Cao Bá Quát có viết:"Anh đứng làm chi trên bãi cát".Em hiểu thế nào về câu thơ ấy?

Trong bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát",Cao Bá Quát có viết:"Anh đứng làm chi trên bãi cát".Em hiểu thế nào về câu thơ ấy? hic...mọi người giúp em với...em chẳng hiểu gì về câu này hết...hic
Trả lời 14 năm trước
Với đề bài của bạn, mình có một vài gợi ý như sau: * Để hiểu đúng "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" cần lưu ý mấy điểm sau: - Hình ảnh trong thơ có sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng, trên cơ sở nghĩa thực để hiểu đúng nghĩa tượng trưng. + Nghĩa thực của bài thơ là h/a? người đi trên bãi cát mà tác giả đã từng chứng kiến trên con dường đi thi. + Từ hình ảnh thực, cụ thể về người đi trên bãi cát gian nan, vất vả "Đi một mình như lùi một bước" mà con đg` vẫn mờ mịt phía xa, h/a? đc nâng lên tầm khái quát, ang ý nghĩa tượng trưng về con người vất vả, gian nan trên đường đời. - Muốn hiểu đúng nghĩa tượng trưng của "bài ca ngắn đi trên bãi cát" lại phải đặt bài thơ trong hệ thống chủ đề, hình tượng thơ Cao Bá Quát. Thơ Cao Bá Quát thường nói đến con dường khoa cử gắn liền với hoạn lộ, vs đường đời của những người trí thức: Biển như cuốn núi, núi sừng sững, Non Bắc, non Nam ngàn ạt ngàn. Mũ lọng mình đi bước lếch thếch, Công danh đường ấy mấy ai nhàn. (Bài ca đứng trên Hoành Sơn nhìn ra bể) Hình ảnh bãi cát dài và con đuờng trong "bài ca ngắn đi trên bãi cát" nằm trong hệ thống chủ đề, hệ thống hình tượng này. * Nôi dung ý nghĩa bài thơ: Có 2 ý lớn - Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng người đi trên bãi cát. + Hình ảnh "đường cùng" có ý nghĩa thực tế là sự bế tắc trên con đường đời của một trí thức. Đối vs người trí thức nho sĩ thuở xưa, con đường của họ là học-thi-làm quan. Đó là con đường đầy gian nan, vất vả. + Trong phần cuối bài thơ, người đi đường bỗng nhiên dừng lại, phần vì mệt mỏi, pần vì phân vân nên đi tiếp hay từ bỏ. Nỗi bế tắc, tuyệt vọng bao trùm tâm trạng người đi đương, bởi cuối cùng "Hãy nghe ta hát khúc đường cùng". + Trong hoàn cảng Cao Bá Quát viết bài thơ này thì hình ảnh "cùng đồ" còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con đường bế tắc của xã hội. - Tầm nhìn nhân cách của Cao Bá Quát . + Qua niềm bi phẫn và nỗi thất vọng trước con đường khoa cử, con đường công danh và rộng hơn là đường đời có thể thấy đc tầm nhìn cao rộng của Cao bá Quát. Ông đã thấy đc sự bảo thủ, lạc hậu của chết độ học hành thi cử nói riêng, của chết độ nhà Nguyễn nói chung. Ng` trí thức hoài nghi và chán nản, bế tắc trc con đường công danh truỳen thống. + Qua bài thơ có thể thấy đc nhân cách của Cao Bá Quát: Ông chán ghét và phê phán những kẻ bj cám dỗ, bon chen trên con đường danh lợi; ông tự vấn đồng thời cũng tự thức tỉnh bản thân trc con đường khoa cử đã lỗi thời, con đường công danh đầy cám dỗ "Anh đứng làm chi trên bãi cát"-câu thơ thể hiện con người khí phách của Cao Bá Quát; ông có cái nhìn tiến bộ và sự lựa chọn sáng suốt: từ bỏ cái cũ đã lỗi thời, khởi nghĩa phản kháng lại triều đình nhà Nguyễn. * Nghệ thuật của bài thơ (Cái này không thể quên nha ) - Bài thơ có sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng, ý tứ thật hàm súc, sâu xa. Hình ảnh người đi trên bãi cát vừa nhỏ bé, cô độc, vừa hết sức mạnh mẽ; vừa bi phẫn, vừa hào hùng. Hình tượng bãi cát vàng và người đi trên cát là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, ko vay mượn, ko công thức, ước lệ mà ắt nguồn từ quan sát thực tế. - "bài ca ngắn đi trên bãi cát" là bài thơ thuộc loại cổ thể nên có sự tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Nhịp thơ thay đổi linh hoạt, nhịp điệu câu thơ trúc trắc, gồ ghề diễn tả con đường gập ghềnh, khó đi của những bước chân trên bãi cát dài-tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét, đầy nhục nhằn, vất vả. ~~> Cuối cùng tổng kết lại vấn đề và nêu cảm nhận, suy ngĩ của ản thân. Chúc bạn làm bài tốt
Hung Nguyen
Hung Nguyen
Trả lời 4 năm trước
Cảm ơn chị ạ, may quá tìm được câu trả lời
Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước

Bạn xem thử bài này nhé

Nguồn: internet

* Hình ảnh người đi đường trên bãi cát – cuộc đời

- Không gian: “Bãi cát dài lại bãi cát dài

+ Bãi cát dài, mênh mông, vô tận, mịt mờ và khó xác định.

+ Từ “lại” nhận mạnh sự nối dài tít tắp của bãi cát ⇒ sự chán chường, ngán ngẩm của nhân vật trữ tình.

- Thời gian: “mặt trời đã lặn” ⇒ vào buổi chiều tà.

- Tư thế con người: “Đi một bước như lùi một bước” ⇒ gợi sự vất vả, gian truân.

- Hình ảnh:

+ Bãi cát: là con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, gian nan và mịt mù.

+ Người đi trên bãi cát: biểu tượng của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời. Tuy chưa tìm ra được một con đường nào khác, nhưng con người này đã nhận tức được rõ ràng mỗi bước đi trên con đường ấy là khó khăn và thứ thách.

+ Nỗi niềm của nhân vật trữ tình: “nước mắt rơi” ⇒ tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, kiệt sức nhưng vẫn cố gắng bước tiếp.

* Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị

- Điển cố về Hạ Hầu Ấn: nói lên nỗi niềm ưu thời của nhân vật trữ tình -> thể hiện tấm lòng đa mang cùng thời cuộc, không thể làm ngơ trước hoàn cảnh ngổn ngang của xã hội.

- Quy luật xưa nay về phường danh lợi:

+ Hình ảnh “quán rượu ngon”: danh lợi

+ “Người say”: người đi tìm danh lợi, số lượng vô cùng nhiều, tất bật chạy ngược chạy xuôi để cầu danh lợi cho bản thân.

+ “Người tỉnh”: người có trách nhiệm với cuộc đời, với thời cuộc lại cô độc, trơ trọi trên hành trình tìm chân lí.

+ Nêu lên nhận định về những kẻ ham danh lợi, đồng thời thể hiện thái độ dứt khoát thoát khỏi con đường danh lợi vô nghĩa, tầm thường.

+ Nhận vật trữ tình tự nhận thấy mình cô độc trên hành trình mới, hành trình thoát khỏi vòng danh lợi.

* Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi

- Tâm trạng băn khoăn đến thảng thốt “biết tính sao” để rồi rơi vào “đường cùng”

+ Đường bằng ⇒ mờ mịt

+ Đường ghê sợ ⇒ còn nhiều

+ Phía bắc ⇒ núi muôn trùng

+ Phía nam ⇒ sóng dào dạt

+ Sự bế tắc không lối thoát

- Câu hỏi tu từ “Anh đứng làm chi trên bãi cát?

+ Khát khao một sự đổi mới.

+ Muốn thoát khỏi con đường cũ để đi tìm một con đường mới.