Bạn đang bị Facebook giám sát?

 Khi nhu cầu mua sắm hiện nay quá cao thì mua hàng online trên mạng đặc biệt là Facebook đã trở nên cực kỳ phổ biến đối với giới trẻ. Chắc hẳn rằng khi bạn có nhu cầu mua sắm một thứ gì đó như quần áo, giầy, mỹ phẩm,... thì chỉ một lúc sau trên Facebook đã xuất hiện những bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm bạn muốn mua. Rồi bạn nhận ra bạn chỉ trao đổi với bạn bè chứ chưa hề tìm kiếm mặt hàng đó ở trên các trang bán hàng online. Vậy làm sao Facebook có thể biết được như cầu của bạn?

Facebook đang nghe lén bạn

 Đầu tiên chúng ta có thẻ phân tích về mặt chuyên môn trước. Khi cài các app như Facebook hay Messenger vào điện thoại, chúng lắng bạn kể cả khi bạn tắt máy giống như đang thực hiện cuộc gọi với những app này. Giả sử mỗi ngày bạn dùng điện thoại khoảng 6 tiếng và mỗi giây một cuộc hội thoại trên sẽ chiếm 3KB dung lượng vậy thì sẽ có khoảng 130MB dữ liệu về giọng nói của bạn được xử lý. Cộng với có khoảng hàng trăm triệu tài khoản sử dụng thường xuyên mỗi ngày thì con số dữ liệu được gửi về Facebook vô cùng lớn.

 Về phía người dùng, khi bị tiêu hao 130MB dung lượng mỗi ngày đặc biệt khi bạn sử dụng 3G hay 4G sẽ khiến bạn chú ý. Nếu mỗi tháng bạn có 2GB dung lượng thì chúng cũng “bốc hơi” nhanh chóng trong vòng 2 tuần. Chưa hết việc sử dụng dữ liệu di động liên tục sẽ khiến thiết bị của bạn hay bị nóng máy và xuống pin cũng như tốc độ chạy chậm. Nếu làm như vậy thì Facebook sẽ bị phát hiện ngay lập tức.

 Tất nhiện những thứ ở trên chỉ là giả thuyết về việc chuyển dữ liệu giữa điện thoại và Facebook. Hiện nay các trợ lý ảo như Google Assistant hay Amazon Alexta có một cách thông minh hơn mà Facebook có thể thực hiện đó chính là kích hoạt nghe lén nếu bạn nói đúng từ khóa nào đó và như vậy rất khó bị phát hiện. Nhưng những từ khóa được sử dụng là gì? Việc lựa chọn từ khóa rất khó khăn khi mỗi cuộc hội thoại có rất nhiều chủ đề và mỗi chủ đề có hàng nghìn từ trong đó.

 Giả sử Facebook đã đạt được một thành tựu nào đó mà khi nghe lén điện thoại của bạn không bị hết pin nhanh, dung lượng sử dụng không bị “bốc hơi” vậy có bao nhiêu % thông tin được lọc ra được dùng cho quảng cáo?

 Antonio García Martínez (giám đốc sản phẩm mảng quảng cáo đầu tiên của Facebook) cho biết con số này là không nhiều. Có một dự án mang tên “Project Chorizo” đã được thử nghiệm, khi đó Facebook lấy hết các dự liệu mà người dùng có từ các status, địa điểm check in,... và được xử lý qua một thuật toán. Kết quả cho thấy lượng thông tin để định hướng quảng cáo trong kho dữ liệu là rất nhỏ, chỉ một vài phần trăm. Ông so sánh việc này giống như nghiền cả một trang trại vật nuôi mà thu được chỉ là một chiếc xúc xích.

Thứ mà các nhà quảng cáo quan tâm thực sự không xuất hiện trong trong các cuộc hội thọai và là những dữ liệu từ những hàng hóa bạn mua trên các trang thương mại điện tử, trong các hóa đơn và hồ sơ khi đi mua hàng.



Hệ thống này có hoạt động hiệu quả

 Tiếp tục giả sử như Facebook đang chạy hoàn hảo hệ thống định hướng hoàn hảo. Chúng ta có thể có những tình huống như:

 “Hôm nay tao chán như con gián vậy” => hiệu quả quảng cáo sẽ là con gián hay Từ hôm nay (Chi Pu)?

 “Tôi đang chuẩn bị mua xe máy và có 40 triệu đồng” => hiệu quả quảng cáo cho Yamaha, Honda hay Suzuki?

 Ngôn ngữ của con người cực kì phong phú khi một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau và đó cũng chính là bài toán vô cùng nan giải với thuật toán của Facebook.

 Không cần đến những từ khóa trong cuộc hội thoại, Facebook có những công cụ mạnh hơn rất nhiều để định hướng quảng cáo khi sở hữu mọi dữ liệu về các mối quan hệ bạn bè, có đầy đủ các thông tin về thiết bị bạn đang sử dụng, những hàng hóa bạn đã mua và những nơi bạn đã đi qua. Và đặc biệt tài khoản của bạn được liên kết với số điện loại cũng là một lý do đấy!

 Facbook không nghe lén bạn nhưng vẫn theo dõi bằng những cách khác nhau mà hiện tại chúng ta vẫn chưa lý giải được và những bí mật đấy chỉ có những người trong cuộc mới có thể biết thôi!

 

Chưa có câu trả lời nào