việc với “gần như” mọi Hệ điều hành hiện có và chuyển đổi các dạng thức phân vùng ổ cứng một cách dể dàng. Chú ý: PM sẽ có 1 phiên bản cho Dos bao gồm tất cả các file nằm trong thư mục Program Files\PowerQuest\PartitionMagic 8.0\Dos. Bạn có thể chép các file nầy ra đĩa mềm hay đĩa CD để chạy độc lập. Cách sử dụng phiên bản cho Dos và cho Win hoàn toàn giống nhau. http://www.echip.com.vn/echiproot/weblh/sdpm/2003/pm8/image001.png 1/ Tạo phân vùng (partition) Trên một ổ đĩa bạn có thể tạo 4 phân vùng Primary hay 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extanded. Trong phân vùng Extanded bạn có thể tạo bao nhiêu phân vùng con (logic) cũng được. Cách làm: Chọn ổ đĩa -> chọn Partition/Create -> chọn Logical Partition hay Primary Partition -> chọn Partition Type -> đặt tên (Label) -> chỉ định kích thước (Size) -> chọn vị trí đầu hay cuối đĩa (Beginning of unallocated space hay End of unallocated space) -> OK 2/ “Nhân bản” (Copy) phân vùng Bạn có thể tạo phân vùng mới là bản sao của phân vùng đang có. Chức năng này được dùng khi: Di chuyển nhanh nội dung của ổ đĩa này sang ổ đĩa khác. Sao lưu dự phòng. Thay đổi vị trí phân vùng… Cách làm: Chọn ổ đĩa và phân vùng -> chọn Partition/Copy -> chọn vị trí -> OK. 3/ Chuyển đổi (Convert) phân vùng - FAT sang FAT32 (Windows 9x/Me/2000/XP). - FAT sang NTFS (Windows NT/2000/XP). - FAT32 sang FAT. - FAT32 sang NTFS (Windows 2000/XP). - NTFS sang FAT hay FAT32. Chú ý: Không thể chuyển đổi được nếu phân vùng NTFS có sử dụng những tính năng đặt biệt như: compressed, sp***, rep*** points, encrypted hay có lỗi đĩa như: lost clusters, cross-linked… - Primary thành Logical và ngược lại. http://www.echip.com.vn/echiproot/weblh/sdpm/2003/pm8/image003.png Cách làm: Chọn phân vùng -> bấm Partition/Convert -> chọn dạng thức cần chuyển. 5/ Sát nhập (Merge) phân vùng Bạn có thể sáát nhập 2 phân vùng FAT, FAT32 hay NTFS để giảm bớt số lượng phân vùng đang có mà không làm mất dữ liệu. Bạn cũng có thể sát nhập phân vùng logic vào primary. Chú ý: Giửa 2 phân vùng cần sát nhập không được có phân vùng thứ ba. Bạn không thể sát nhập phân vùng FAT/FAT32 với phân vùng NTFS. Cách làm: Chọn ổ đĩa và phân vùng -> chọn Partition/Merge để mở hộp thoại Merge Adiacent Partitions -> chọn phân vùng muốn sát nhập trong phần Merge Option. Nội dung của phân vùng nầy sẽ trở thành thư mục (folder) trong phân vùng kia -> đÐặt tên cho thư mục lưu trữ nội dung của phân vùng bị mất khi sát nhập trong phần Merge Folder -> chọn kiểu bảng FAT cho phân vùng sau khi sát nhập -> OK. Download Partition Magic 8 Pro (http://rapidshare.com/files/116858652/Partition_Magic_8_Pro.rar) Các bạn có thể tìm và sử dụng các phiên bản Partition Magic cao hơn!
Phan Thị Quế Phương
Phan Thị Quế Phương
Trả lời 13 năm trước

Câu trả lời không liên quan gì đến câu hỏi , giống như hỏi gà nói vịt vậy đó .

Trả lời 8 năm trước
tại sao ổ e trong máy laptop của tôi lại có hình dạng này