Có nên học tiếng Đức qua các ứng dụng điện thoại không?

Hiện nay trên kho ứng dụng khổng lồ như App Store hay CH play tràn lan các ứng dụng đáp ứng nhu cầu tự học ngoại ngữ của các đối tượng học viên. Tuy nhiên, chúng ta luôn đạt ra câu hỏi rằng có nên học trên các ứng dụng đó không?

Nâng cao hiệu quả học tập.

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ ngày nay thì hầu hết ai ai cũng sắm cho mình một chiếc điện thoại thông minh với nhiều tín năng lí thú, điều này là tiền đề cho việc ra đời của các app học tiếng Đức qua điện thoại. Nếu như sách giáo khoa hay giáo trình chính là những kiến thức bạn cần học mỗi ngày và việc học bằng cách cũ như vậy thì quá khô khan, gây cảm giác chán nản và mệt mỏi thì ngược lại, các ứng dụng học tiếng Đức trên điện thoại lại cho ta một cảm giác mới mẻ. Đơn giản bạn chỉ cần cài đạt phần mềm vào máy là bạn có thể sãn sàng học ở bất kì đâu, bất cứ khi nào bạn muốn. Bằng các ứng dụng bạn sẽ học các từ mới qua âm thanh, hình ảnh, chữ viết để rồi não bộ bạn sẽ hấp thụ những kiến thức đó nhanh hơn, lưu trữ nó lâu hơn bằng phương pháp học chay.

>>> Xem thêm: Những lý do bạn nên học tiếng Đức.

Tiêu tốn ít thời gian.

Thay vì bạn ngồi hàng giờ với đống giáo trình tiếng Đức để có gắng nhồi nhét nó vô đầu, thì bạn chỉ cần dành 10 đến 15 phút mỗi ngày để học trên App điện thoại. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành một lượng ngắn thời gian là bạn có thể tiếp thu được những kiến thức về các kỹ năng nghe, viết và từ mới. Việc này phải duy trì thường xuyên để hiệu quả tăng cao.

Nhưng điều lưu ý đó là bạn phải nghiêm khắc với bản thân hơn để việc học của bạn không bị gián đoạn, bạn cần tập trung hết sức vào những phút học để có thể hiểu và tiếp thu được kiến thức hằng ngày. Cần tạo thói quen tốt khi học qua điện thoại đó là bỏ qua tất cả những yếu tố gây nhiễu như mạng xã hội vì khi đang học chỉ cần một thông báo là bạn sẽ thoát ra khỏi app ngay lập tức. Hãy xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý, dành những khoảng thời gian thoải mái nhất của bạn để làm quen với tiếng Đức, để biến nó trở thành thế mạnh của bản thân.

1. Duolingo

Duolingo đã được Apple và Google bình chọn là “Ứng dụng của năm” (2013). Được thiết kế cực kỳ xuất sắc với giao diện rất thân thiện với người dùng, Duolingo là một trang web miễn phí dạy ngoại ngữ thông qua các bài luyện tập, kết hợp giữa 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, và viết. Phần “Học theo ngữ cảnh” của Duolingo giúp bạn vừa đọc các bài báo vừa hỗ trợ dịch chúng. Ngoài ra, Duolingo còn khiến việc học trở nên thú vị hơn bằng cách trao giải thưởng bằng điểm kinh nghiệm (để lên level như trong game!), khi bạn hoàn thành các bài học và tặng thêm điểm thưởng nếu bạn làm tốt.

Đồng thời, Duolingo tích hợp tính năng liên kết với mạng xã hội, cho phép bạn bè của bạn có thể xem quá trình học của bạn tiến bộ đến đâu và ngược lại. Nếu bạn muốn, Duolingo sẽ gửi thông báo qua email nhắc nhở bạn học tập hàng ngày, mà đây là một việc hết sức dễ dàng. Bởi, nếu bạn tải về ứng dụng trên điện thoại miễn phí của hãng, lúc nào bạn cũng có thể vừa đi vừa học. Hiện nay, trang web cung cấp các khóa học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha (Brazil), tiếng Hà Lan, tiếng Ireland, tiếng Đan Mạch và tiếng Thụy Điển. Nếu bạn muốn, bạn có thể học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc mà không phải trả thêm tiền.

2. Livemocha.

Nếu bạn muốn tương tác với người bản xứ, hãy sử dụng LiveMocha, website cung cấp bài học của hơn 35 ngôn ngữ. Các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết được dạy tách biệt. Với các bài học giới thiệu nội dung mới trước khi yêu cầu người dùng ôn lại những gì họ đã học được. Tài khoản cao cấp (premium) đương nhiên là không miễn phí, nhưng bạn có thể kiếm được đồng vàng trong LiveMocha (dùng để mua mỗi bài học) bằng cách dạy cho những người dùng khác. Ví dụ, bạn có thể chỉnh sửa những gì người khác viết bằng tiếng mẹ đẻ của bạn, hoặc đưa ra nhận xét về cách phát âm của họ thông qua các bản ghi âm). LiveMocha cũng cung cấp tính năng tổ chức các lớp học ảo hoặc đặt “gia sư” riêng cho các buổi học trực tuyến.

3. Busuu.

Bussu sở hữu một cộng đồng quốc tế với hơn 40 triệu thành viên đăng kí đến từ nhiều quốc gia khác nhau, và người dùng là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên nét độc đáo cho website- ứng dụng học ngoại ngữ này. Bài học cho người mới bắt đầu sử dụng thẻ (flashcard) cho việc học từ và cụm từ mới, nhưng những bài học nâng cao (advanced) bao gồm cả viết và trả lời câu hỏi, và sẽ được đánh giá bởi người bản ngữ là thành viên đăng kí trên Buusu.

Các hội thoại, bài tập viết, và các file ghi âm được chia sẻ miễn phí trên website, nhưng các bài học nâng cao ngữ pháp, video, và các tập tin dạng PDF thì chỉ dành cho thành viên trả phí. Tuy nhiên, các bài học miễn phí lại có sẵn trong ứng dụng trên điện thoại của Busuu. Các khóa học ngoại ngữ của Buusu bao gồm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha (Brazil), tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả Rập, tiếng Nhật, và tiếng Trung.

4. Living Language.

Nếu bạn nghiêm túc về việc học một ngoại ngữ, thì có lẽ bạn nên cân nhắc về việc đăng ký một khóa học trực tuyến tại Living Language, nơi cung cấp các khóa học ngoại ngữ lên đến 20 thứ tiếng khác nhau. Các bài học đa dạng về thời lượng và chi phí, kết hợp từ vựng, ngữ pháp, hội thoại, và các ghi chú về văn hóa. Trò chơi, câu đố, và dịch vụ dạy kèm trực tuyến với người bản ngữ là các tính năng nổi bật khác của Living Language.

>>> Tham khảo: Tổng hợp các ngữ pháp tiếng Đức cần học

Ứng dụng cho iPhone và iPad cung cấp đầy đủ nội dung khóa học, các trò chơi tương tác, và thẻ học từ nếu bạn muốn học mọi lúc mọi nơi.Trong trường hợp bạn không muốn trả tiền cho một khóa học, phần Tài nguyên miễn phí (Free Resources) của Living Language cho phép người dùng tải về các file PDF của từng ngôn ngữ, với nội dung là những từ vựng cần thiết cho khách du lịch hoặc bất cứ ai đang tìm cách xây dựng vốn từ vựng của một ngôn ngữ mà họ đang học.

5. Foreign Services Institude.

Với giao diện cực kỳ đơn giản, Foreign Services Institude lưu trữ lượng văn bản và file âm thanh dồi dào của hơn 45 ngôn ngữ. Được thiết kế bởi các nhà Ngôn ngữ học chuyên nghiệp dành cho Chính phủ Mỹ, các tài liệu miễn phí trên trang này, với mục đích giúp đỡ người dùng sử dụng ngoại ngữ trôi chảy, đều được đánh giá với chất lượng rất cao. Các bài học tập trung chủ yếu về ngữ pháp được lặp đi lặp lại, và bên cạnh các ngôn ngữ phổ biến, trang web còn cung cấp nguồn tài liệu về các ngôn ngữ không thông dụng như Rumani, Igbo, Serbo-Croatian, và rất nhiều các thứ tiếng khác. Lưu ý rằng mặc dù là trang web lưu trữ tài liệu học tập do chính phủ tài trợ, trang web thực ra lại được điều hành bởi các tổ chức tư nhân.

6. Memrise.

Những người học tiếng Đức bằng hình ảnh nên tìm đến Memrise, một trang web có rất nhiều thư mục được gọi là “mems”, một loại thẻ học từ được tạo nên từ hình ảnh, mang tính hài hước, và kích thích trí tưởng tượng để người học ghi nhớ từ mới. Trang web này cung cấp hàng ngàn khóa học miễn phí về nhiều ngôn ngữ; bạn cũng có thể tải lên các mems của riêng bạn cho những người dùng khác xem. Vì nội dung là hoàn toàn do người dùng tạo, chất lượng mems có thể không ổn định, nhưng chúng rất hữu ích.

Nguồn internet.

Chưa có câu trả lời nào