Phần mềm diệt virus hay diệt… Windows?

Gần đây rộ lên hiện tượng người dùng bị hỏng hệ điều hành sau khi quét virus trên máy tính. Đa số “đổ tội” cho virus, nhưng cuộc thử nghiệm của trung tâm an ninh mạng BKIS cho thấy kết quả bất ngờ: thủ phạm “phá hoại” chính là các phần mềm chống virus! Thực hư ra sao hả các bạn ?
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Triệu chứng phổ biến là sau khi diệt virus thành công, khởi động lại máy tính, người dùng sẽ không thể sử dụng Windows được nữa mà bị đẩy trở lại màn hình đăng nhập (logon). Thậm chí, dù đăng nhập được cũng không thể làm việc tiếp do trình duyệt web, duyệt file đều bị lỗi. Trong phần lớn trường hợp, người dùng đều cho rằng phần mềm diệt virus “để sót” khiến hỏng máy. Nhưng buổi thử nghiệm ngày 12/11 tại trung tâm BKIS hé lộ “bí mật” đầy bất ngờ: chính cách thức xử lý virus của các phần mềm phổ biến trên thị trường mới là nguyên nhân gây hỏng Windows! Trong buổi thử nghiệm này, 4 máy tính thiết lập giống hệt nhau được cho lây nhiễm các mẫu virus, sau đó cài đặt phần mềm chống virus phiên bản mới nhất. Sau khi phần mềm quét diệt virus, khởi động lại máy tính và ghi nhận kết quả. Nếu phần mềm không tự phát hiện virus, người thử nghiệm sẽ quét qua thư mục system32, nơi các virus mẫu được lây nhiễm vào. Sau cả 4 lần thử, các phần mềm này đều xử lý virus theo cách xoá hoàn toàn/cô lập file bị lây nhiễm. Tuy nhiên, tất cả phiên bản Windows dùng thử đều gặp trục trặc sau khi diệt virus và khởi động lại. Anh Vũ Ngọc Sơn, chuyên gia của BKIS cho biết: các virus này đều lây nhiễm vào file hệ thống quan trọng, như userinit.exe, nên khi phần mềm diệt bằng cách xoá luôn file, Windows sẽ không hoạt động ổn định, từ không thể đăng nhập đến treo cứng. Những virus mẫu trong thử nghiệm là của một số dòng cụ thể có xuất xứ từ Trung Quốc, như HBService.Trojan, UserinitFakeD.Worm, XpacD.Worm v.v... Theo thống kê của BKIS, đã có ít nhất 47.000 máy tính ở Việt Nam bị nhiễm các dòng virus này. Như vậy, bên cạnh cẩn trọng tối đa nhằm phòng ngừa trước các mối nguy hiểm rình rập trên Internet, người dùng Việt Nam cũng cần chú ý đến cách thức diệt virus. Trong phần lớn trường hợp, rất may chỉ có Windows bị lỗi, dữ liệu gốc của người dùng vẫn còn nguyên vẹn. Cách khắc phục sự cố hữu hiệu và đơn giản nhất là sử dụng đĩa CD cài đặt Windows để cài lại HĐH với lựa chọn “repair”, chỉ thay thế các file hệ thống mà không can thiệp vào các file và phần mềm đang sử dụng.
Phạm Văn Đạt
Phạm Văn Đạt
Trả lời 14 năm trước
Có 2 lý do: - Các chương trình diệt virus nhận nhầm file hệ thống là virus, do thuật toán của người lập trình. (Điều này ít gặp) - Do virus đã lây nhiễm vào các file hệ thống đó, nên khi phát hiện file nhiễm, các trình antivirus đã thẳng tay delete các file này vì đã hư hỏng quá nặng, không quét sạch được. Do đó, khi Windows của bạn gặp trường hợp này, bạn nên dùng một phần mềm diệt virus mạnh và đáng tin cậy để quét virus cho thật sạch, sau đó, dùng đĩa Win để repair lại các file hệ thống đã bị hư hỏng hoặc đã bị xoá. Thân!