Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất của cuộc cách mạng xã hội

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 13 năm trước

1 - Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, C. Mác đã phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh cách mạng vì sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân chuyển từ giai cấp "tự mình" thành giai cấp "vì mình", phong trào công nhân phát triển từ tự phát đến tự giác khi tổ chức ra đội tiên phong của mình - các Đảng Cộng sản (có thể với những tên gọi khác nhau ở những nước khác nhau, đôi khi ngay trong một nước).

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đầu thế kỷ XX đã mở ra thời đại quá độ của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tiếp đó là sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào giữa thế kỷ XX. Hệ thống này đã ảnh hưởng tích cực đến đời sống nhân loại trong nhiều thập niên sau. Điều đó chứng minh cho phát hiện đúng đắn của C.Mác về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước và sự thoái trào của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã dẫn đến việc xét lại vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và thời đại quá độ của xã hội loài người lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tiếp tục khẳng định luận điểm của C.Mác về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, nhưng cũng cần có tư duy mới về giai cấp công nhân. Bởi vì, trong mấy trăm năm, kể từ khi giai cấp công nhân ra đời đến nay, xã hội loài người trải qua biết bao biến cố to lớn, cả những bước ngoặt có tính thời đại, như Cách mạng Tháng Mười Nga và sự phát triển của văn minh nhân loại từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Chủ nghĩa tư bản không còn là chủ nghĩa tư bản cổ điển mà đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản hiện đại. Giai cấp công nhân cũng thay đổi rất nhiều, khác hẳn giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX, từng được Ph.Ăng-ghen mô tả trong tác phẩm "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".

Như chúng ta đã biết, những luận điểm của C. Mác về giai cấp công nhân được đưa ra trong điều kiện của văn minh công nghiệp. Những thành tựu mới của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại từ giữa thế kỷ XX, tiếp đó là cuộc cách mạng tin học, đã dần dần đưa nhân loại từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất trong lịch sử nhân loại. Do vậy, tư duy mới về giai cấp công nhân phải là tư duy về giai cấp công nhân trong điều kiện của văn minh trí tuệ.

Quan điểm xuất phát nêu trên có căn cứ khoa học từ chủ nghĩa Mác hay thuộc loại quan điểm tư sản "duy lực lượng sản xuất"? Ai cũng biết, luận điểm của C. Mác về sự gắn bó giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác hẳn luận điểm còn phiến diện trước đó chỉ thấy hoặc nhấn mạnh một chiều vai trò của lực lượng sản xuất. C.Mác luôn luôn khẳng định vai trò quyết định của lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất. Ông cho rằng, sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác nhất thiết phải trải qua đấu tranh cách mạng của những giai cấp cách mạng, nhưng nhân tố quyết định nhất vẫn là bước nhảy vọt mới về chất của lực lượng sản xuất. Ông từng nói đại ý: máy hơi nước đẻ ra nhà tư bản. Nhân đây tôi muốn nói thêm, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do nhiều nguyên nhân trực tiếp, nhưng nguồn gốc sâu xa là sự lạc hậu, bất cập của chủ nghĩa xã hội mô hình cũ và của ban lãnh đạo ở các nước này trước sự phát triển mới của văn minh nhân loại.

2 - Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản, nhất là của chủ nghĩa tư bản hiện đại, gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, rồi từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Đến nay, những thành tựu đó đã làm thay đổi rất nhiều chế độ tư bản, giai cấp tư sản, giai cấp công nhân và các tầng lớp dân cư trong hầu hết các quốc gia - dân tộc.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ dần dần làm thay đổi căn bản cơ cấu các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật, và từ đó, hình thành dần một giai cấp công nhân mới, rõ nhất là ở các nước tư bản phát triển. Cơ cấu GDP của các nước tư bản phát triển không còn như trước đây, mà đã thay đổi hẳn theo hướng: ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, đến 60%, ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 30% - 40%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 2%. Về cơ cấu giai cấp công nhân, từ năm 1961 đến năm 1968, ở Anh, công nhân công nghiệp giảm 44%, ở Pháp giảm 30%, ở Thụy Sĩ giảm 24%, ở Cộng hòa liên bang Đức giảm 18% (1).

Nói đến giai cấp công nhân trước đây, chúng ta thường nghĩ nhiều đến những người lao động chân tay hơn là những người lao động trí óc; chủ yếu nói đến công nhân "áo xanh", ít nói đến công nhân "áo vàng" (kỹ thuật viên); còn công nhân "áo trắng" hay "công nhân cổ cồn" (kỹ sư) thì cho rằng, họ thuộc tầng lớp công nhân quý tộc, gắn bó chặt chẽ với giai cấp tư sản và là cơ sở xã hội của chủ nghĩa cải lương trong phong trào công nhân. Ngày nay, đã xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều lực lượng công nhân được trí thức hóa, những công nhân "áo vàng" và công nhân "áo trắng", trong khi lực lượng công nhân "áo xanh" ngày càng giảm dần, như ở Mỹ, năm 2000 chỉ còn 10%. ở một số nước, công nhân có trình độ đại học chiếm đến 80%.

Ngày nay, những thành tựu của cách mạng tin học - tin học hóa đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự ra đời của "internet hóa". Điều quan trọng là, những thành tựu của cách mạng tin học ngày càng xâm nhập sâu vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất, kinh doanh, làm hình thành dần kinh tế tri thức. Những thành tựu đó đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng tin học và bắt đầu mở ra kỷ nguyên thông tin. Vai trò của khoa học - công nghệ, của lao động trí óc đối với phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tăng; khoa học - công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đúng như tiên đoán của C.Mác.

Tình hình đó khiến cho một số nhà tư tưởng tư sản vội đưa ra luận điểm "quyền lực thuộc về trí tuệ" để che đậy bản chất của vấn đề. Thực chất, quyền lực vẫn thuộc về tư bản. Vì vậy, cần nhắc lại: nói đổi mới tư duy về giai cấp công nhân, nói về giai cấp công nhân trong điều kiện của văn minh trí tuệ, chính là nhằm làm rõ khả năng và yêu cầu của giai cấp công nhân hiện đại trong sứ mệnh lịch sử xóa bỏ và vượt qua chủ nghĩa tư bản hiện đại, thiết lập chủ nghĩa xã hội hiện đại. Như vậy, tư duy mới về giai cấp công nhân hiện đại gắn liền với tư duy mới về chủ nghĩa xã hội hiện đại.

Nói về giai cấp công nhân trong điều kiện của văn minh trí tuệ chính là làm rõ khả năng và yêu cầu của giai cấp công nhân hiện đại trong sứ mệnh lịch sử xóa bỏ và vượt qua chủ nghĩa tư bản hiện đại, thiết lập chủ nghĩa xã hội hiện đại. Trong thời đại ngày nay, bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản vẫn chỉ có thể là bản chất giai cấp của giai cấp công nhân; cơ sở chính trị - xã hội của Đảng Cộng sản phải là giai cấp công nhân trong quá trình phát triển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ; tư duy mới về giai cấp công nhân phải gắn liền với tư duy mới về chủ nghĩa xã hội hiện đại...

Chúc thành công.