Manga thì là truyện tranh của Nhật rồi, thế còn Manhwa là cái gì ạ ?

Yamada Takayuki
Yamada Takayuki
Trả lời 15 năm trước
Định trả lời cho bạn qua qua 1 chút, ai dè ngó trên vnsharing.net thấy co 1 bài viết công phu về Manhwa nên copy luôn qua đây cho bạn tham khảo. [size_3][b]Định nghĩa[/b][/size_3] Manhwa (만화/漫畵, xuất phát từ chữ "man-houa") là thuật ngữ chỉ truyện tranh của Hàn Quốc.Manhwa là một phần rất quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc, manhwa được phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau: truyện tranh, internet và điện thoại di động. Ngày này, Hàn Quốc là một trong những nước đầu tiên đầu tư cho "công nghệ truyện tranh" .Tác giả của một bộ manhwa được gọi là manhwaga. [size_3][b]Lịch sử Manhwa:[/b][/size_3] [b][blue]Nguồn gốc::[/blue][/b] Như manga của Nhật Bản và manhua của Trung Quốc, manhwa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền nghệ thuật châu á cổ xưa và mang một chút dấu ấn của Trung Hoa. Manhwa phát triển nhờ vào sự tác động mạnh mẽ từ truyền thống anh hùng và nền hội họa Đông Á [blue][b]Những ngày đầu dưới sự chiếm giữ của Nhật Bản:[/b][/blue] Ngày 30 tháng 10 năm 1883, tờ báo đầu tiên của Hàn Quốc được phát hành Hanseongsunbo 한성순보/漢城旬報 Nối tiếp theo đó đã xuất hiện những tờ báo khác và đều thuộc sự điều hành của chính phủ. Với những tờ báo đầu tiên, truyện tranh vẫn chưa có mặt chỉ là những nét vẽ sơ khởi mà thôi. Ngày 2 tháng 6 năm 1909, với số báo đầu tiên của tờ Daehanminbo 대한민보/大韓民報, manhwa đầu tiên đã xuất hiện. Ở trang đầu tiên, dưới tựa đề Saphwa (삽화), người ta sẽ tìm thấy một tác phẩm của nhà biếm họa Lee Do-yeong (이도영). Được khắc trên gỗ, những tác phẩm của Lee Do-yeong tìm kiếm sự thức tỉnh trong tâm trí của người dân Hàn Quốc thời bấy giờ.Những manhwa trào phúng, châm biếm nhưng vẫn đậm chất sư phạm. Việc quảng cáo những manhwa của Lee Do-yeong chỉ kéo dài trong vòng một năm: tháng 8 năm 1910 , việc kiểm soát của Nhật Bản chính thức bắt đầu và bộ manhwa Daehanminbo đã bị loại bỏ ngay lập tức. Giới báo chí cũng như chính phủ đều bị ràng buộc. Nhưng sau hàng loạt cuộc nổi dậy vào ngày 1 tháng 3 năm 1919, Nhật Bản đành phải nới lỏng xiền xích với giới báo chí và vào năm 1920 những tác phẩm mới ra đời, đó chính là manhwa. Những tác phẩm biếm họa luôn là sự lựa chọn hàng đầu và được biết đến qua những cuộc thi truyện tranh trên các tạp chí. Đến năm 1924, với manhwa Meongteongguri heonmulkyeogi 멍텅구리 헛물켜기 của Noh Su-hyeong, đăng trên tạp chí Chosun IIbo, manhwa đã chấp nhận những quy ước về truyện tranh dòng Đông Á. Những tạp chí chuyên dụng đã được phát hành. Manhwa được xem giống như một phương tiện nhằm phê phán ách thống trị của phát xít Nhật. Bên cạnh đó, chính phủ đã xuất bản nhiều manhwa tuyên truyền để bảo vệ việc phát triển lúa gạo và các phong trào thanh niên. [b][blue]Thời kì khó khăn:[/blue][/b] Hòa bình lập lại, đất nước đặt dưới sự cai trị của chính phủ Mỹ và Xô Viết. Những cơ quan báo chí đã tìm lại được sự tự do của họ và những manhwa trào phúng, châm biếm đã xuất hiện trở lại, nhưng vẫn còn lo sợ rụt rè. Người bắn phát súng đầu tiên là Kim Yong-hwan (김영환), với manhwa Thầy gióa Kojubu được in trên tạp chí Seoul Times. Để hướng ứng, các tờ bào báo mới được sáng lập và các tạp chí manhwa dành cho người lớn trở thành tuần báo nhật san. Ngày 15 tháng 9 năm 1948, Kim Yong-hwan khởi xướng nên Manhwa Haengjin (만화행진/漫畵行進) là một tạp chí đầu tiên chuyên về truyện tranh. Trong những năm tiếp theo, ngày 13 tháng 3 năm 1949, Manhwa news trở thành tạp chí tuần san và gặt hái rất nhiều thành công. Tạp chí này còn giới thiệu những họa sĩ nổi tiếng như: Kim Seong-hwan (김성환), Kim Yong-hwan (김영환), Shing Dong-heon (신동헌), Kim Eu-hwan (김의환) và Lee Yong-chun (이영천). Giống như Nhật Bản, truyện tranh đã được tự do tuyên truyền cá thông tin đại chúng và trở thành một nét văn hóa dân gian. Sau chiến tranh Đại Hàn, manhwa đã tìm được chỗ đứng quan trọng trong việc liên lạc giữa hai phe xung đột. Những họa sĩ đã hưởng ứng rất nhiệt liệt qua những tờ truyền đơn, đặc biệt ở phía Nam đất nước. Anh lính Todori của Kim Yong-hwan thể hiện một cách xuất sắc sự dũng cảm của người lính, và đã nhận được thành công vang dội. Mâu thuẫn với chính phủ ngày càng sâu sắc và những nhà biếm họa thì càng chí trích nặng nề hơn. Để tiếp sức cho tổ quốc vượt qua chiến tranh, đau khổ, những tạp chí manhwa đã xuất bản hàng loạt các câu chuyện phiêu lưu, huyền bí,... như Bác sĩ Hendel của Choi Sang-gwon (최상권). Truyện được in trên những mẫu giấy nhỏ, kém chất lượng và giá tiền rẻ. Những mẫu chuyện nhỏ này được gọi là Ttakji manhwa (딱지만화), được phát hành ở Busan, đây cũng là điều kiện cho những tác gia trẻ tuổi thể hiện tài năng của mình. Với Ttakji manhwa, truyện tranh dần thay đổi để phù hợp với thị hiếu của đọc giả và ngày càng đa dạng về thể loại cũng như nội dung. Nhưng nhờ thế manhwa tiếp cận gần hơn với truyện tranh hiện đại, với những ô vẽ và lời thoại của nhân vật. Chiến tranh kết thúc đã mở một chương mới cho lịch sử manhwa. Giữa những năm 60, những thư viện manhwa đầu tiên đã gặt hái được nhiều thành công trong cho thuê và đọc truyện: manhwabangs 만화방/漫畵房. Thị trường truyện tranh dần được hình thành và các nhà xuất bản manhwa đã ra đời như Manhwa Segyesa 만화세계사 . Manhwa, từ cuối năm 1950 đến đầu năm 1960, ngày càng đa dạng hơn. Thể loại nổi tiếng như myeongrang manhwa (명랑 만화/明朗 漫畵)( manhwa hài dành cho người lớn từ 3 đến 4 trang) được biết với những cái tên như: (만화가/漫畵家). Shin Dong-u (신동우), Kim San-ho (김산호); Park Ki-dang (박기당) sáng lập ra thể loại khoa học giả tưởng; thể loại huyền bí đã được Park Ki-jeong (박기정) chuyển thành thể loại huyền bí và trở lại với bộ manhwa Poktana(tạm dịch là bơm), kể về những cuộc hành trình của một thanh niên Hàn Quốc đứng lên chống lại phát xít Nhật tại Mandchourie. Những sunjeong manhwa (순정만화/純情漫畵) trở thành một phần quan trọng với Kwon Yeong-seop (권영섭), Choi Sang-rok (최상록), Jo Won-ki (조원기) hay Jang Eun-ju (장은주). Nhưng niềm vui mới đến lại vụt tắt. Sau vụ đảo chính ngày 16 tháng 5 năm 1961, manhwa dần tiến đến bờ vực khủng hoàng dưới sự chống đối của Chính phủ, việc này đã tàn phá nghiêm trọng sự sáng tạo của các tác giả. Nhà phân phối và xuất bản Habdong Munwhasa (합동문화사) mở một cuộc kiểm tra mạng lưới phân phối và mua lại các nhà xuất bản manhwa. Mặc dù truyện tranh Hàn Quốc chỉ được phát hành qua sự kiểm soát của Chính phủ và Habdong Munwhasa, nhưng nó vẫn đến được tay các bạn nhỏ và các thanh thiếu niên qua những câu chuyện cảm động nhằm an ủi người dân trong tình cảnh khó khăn lúc bấy giờ. Độc giả đã quên đi những vấn đề nóng bỏng đương đại và tìm đến những tiểu thuyết lãng mạn, lịch sử của những năm 1970 mà nội dung xâu xa của những tác phẩm này là sự phê phán quyền lực của chính phủ đương thời. Người dân Hàn Quốc tìm thấy những cuốc chiến chống phong kiến cuối thới Joeson và những thất bại của người xưa. Manhwa đã mang lại cho người cảm giác thoải mái và thư giãn trong giai đoạn khó khăn này. Một serie các tác phẩm lịch sử, được phát hành bởi nhật báo Ilgan Sports vào năm 1972: Go U-yeong (고우영) là ngọn hải đăng đầu tiên của thời đại với một loạt các serie như: Im Keog-jeong(임걱정), Suhoji (수호지/水滸志), Samgukji (삼국지/三國志) còn được biết đến với cái tên " Lịch sử của ba triuều đại phong kiến" đã gây ra làn sóng dư luận dữ dội và thành công vẻ vang, Chohanji (초한지/楚漢志), Seoyuki (서유기/西遊記) hay Garujikijeon (가루지기전). Bên cạnh những manhwa lịch sử, cám động mang tính nhân văn cao cả, tuần san Sunday Seoul đã mạnh dạn tung ra thị trường manhwa năm 1970, manhwa hài, lịch sử Bang Hak-ki (방학기). Ở Bang Hak-ki, đọc giả có thể phân biệt rõ ràng ở cách dàn dựng khung truyện và lời thoại. Nhưng những thành công đầu tiên, quan trọng lại không thuộc về manhwa dành cho người lớn mà manhwa dành cho trẻ em lại liên tục phát triển nở rộ. Truyện tranh trở nên khách quan hơn và "dễ tính" hơn. Trong số đó có các tác giả tiên phong như Kil Chang-deok (길창덕), Yun Seung-hun (윤승훈), Park Su-dong (박수동) và Shin Mun-su (신문수). [b][blue]Hồi sinh và phát triển năng động vào những năm 80:[/blue][/b] Năm 1981, Kim Su-jeong (김수정) cho ra đời manhwa Dooly chú khủng long con năm 1970, dành cho thiếu nhi. Đây cũng là manhwaga đầu tiên dám đứng lên phản kháng. Và sự thành công của manhwa này đã mang lại những bước khởi đầu tốt đẹp của truyện tranh Hàn Quốc. Lee Hyeon-se (이현세) đã thay đổi toàn bộ phong cách manhwa bằng việc ra đời một số lượng lớn manhwa Gongpoui Oeingudan (공포의 외인구단), kể về câu chuyện của một nhóm chiến sĩ đã thất bại dưới sự hung tàn của binh đội Nhật. Tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đọc giảvà tác dộng mạnh mẽ đến các manhwabangs (thư viện manhwa). Các manhwaga còn lại đã sáng tác các tác phẩm tiếp theo, theo bước Heo Yeong-man (허영만) hay Park Ki-jeong (박기정). [b]Những manhwaga nổi tiếng:[/b] 1.Lee Do-yeong 이도영 (1884-1933 ou 1885-1934) 2.Ahn Seok-ju 안석주 (1901-1950) 3.Kim Yong-hwan 김영환 (1912-1998) 4.Park Ki-dang 박기당 (1922-1979) 5.Im Chang 임창 (1923-1982) 6.Kim Jong-rae 김종래 (1927-2001) 7.Kil Chang-deok 길장덕 (sinh năm 1929) 8.Kim Seong-hwan 김성환 (sinh năm 1932) 9.Park Ki-jeong 박기정 (sinh năm 1934) 10.Kim Won-bin 김원빈 (sinh năm 1935) [b]Những thể loại của manhwa:[/b] Manmun manhwa(만문만화/滿文漫畵): tương tự như oneshots bên manga Myeongrang manhwa(명랑만화/明朗漫畵): manhwa hài dành cho người lớn Sunjeong manhwa(순정만화/純情漫畵): tương tự thể loại shoujo bên manga Ttakji manhwa(딱지만화): manhwa phiêu lưu mạo hiểm, có từ Đông Á, xuất hiện vào những năm 50 Nguồn: [blue]http://fr.wikipedia.org/wiki/Manhwa[/blue] [b]Dịch bởi [size_2][blue]yue[/blue][/size_2] của[blue] Vnsharing.net[/blue][/b]