Tôi muốn mua bộ sách "dạy con tư thuở còn thơ" 36 cuốn ở đâu?

mymeo
mymeo
Trả lời 15 năm trước
Tớ không biết ở đâu bán sách này. bạn thử qua Đinh Lễ hay mấy hiệu sách ở Tràng Tiền xem thế nào .. Ngoài ra bạn tham khảo thêm mấy bài viết dưới đây nha Bài viết dí dỏm , dễ hiểu và dễ thấm :1: Dạy Con Từ Thuở Còn Thơ .... Mười lăm tháng, chàng là hoàng tử của lòng bố, hoàng tử của lòng mẹ, hoàng tử của ông bà nội ngoại, chàng là hoàng tử của mọi người!!!! Chao ôi! Chàng đẹp như một thiên thần. Cái đầu tròn ủm với mái tóc tơ mềm đen mướt, hai má phính hồng, đôi mắt trong sáng như hai vì sao, cái mũi tí teo, tròn vo như một cục bột, cái miệng hồng, thơm phức mùi sữa. Nhất là khi chàng cười, khoe mấy cái răng con con xinh ơi là xinh! Chân tay chàng mũm mĩm, da dẻ mịn màng! Ngón tay ngón chân cứ như là những trái chuối tiêu tí hon. Chàng hãy còn mặc tả, nên khi chàng ủn ỉn chạy tới chạy lui, mẹ nhìn chàng mà thương đứt ruột! Bây giờ chàng đã biết bập bẹ vài chữ. Chỉ có "ma ma" và "ba ba" thôi, nhưng lời chàng ban ra cho bố mẹ cứ như là ban ân sủng cho hai người không bằng! Bố cười rạng rỡ, lòng ấm lại, quên bao nỗi nhọc nhằn của một ngày làm việc khi nghe chàng nói "ba ba"! Hôm nay ngày thứ bảy. Mẹ đang lui cui vừa làm bếp, vừa giặt áo quần, vừa dọn dẹp nhà cửa. Bố đang cắt cỏ ngoài vườn. Mẹ đâu rồi? Chàng đưa mắt nhìn mấy cái hộp xanh xanh đỏ đỏ mẹ vừa lôi ra để quét bụi dàn máy hát. Chàng mon men đi lại. Mở ra từng cái hộp một. Gỡ tung ra từng cái bìa, và mấy ngón tay tí teo gỡ bay các dĩa bên trong thật thần sầu! A, giấy xanh xanh đỏ đỏ này là gì nhỉ, có ngon không? Chàng độn từng bao bìa CD vô miệng .... nhai tóp tép! Không ngon! Ô, còn cái vật tròn tròn sáng sáng này, cái gì đây? Phải tìm cho ra nó là cái gì? Chàng đưa luôn cái CD vào miệng, le lưỡi liếm lung tung ... Chà, chẳng có mùi vị gì hết ... Cái hộp, phải khám phá cho ra cái vật ngộ nghĩnh này ... Úi chà ... cái hộp này dở quá, cứng ngắc hà! Thôi gặm cái dĩa tròn tròn có in cái gì xanh xanh thử xem .... --Tí! NO! NO! NO! NO! Phá quá đi thôi! Mẹ hoảng hốt chạy lại, giựt phắt cái dĩa CD ra khỏi tay chàng. Mẹ hoảng hốt: --Trời ơi, đứt lưỡi không con! Há miệng mẹ coi nào! Chàng trố mắt nhìn mẹ, hai tay vẫn chồm tới ráng tìm một cái hộp khác trong đống "chiến lợi phẩm" trên thảm với nào là vỏ CD, CD, và bìa đã bị xé, cắn, ướt nhẹp nước miếng của chàng! Hai má bị bóp teo lại, mẹ thọc ngón tay vào miệng chàng: --Há miệng! Mẹ dí mặt vào quan sát cái lưỡi tí hon của chàng cẩn thận . Mẹ thở phào nhẹ nhõm khi không thấy máu me, mẹ gắt: --May phước! Cái này không phải đồ chơi! Chơi cái xe đây nè! Chàng sợ hãi vì mẹ lớn tiếng với mình. Mẹ lại lấy đi mất tiêu món đồ chơi mới mẻ . Bình thường mẹ dịu dàng biết bao nhiêu! Trố mắt nhìn mẹ, chàng nhoẻn nụ cười ... cầu tài . --Phá hư hết CD của bố rồi mà còn cười nữa! Hư! Mẹ khẻ bàn tay tí hon của chàng nhè nhẹ cho đỡ ... giận! Mẹ ngoay mặt đi, lượm lặt các thứ bỏ lên trên cao, không ngó ngàng gì đến chàng cả! Tủi thân quá! Mình bị hắt hủi quá! Mẹ không thương mình nữa rồi! ... Mặt chàng xụ xuống, tiếng khóc bắt đầu ngân lên, ban đầu còn nho nhỏ, sau thì "volume" cứ to lên dần . Ban đầu khô ran không thấy một giọt nước mắt, nhưng vì mẹ vẫn không thèm dỗ chàng, xin lỗi chàng, nên bây giờ chàng gào lên, mặt mày bắt đầu tèm lem nước mắt, nước mũi !!!! --Nín, con hư lắm, còn khóc nữa mẹ sẽ phạt con . Mẹ không dỗ mình mà còn rầy la mình nữa! Chàng gào lên cho cả thế giới biết nỗi oan của mình! Mẹ vẫn tỉnh bơ dọn dẹp, mẹ giận mà! Chàng gào to hơn! Cái miệng xinh xắn kia bây giờ tròn o, cái lưỡi cong lên, và đôi mắt thiên thần của chàng, dù nhạt nhoè lệ, vẫn lâu lâu liếc ngang liếc dọc, xem thử mẹ có nhìn mình không, bố có nghe tiếng khóc của mình không, có ai thấu cho nỗi đau khổ của mình không ? Không một ai!!!! Chàng bắt đầu ho, ho lia lịa, ho như Đắc Kỷ Ho Gà! Ho mà mắt vẫn liếc ngang liếc dọc kiểm soát chiến trường! Mẹ vẫn tỉnh bơ! Chàng phải xài tới "tuyệt chiêu" cuối cùng: Ói! Chàng ho khô ho khan, oẹ ra ban đầu chỉ nước miếng tùm lum , nhưng như phép thuật ấy, bao nhiêu sữa, thức ăn trong bụng theo nhau chạy ra, chàng ói thốc ói tháo! Mẹ hết hồn, chạy ùa tới, bế chàng vào buồng tắm, dỗ dành chàng ...... A! Chàng khám phá ra bí quyết trừng trị, khống chế người lớn, bí quyết độc đáo bắt người lớn làm theo ý chàng! Và cứ thế mà tiếp diễn! Mỗi khi không vừa ý mình, chàng cứ gào lên, cứ ho khan, rồi ói ra đầy nhà là chàng chiến thắng oanh liệt!!!! Bố trách mẹ cưng chìu Chàng quá đáng! Mẹ trách bố không biết dỗ con khi Chàng gào thét, để chàng khóc đến nỗi ói mửa lả người, gần chết! Có ai đã làm cha làm mẹ mà chưa bước qua cái ải này ??? Mười lăm tháng đứa trẻ vẫn còn dùng lưỡi để khám phá thế giới: nóng, lạnh, cứng, mềm . Nó bắt đầu biết dùng tay thành thạo hơn, biết nhặt từng món đồ chơi rồi để sang một bên, hay quăng đi nơi khác, hay nhét thứ nọ vô trong thứ kia (nhét đồ chơi vào túi quần hay áo) Tuổi này trẻ đang học ĐẾM, và cách đếm của nó là DỜI vật từ chỗ này sang chỗ khác TỪNG CÁI MỘT! Nó cũng đang học hỏi về chiều cao, độ sâu . Khi nhìn theo dõi một vật rơi, trẻ đang tập luyện cho mắt của mình biết nhìn lên nhìn xuống theo chiều dọc! Đừng nổi giận khi con mình đứng trong nôi mà thả từng con gấu, con mèo, con chó nhồi bông ra khỏi nôi, lọt xuống đất rồi ngó xuống đất tay chỉ chỏ ê a! Hay khi trẻ cứ leo lên cao (như giường hay leo lên lầu) quăng đồ chơi hay đồ vật xuống đất . Đây là một phát triển bình thường của mọi trẻ con ở tuổi này! Hãy để cho con cứ việc thảy hết đồ chơi ra khỏi nôi, khi không còn món gì anh chàng / cô nàng sẽ học cách thông báo cho mẹ cha biết bằng "ngôn ngữ" ê a hay ... "mama" hay" baba" hay ... gào lên! Nhưng đừng vội chạy vô liền, bạn phải dạy cho con biết chờ đợi (nhất là khi bạn biết chắc anh chàng /cô nàng đang an toàn trong nôi!) Cứ để chàng / nàng kêu vài ba lần rồi hãy vào ! Bế con ra khỏi nôi, bạn chỉ dẫn cho con biết lượm đồ chơi TỪNG CÁI để đưa lại cho mình bỏ lại trong nôi . Nếu chàng / nàng muốn diễn lại trò chơi ấy quăng đồ trong nôi ra, hãy để chàng / nàng tự nhiên! Phải để cho trẻ "tập luyện" khả năng sử dụng mắt, tay của mình! Các bậc cha mẹ thường cho rằng con nít không biết gì hết! Vậy thì tại sao đứa nào cũng một tuồng: gào lên, ho hen, rồi ói mửa ???? Nhưng lối ứng xử của các ông cha bà mẹ trong khoản tuổi này sẽ làm tác động rất nhiều đến "behavior" của đứa trẻ trong những năm sau, nghĩa là cho đến khi nó biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ sự giận dỗi mà không cần phải la khóc, ho hen: Tuổi lên bốn . Vậy thì làm thế nào với tuổi này, khi chàng bắt đầu gào lên ??? ho hen, ói mửa lung tung ??? Đừng lầm lẫn là ở mười lăm tháng anh chàng không biết gì . Quan sát kỹ chàng đi . Rất thú vị . Chàng ít khi khóc lâu quá ... số tuổi của mình mà không ... take a break để kiểm soát phản ứng của mẹ /cha . Một tuổi = một phút Khi nghe con khóc ai cũng nóng ruột và một phút cứ tưởng như là một thế kỷ trôi đi! Khi chàng phạm lỗi, bạn phải tỏ ra cứng rắn ngay từ lúc đầu! Bạn là "boss", bạn "in control", bạn là "alpha", không phải là chú bé tí hon 15 tháng! Sau khi chàng ói mửa: bạn cứ bấm bụng tỉnh bơ, đi chỗ khác, và nhìn đồng hồ canh đúng 1 phút! Đúng một phút sau tới bên chàng, nếu chàng vẫn không chịu nín và vẫn cứ gào, bạn nói: -- Con không nín thì con vẫn ngồi đây . Mẹ chỉ bế con lên khi con nín! Và đi chỗ khác, 1 phút sau trở lại check chàng . Nhẹ nhàng hơn: --Sao con nín chưa ? Nếu chàng vẫn lì lợm thì bạn phải ...lì hơn, vì không có một đứa trẻ nào mà chết vì ... khóc! Bạn vẫn nên nói dịu dàng với con, nhưng vẫn cứng bằng cách không dỗ dành CHO TỚI KHI CHÀNG VÂNG LỜI BẠN, nghĩa là chỉ còn thút thít!! (Stay firm to establish your authority) Lúc ấy, bao nhiêu cái "NHU" bạn hãy đổ ra cho chàng như sông như suối, bế chàng vào buồng tắm mà lau mặt lau mày, thay áo thay quần, nựng nịu chàng (Trẻ con cần được feel secured và accepted.) XONG, Bạn hãy bế chàng lại cái đống CD chàng vừa phá tanh bành xong, "NO, cái này không phải đồ chơi! " (Reassuring and reconfirming the child's boundaries set by YOU) . Dạy con là một PROCESS . Vì sự phát triển tâm tính, cách bày tỏ emotion của nó là một PROCESS, không phải là một ENTITY . Nguồn: http://dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=wLfwgkHXx%2bU3RLkzkKxUMw%3d%3d
mymeo
mymeo
Trả lời 15 năm trước
NGHỆ THUẬT DẠY CON TỪ THUỞ CÒN THƠ Cha mẹ thường bị mất phương hướng khi nghe tiếng con khóc. Thay vì tự trách hay cho rằng mình làm không tốt chức năng, thì chỉ cần những thói quen, lời nói và hanh động đúng để trấn an bé con. Hãy tạo cho trẻ có được cảm giác an toàn. Thường xuyên ẳm bồng Ngay những giây phút đầu tiên chào đời và suốt trong tháng thứ nhất bé luôn bày tỏ một cách ồn ào nhu cầu được vỗ về và trấn an. Tiếng khóc và la hét là những lời kêu gọi, vì sau khi được sinh ra, sức khỏe của bé chính là sự gần gũi với mẹ. Bé cần có sự quan tâm chăm sóc, hơi ấm, mùi da thịt, cử chỉ âu yếm và sự vuốt ve mơn trớn để lấp đầy những cảm giác lo âu. Vòng tay mẹ mang đến cảm giác được bao bọc, che chở. Nó giúp cho trẻ cảm nhận được giới hạn của vỏ bọc thân thể và như vậy trẻ hình thành dần dần nhân dạng của mình. Hãy chọn những tư thế thoải mái như cho bé nằm sấp trên đầu gối hay trên cánh tay hoặc là vác trên vai. Đừng nên xoa bóp cho bé khi thấy bé căng thẳng hay sau mỗi lần tắm. Không cho bé ăn ngay khi khóc Trong hai tháng đầu tiên, mọi đứa bé khi đau đâu đó sẽ có cảm giác đỡ hơn khi được bú. Ngược lại với những suy nghĩ của chúng ta, đó không phải là cơn đói, mà là nhu cầu được trấn an làm cho phản xạ mút hoạy động. Nếu cho bé bú trước khi cữ bú trước được tiêu hóa thì bé sẽ dễ bị đau bụng. Vì vậy, để cho việc tiêu hóa diễn ra bình thường hãy cách 2 giờ giữa hai lần bú của trẻ. Thường xuyên cho trẻ đi dạo Nhiều bé sẽ nín ngay khi được tiếp xúc, những bé khác thì cần có sự đong đưa. Nếu bé thích khám phá thế giới bên ngoài thì hãy cùng tham gia. Ngoài những cuộc dạo trong xe đẩy, bạn cũng có thể đẩy bé trước bụng. Áp sát vào mẹ, bé sẽ có được cảm giác dễ chịu là được đồng hành cùng mẹ. Sớm tập cho trẻ ngủ riêng Một đứa trẽ có thể ngủ một mình trong phòng ngay những tháng đầu tiên. Nhưng thời điểm tốt nhất là từ tháng thứ 8 trở đi. Trước 1 tuổi bé không biết sợ bóng tối. Ngược lại, chính người lớn làm cho bé mất cảm giác an toàn và cũng chính chúng ta là người khó ngủ khi không có con bên cạnh. Nếu bé ngủ ngon vào buổi tối và khóc lúc nữa đêm thì hãy ngồi cạnh, nắm lấy tay bé và vuốt ve, hôn bé hay hát ru cho bé hoặc kể chuyện nho nhỏ cho bé nghe. Đừng bế bé lên nếu bạn không muốn mất ngủ suốt đêm với bé vì lúc đó bé chẳng chịu rời xa mẹ. Cho dù bé có mệt mỏi đến đâu thì bạn cũng không nên lưu lại bêb giường, và sai lầm hơn nữa là cho bé về giường với mình. Hãy tận hưởng những giờ phút riêng tư Có những bà mẹ không thể rời con để đi vệ sinh hay đi tắm một cách yên ổn. Điều làm cho bé yên tâm là bé biết được mẹ luôn sẵn sàng chăm sóc khi bé cần, nhưng mẹ cũng có những sinh hoạt riêng, không phải lúc nào cũng túc trực bên mình. Nếu bạn thích đi shopping hay ăn trưa cùng với bạn bè thì hãy cho bé biết bà đừng ngần ngại đem gửi bé cho người thân hoặc vú em. Giải thích cho bé những gì mẹ làm Càng lớn thì ngôn ngữ càng là nhu cầu thiết yếu cho con bạn. Đừng ngần ngại kể cho bé nghe những công việc của mình:”Mẹ sẽ đi chuẩn bị buổi cơm chiều, mẹ phải đi gọi điện đây, mẹ phải đi khám bệnh đây…”. Như vậy, bé sẽ hiểu rằng bạn không bỏ mặc bé vì không thương bé, mà vì bạn còn có công việc quan trọng phải làm. Luôn nhớ bé nhắc đến cha Một đứa trẻ thích được nghe nhắc đến người cha vắng mặt của mình: “ À, con đứng được rồi nè, tối nay mình sẽ kể cho bố nghe, bố sẽ hãnh diện về con” hoặc “Bố sắp về rồi, để mẹ chuẩn bị cơm…”. Ngược lại, nên tránh các cân đại loại như:”Ngoan đi nào, không thì mẹ sẽ méc khi bố về!”. Lập thời khóa biểu đều đặn Thông qua thời gian biểu cua nhà hay nhà trẻ: tắm, thay quần áo, ăn, ngủ trưa…, bé sẽ hiểu rằng những diễn tiến trong ngày liên kết với nhau một cách đều đặn. Theo thời gian, những điểm mốc thời gian này sẽ giúp bé an tâm và thiết lập sự an toàn bản thân. Ngay cả những bé rất nhỏ cũng có được nhận định thời gian. Nếu bạn nói:”Con chơi trong nôi một mình, mẹ làm việc khoảng một tiếng rồi quay trở lại với con ngay!”, bé sẽ kiên nhẫn đúng thời gian yêu mặc dù chưa biết xem đồng hồ. Cho bé nghe nhạc Những khúc nhạc dạo classic, đặc biệt la piano, có tác dụng trấn an cho trẻ nhỏ. Nhưng nếu bạn thích nhạc kích động thì sao? Không hề gì, quan trọng là cả mẹ con cùng trải qua thời gian nghe nhạc. Và ca sĩ xuất sắc nhất vẫn là mẹ, do đó, khi rãnh rỗi bạn có thể thu băng những bài hát ru và mở cho bé nghe. Chuẩn bị những khoảng thời gian xa nhau Bé thích được nâng niu nhưng không cần sự có mặt 24/24 của mẹ. Để giúp cho trẻ phát triển khả năng ở một mình ngay năm đầu tiên, bạn nên cho bé ngủ trưa một mình, để bé trong nôi khi bạn chuẩn bị bữa ăn, rời xa tầm nhìn của bé để sang phòng khác nhưng vẫn nói lớn tiếng cho bé nghe được… và khi trở lại thì cho bé bò ra sàn khoảng 5 – 10 phút. Tất nhiên là phải chuẩn bị chỗ cho thật an toàn. Để cho bé khóc một chút… Lắng nghe con mình không có nghĩa là chạy đến ngay. Hãy biết rằng bé không khóc vì đau đớn (trừ trường hợp), mà vì đó là cách duy nhất để biểu hiện cái gì đó không vừa lòng. Để tập cho bé cách quản lý những lần thất vọng đầu tiên, bạn nên nó với bé:”Mẹ phải đi tắm và có thể con sẽ không vui nhưng mẹ sẽ cho con vào nôi và để của mở. Con sẽ thấy và nghe tiếng mẹ. Cứ làm nũng, nhưng mẹ sẽ không bỏ công việc đâu!”. Giúp cho bé tự nín, tỉnh táo lại khi đang giận hờn chính là giúp cho bé lớn lên. Trong trường hợp quá độ, nên nhường bước Nếu không dỗ được cơn khóc của bé, thì đừng nổi nóng, vì khi bị stress bạn sẽ làm ảnh hưởng đến con. Trong tích tắc sự bực tức của mẹ sẽ nhanh chóng lây sang con và một khi trào dâng như vậy một đứa trẻ khó lòng kiềm chế được. Tốt nhất là bạn nên rời xa bé, đi uống nước, hoặc nếu có thể thì”bán cái” cho bố. Đôi khi đó là điều ký diệu! Đối với sự an toàn bản thân, để thật sự được trấn an thì bé cần có người bên cạnh. Bạn càng bình tĩnh, bé cũng sẽ như vậy. Không tạo ra áp lực Không một đứa bé nào là hoàn hảo, chúng phát triển theo nhịp độ riêng. Cho nên, không cần so sánh chúng với nhau, hoặc là xem bé đã lớn khi biết đi vững và có yêu cầu quá cao vượt khả năng. Nếu không, bé sẽ cảm thấy thua sút và thiếu tự tin ở chính mình. Khuyến khích sự thay đổi ở bé Áp lực là không đúng, nhưng không chịu ý thức về sự thay đối của bé cũng chẳng tốt hơn. Những tháng trôi qua, bạn cần phải chấp nhận là bé có thể rời xa chúng ta nhiếu hơn. Đồng hành với sự tiến bộ, khuyến khích những thành tựu đầu tiên, trấn an để cho bé càng mong muốn phát triển, nhưng không làm bé ngạt hay ngăn chặn sự lớn lên của bé. Hãy là người bảo vệ nhưng đừng là người quản thúc. (Theo Phụ Nữ Ấp Bắc)
mymeo
mymeo
Trả lời 15 năm trước
Dạy con từ thuở còn thơ… Jan 16, 2005 Cali Today News - Ai trong chúng ta cũng đều mang nỗi niềm hoài cảm về “những ngày xưa dấu ái, những ký ức tươi hồng” của một khoảng thời gian quá đẹp đã trôi qua mãi mãi. Người Mỹ thường nói: “Ah, the good old days…” là để nhớ lại lúc con người sao mà quá lịch sự với nhau, lúc đàn ông nhã nhặn “mở cửa xe cho phụ nữ và trẻ con thì không bao giờ lớn tiếng và cũng không bao giờ quấy rầy người lớn…” Nhưng theo tiến sĩ Gail Saltz, một chuyên viên tâm thần tại bệnh viện “New York Presbyterian Hospital” thì tư cách tốt là muôn đời (timeless) và bậc cha mẹ phải chăm chú dạy cho con trẻ các tư cách của người có giáo dục tốt ngay từ khi tóc còn để chỏm, vì một lý do đơn giản là sao bây giờ có nhiều trẻ con… mất dạy thế không biết. Có thể do cuộc sống quá bận rộn sinh nhai và còn phải giúp con cái thành công trên đường học vấn, làm homework, giữ sức khỏe cho chúng… nên cha mẹ không còn thì giờ và tâm trí dạy con mình phong cách sống trang nhã, có giáo dục (etiquette). Nhưng con cái chúng ta sao nầy có được người khác thương mến hay kính trọng là do tư cách đạo đức tác phong của nó, chứ không phải cái chức nghiệp hay nhiều tiền bạc rủng rỉnh. Nhưng cái tác phong đó, cũng giống như một chậu Bonsai, phải có năm tháng thời gian chăm sóc với bao tình thương và gian khổ mới đâm chồi nẩy mộc được, không thể để con lớn “tồng ngồng” rối mới bắt đầu… quốc văn giáo khoa thư cho nó (because it’s harder to acquire these behaviors later in life)! Cái cách hay nhất, theo ý tiến sĩ Saltz, không phải là “nói” mà phải “làm” cho con thấy. Có thể lúc đầu con trẻ sẽ không hiểu tại sao ba má lại khó khăn bắt bẽ như thế, từ chuyện đi đứng nằm ngồi đến thưa gởi nói năng…, nhưng sau này nó sẽ cám ơn công lao đó biết bao nhiêu, khi “chạm mặt với đời”, nó khám phá được mọi người xung quanh có cảm tình hay nể nang do các tư cách tự nhiên đó của nó. Đâu là những “trận địa” quan trọng chúng ta nên dạy dỗ con cái? 1. Ăn uống: Có một câu chuyện có thật vào năm 1997 là khi phóng viên hỏi một cô gái xinh đẹp Thái Lan đang du học bên Pháp sao lại từ chối lời cầu hôn của một người đàn ông giàu có, câu trả lời của cô chắc chắn đã làm nhiều bà mẹ có con trai phải giật mình. Đó là: “Tại sao ư? Tại vì ông ấy có cách ăn uống như một… con heo lúc đi ăn tối với tôi!” Table manners quả thật là tờ giấy căn cước cho thấy con người chúng ta thanh lịch hay hơi… lợn, như lời nhận xét của cô gái Thái. Bạn mà không chịu dạy con “nên người” lúc ăn uống ở nhà thì mong gì nó sẽ “phong thái tuyệt vời” khi đi ăn tiệc đủ loại trong nhà hàng hay ở đâu đó ngoài xã hội? Dạy con ăn uống đàng hoàng chính là dạy nó biết kính trọng kẻ khác và có lòng tự trọng nữa. Không bốc đồ ăn, không nhai ngồm ngoàm rồi hả họng đầy thực phẩm mà nói, nuốt rồi mới cầm ly uống… đều là những bước đầu chập chững mà bạn không nên nhượng bộ một chút nào trên bàn ăn gia đình. 2. Nói điện thoại: xã hội ngày nay bắt chúng ta nói chuyện qua điện thoại như… thở mỗi ngày vậy. Mối giao ước xã hội đó sẽ đeo bám con bạn suốt đời. Vậy thì hãy dạy con phải luôn luôn tự giới thiệu trước trước khi hỏi câu đầu tiên: “Hello, cháu là Suzy Jones, cháu có thể nói chuyện với Sally được không ạ? Xin cám ơn!” Có bậc cha mẹ nào cầm máy nghe lên mà lại không thấy câu nói đó dễ thương và lịch sự đúng mực biết bao… 3. Ăn mặc: Ăn coi nồi, ngồi coi hướng, đúng là mặc luôn đi liền với ăn uống. Có 2 adverbs mà bậc cha mẹ nên noi theo, đó là khuyên con cái ăn mặc “thích hợp” và “khả kính” (appropriately and respectfully) khi đi đâu. Khi chính bạn ăn vận một cách nhếch nhách, bẩn thỉu hay quá hững hờ, bạn đã ngầm bảo với con cái: “Mẹ đâu có… care cái đám cưới đó hay lũ người ngợm đó!” Ở đây hoàn toàn không phải là chuyện ăn mặc quần áo đắt tiền hay hợp thời trang, mà chỉ là “đứng đắn, gọn, sạch sẽ và thích hợp”. 4. Nói năng: đó là cả một nghệ thuật khó khăn, nhưng chỉ dạy đơn giản như thế này: bảo con cái phải nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện với họ, nhất là lúc chào hỏi. Nên đặt câu hỏi với người khác về họ để chứng tỏ mình có quan tâm tới họ và phải khen ngợi thật tình nếu ta thấy họ làm được cái gì hay, nổi bật. Nếu cần nên “giả bộ đóng kịch” với con cái để chúng thực tập trước. Đừng quên nói “làm ơn” (please) và “cám ơn” (thank you) để chứng tỏ mình kính trọng và tán thưởng kẻ khác. 5. Định luật bằng vàng: cuối cùng, cái “tâm” mới quan trọng. Đừng quên mình đối xử ra sao với người khác thì sẽ được họ đối xử giống như thế. Khi thấy một đứa bạn của con mình có vẽ lạc lỏng, bơ vơ, nên khuyến khích con chạy theo tìm cách an ủi và kéo đứa bạn gia nhập trở lại đám đông. Luôn dạy con mình phải tự đặt vào hoàn cảnh kẻ khác. Cái đó gọi là “sự thông cảm, mối thấu hiểu” và bạn, với tư cách là cha mẹ, như thế đã đặt vào tay con mình một “vũ khí lợi hại” để sau này nó trở thành một người bạn tuyệt vời, một bạn đường tuyệt dịu cho vợ (hay chồng) nó và một đồng nghiệp tuyệt hảo! Hồng Quang theo MSNBC 2005 Nguồn: CaliToday --------