Ai biết gì về cuộc đời của Victo Huygo không?

BT
BT
Trả lời 15 năm trước
VICTOR HUYGO Đúng như tiểu siêu nói đã nói đến nên văn học của Pháp vào thế ki 19 chúng ta không thể không nhắc đến victo huygô một cây đại thụ , một nhà văn lớn nhất của Pháp. Huygo (1802_1885) là con của một tướng lĩnh quân đội sau thắng lơi của đại cách mạng tư sản năm 1789. Mẹ ông là một phụ nữ trí thức còn mang nặng tư tưởng bảo Hoàng. Ông sinh ra ở vùng bơdãngong . Thời niên thiếu ông thường đi thăm cha đóng quân ở nhiều nước Châu Âu . sau khi đậu tú tài thì chàng trai huygô chuẩn bị vào học trường ĐHKT nhưng những sáng tác văn học đầu tiên làm ông mau chóng quên đi dự định đó. Tài năng của ông bộc lộ sớm 15 tuổi đạt giải thưởng thơ của Viện hàn lâm tuludơ , 20 tuổi in tập thơ đầu tiên . Ông có ươc mơ là trở nên " satôbơriăng hoặc chẳng là gì cả " Nhà vản lãng mạn lừng danh này là thần tượng của giới trẻ và huyhô lúc đó. Những diến biến CM liên tục ở nước Pháp vào thế kỉ 19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ông. Sau cách mạng tháng 7 năm 1830 ông tập hợp nhiều nghệ sĩ trong Tao đàn lãng mạn họ đã rất hoan nghênh ông đã xuất bản vở kịch Cromoen (1927) với lời tựa nổi tiếng và tổ chức công diễn thành công vở kick hecnani . Ông trở thành trủ soái của trường phái lãng mạn chông lại chủ nghĩa cổ điển và từ đó ông hăng say sáng tác thơ , kich, tiểu thuyết. 1841 ông được bầu vào viện hàn lâm của P. Vài năm sau ông đau buồn khi con gái đầu lòng qua đời vì tai nạn . Ông lao vào hoạt động chính trị tha thiết lí tưởng CH và XH. Được bầu là nghị sĩ quốc hội ông nên tiếng bảo vệ người nghèo và chông lại âm mưu lật đổ CH của LU-i Bônapac cháu của Naponeong1 . Huygô tổ chức kháng chiến một thời gian thì sang Bỉ rồi sống lưu vong 15 năm trên những hòn đảo giecxay và ghecnơxay của Anh . Ông viết nhiều kiệt tác lưu hành khắp Châu Âu. 1870 khi đế chế 2 sụp đổ ông lại trở về Pháp và được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt. 1871 công xã Pari nổ ra và Huygô dũng cảm bênh vực những ngưòi công nhân bị đàn áp , tù đày . Ông tiếp tục cho đên cuối đời. Năm 1885 thì ông mất và được nhà nước làm lể tang đưa vào điện Păngtêong nơi dành cho nhưng danh nhân của P. Các tác phẩm của ông là : _ Thơ: những bài thơ phương đông (1829) ,lá mùa thu (1831),những tiếng bên trong (1837), biển đêm( _Kich : Ruybơla, Hecnani... _ Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pari , những người khốn khổ(1862), những nguời lao động của biển cả( 1866) Các tác phẩm của ông tràn ngập tư tưởng nhân đạo thể hiện lòng yêu thương tin tưởng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. với trí tưởng tượng phong phú và thủ pháp tương phản khai thác triệt để.
Chita
Chita
Trả lời 15 năm trước
V.Hugo sinh ngày 26-2-1802 tại Besancon của nước Pháp . Trong một gia đình mà cha - ông Leopold Hugo - là một đại tá dưới thời Napoleon . Và mẹ ông , một người phụ nữ xuất thân từ xùng Bretagne , bà - Sophie Trebuchet . Hugo có hai người anh trai là Alben và Eugen . Vào năm 1811 , cha của V.Hugo được thăng cấp cao , quản lý cả một vùng rộng lớn . Nhưng thời gian này , hai ông bà lại nảy sinh bất hoà . Vì vậy , bà đưa Vitor và Eugene quay về Paris , còn Albel thì ở lại với cha . Trong thời gian này , Victor vẫn chăm chỉ học hành , nhất là tiếng La tinh , một thứ tiếng mà ông có niềm đam mê sâu sắc với nó . Ông cũng đọc nhiều sách và bắt đầu học làm thơ . Sau đó không lâu , ông đã làm thành thạo cả loại thơ khóc nhất như thơ 12 cước của Alexandrin . Năm 1814 , Vitor được đưa tới học tại trường tư thục đường Saint Marguerite . Năm 1816, cậu theo học tại trường Trung học Louis Le Grand cùng với anh Eugene . Một năm sau , khi V.H mới 15 tuổi , ông đã có tập thơ đầu tiên có tên " Poesies diverses " gồm tới mấy ngàn câu thơ . V.Hugo cũng viết được một vở hài kịch, một vở bi kịch năm hồi, một thiên anh hùng ca. Hàn Lâm Viện Pháp mở một cuộc thi về thơ với đề tài : Cái vui của sự học trong mọi hoàn cảnh của đời người. Victor liền làm xong một bài thơ gồm 334 câu và nhờ một thầy Giám thị trong trường nội trú dắt học sinh đi chơi về phía Hàn Lâm Viện, rồi trong lúc các bạn đang đứng ngắm lâu đài , thì cậu và thầy Giám thị chạy vào Hàn Lâm Viện nộp bản dự thi . Tác phẩm dự thi của cậu Victor Hugo được xếp hạng 9 và viên thư ký của Viện Hàn Lâm ghi rằng : Nên khuyến khích thi sĩ trẻ tuổi nầy nếu quả thực mới 15 tuổi. Tập thơ không được giải thưởng, nhưng cậu Victor lại nổi danh. Các báo ở Paris đều viết bài khen cậu là thần đồng. Các vị giáo sư dạy Victor cũng có biệt nhãn đối với V.H. Ít lâu sau , Hugo viết được một truyện trung bình đặt tên là Buozargal , nói về cuộc nổi loạn ở Saint Dominique . Kỹ thuật viết đã có đoạn già dặn không kém những truyện hay nhất của Merimee. Victor Hugo đã sớm phát triển tài năng về 2 mặt : Thơ và Văn. Tháng 2 năm 1818 , hai ông bà Leopold và Sophie ly thân nhau. Abel đã đi làm có tiền , còn Eugene và Victor được cha trợ cấp đủ tiền để học môn luật. Họ chỉ ghi tên học chớ không đến lớp mà về nhà ở với Mẹ. Bà cho 2 anh em được tự do vì tin rằng con mình không thể hư và chắc chắn sẽ nổi danh sau nầy. Thi đàn Académie des Jeux floraux ở Toulouse tổ chức một cuộc thi về thơ với đầu đề là : Dựng lại tượng vua Henri IV. Victor liền lao vào làm một bài dự thi : Cậu dùng thể thơ 12 cước xen lẫn 8 cước, kỹ thuật đã cao, cân đối nhịp nhàng. Bài được chấm giải nhất, thắng Lamartine, lúc đó hơn cậu 10 tuổi. Victor gặp lại cô bạn gái thuở ấu thơ tên là Adèle Foucher rất đẹp. Họ yêu nhau ngay, nhưng mẹ của Victor Hugo không đồng ý cho Victor cưới Adèle, nên 2 gia đình tuyệt giao với nhau. Victor lúc ấy 17 tuổi, đã nếm mùi đau khổ của ái tình. Để quên đau khổ, Victor vùi đầu vào nghiên cứu sách vở rồi viết lách. Tháng 12 năm 1819, Victor cùng với 2 anh quyết định cho ra một tờ Tuần báo Văn nghệ lấy tên là Conservateur littéraire. Abel viết được ít bài, Eugène góp được vài bài thơ, còn bao nhiêu Victor lãnh hết. Cậu viết đủ thứ đề tài văn học như : Văn, Thơ, Kịch, Truyện ngắn, phê bình, giới thiệu. Cậu làm việc rất thận trọng, tra cứu tài liệu kỹ lưỡng, suy nghĩ chính xác. Tờ báo đứng được 16 tháng. Victor viết được 112 bài báo, 22 bài thơ, ký 10 bút hiệu khác nhau. Hơn một năm gắng sức làm việc để xây dựng tờ báo, tuy không đem lại cho gia đình một nguồn lợi vật chất đáng kể nào, nhưng lại đem đến cho Victor một cái lợi rất lớn về tinh thần. Victor có dịp suy nghĩ về mọi vấn đề : Văn nghệ, chính trị, tôn giáo và tình yêu. Victor luyện tập được cây bút của mình, tăng lòng tự tin, nhất là có dịp gắng sức tối đa để phát triển tài năng. Một cái lợi nữa là Victor có được một số bạn văn nghệ sĩ đang nổi tiếng lúc bấy giờ. Tháng 6 năm 1821, mẹ của Victor đau nặng qua đời. Ba anh em lo chôn cất mẹ trong nỗi nhớ thương, u sầu và chán nãn. Victor tìm đến người yêu cũ là Adèle Foucher nối lại cuộc tình. Ba anh em bây giờ rất nghèo. Victor xin cha cho cưới Adèle. Ông không cản nhưng khuyên cậu hãy đợi đến lúc làm có nhiều tiền. Năm 1922, Victor Hugo xuất bản tập thơ ODES (đoản thi) được trả tác quyền là 750 quan. Kế đó, triều đình Pháp ân cấp cho Vicor một khoản tiền là 1200 quan mỗi năm để khuyến khích tài năng. Có được khá nhiều tiền, chàng Victor cử hành lễ cưới Adèle tại nhà thờ Saint Sulpice ngày 22-10-1822, lúc đó Victor Hugo 20 tuổi. Sau đêm tân hôn vui vẻ thì sáng lại, anh của Victor nổi điên, đập phá lung tung. Trong nhà ai cũng nghĩ rằng Eugène trước đây thầm yêu Adèle nên bây giờ thất vọng hóa điên. Victor phải đưa anh về ở chung với cha đang ở Blois, rồi sau đó đưa Eugène vào nhà thương điên và ở đó tới chết. Năm 1823, Victor xuất bản tập truyện HAN D'ISLANDE gồm 4 quyển, tả những cảnh rùng rợn tàn ác phi nhân xen với một cuộc tình của một đôi nam nữ yêu nhau cuồng nhiệt. Trí tưởng tượng của Victor thật phong phú ghê gớm làm cho độc giả phải say mê và phát hoảng. Victor Hugo lại được Bộ Trưởng Nội Vụ Chánh phủ ân cấp cho 2000 quan mỗi năm, nhập với ân cấp cũ của triều đình là 1200 quan, tổng cộng là 3200 quan mỗi năm. Rồi tác quyền của các tập thơ và truyện được 3000 quan nữa. Lúc đó, Victor Hugo đã khá phong lưu rồi. Năm 1824, hai vợ chồng mướn một nhà riêng tại đường Vaugirard. Vợ Hugo sanh được một gái đặt tên là Léopoldine Hugo. Năm 1825, Victor được ân tứ Bắc Đẩu Bội Tinh, cùng một lượt với Lamartine. Dòng Bourbon đang làm vua nước Pháp, đối với Victor Hugo như vậy là ân hậu lắm, nhưng Victor lại ngưỡng mộ Bonaparte hơn. Victor vẫn làm thơ theo com-măn của triều đình : Bài ODE SUR LE SACRE DE CHARLES X, đã tả buổi lễ gia miện của vua Charles X với lời thơ thật trang nghiêm và hoa mỹ, được vua rất thích, liền ân tứ cho tác giả 2000 quan và cho phép vào bệ kiến vua. Nghệ thuật làm thơ của Victor cũng tăng tiến. Chàng sáng tác ra những thể điệu mới : 3 cước xen lẫn 5 cước hoặc 10 cước, dùng nhiều chữ thích hợp để tạo nhạc cho thơ. Victor Hugo xuất bản tập thơ : ODES et BALLADES (Đoản ca và tục dao). Lamartine thân mật góp ý : Đừng lập dị, cái đó là trò tiểu xảo không hợp với anh. Saint Breuve, một nhà phê bình, viết trên tờ báo Globe một bài phân tích tỉ mỉ thơ của Victor Hugo, khen là thơ hay, tuy tác giả có tài nhưng lại khuyên là đừng nên thái quá. Victor say mê sáng tác, Ông dự định viết một kịch về Cromwell, Ông tìm tài liệu trong cả 100 quyển sách, rồi từ tháng 8 năm 1826, Ông bắt đầu xây dựng kịch. Viết kịch CROMWELL xong, Ông đọc cho các bạn thân nghe theo tục lệ đương thời. Các bạn đều nhận xét : Kịch vừa bi vừa hài, kỹ thuật mới mẻ, ý tứ mạnh bạo. Do đó kịch không được diễn. Victor liền viết một Bài Tựa cho vở kịch để bênh vực ý kiến của mình, là muốn mở ra một chân trời mới cho ngành kịch. Bài Tựa nầy rất dài, đầy đủ ý nghĩa, được xem là một bản Tuyên ngôn khai sanh một trường phái mới trong văn học Pháp : Đó là trường phái Lãng mạn (Romantisme) mà Victor Hugo là lãnh tụ. Trong bộ ba : Lamartine, Alfred de Vigny, Victor Hugo, thì Victor nhỏ tuổi nhứt, nhưng lại uy tín nhứt. Tiếp theo, Victor Hugo cho ra đời tập thơ LES ORIENTALES, để tả cảnh những xứ phương Đông của Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Tập thơ nầy ra đời rất hợp thời vì lúc đó Hy Lạp đang chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để giành độc lập. Cả Âu Châu đang hướng về cuộc chiến đó. Tập thơ nầy rất linh động, phong phú về hình thức lẫn nội dung. Những đoạn viết rất hùng hồn như tiếng kèn tiếng trống thúc quân, những đoạn tả cảnh thật đẹp và nên thơ, cảnh hoàng hôn, thiếu nữ mơ mộng nằm đưa võng bên hồ Victor chưa bao giờ đến những nước phương Đông ấy, toàn là chuyện tưởng tượng thôi, nhưng lại rất hấp dẫn. Sức tưởng tượng của Victor Hugo thật kinh khủng. Kịch bản Cromwell không diễn được, Victor Hugo viết tiếp kịch MARION DE LORME, đề tài lấy trong lịch sử đời vua Louis XIII : Một kỹ nữ được cải hóa nhờ một tình yêu trong sạch và nghiêm trang của một thanh niên. Kịch nầy cũng bị kiểm duyệt, không diễn được. Nhưng không nãn chí, Victor soạn tiếp một bi kịch lấy tên là HERMANI (1830) : Một thiếu nữ đẹp là nàng Donasol có tới 3 người đàn ông theo đuổi, một ông lão, một ông vua, và một thanh niên bị đày tên Hermani. Nàng chỉ yêu Hermani. Hai người sống hoàn toàn với nhau trong một đêm rồi họ cùng tự tử để giữ cho mối tình chung thủy. Kịch nầy được phép diễn. Khán giả chia làm 2 phe : Ủng hộ và chống đối làm cho náo loạn cả lên. Nhà xuất bản Mane xin trả cho Victor 5000 quan để được in kịch. Thực may cho Hugo, trong nhà chỉ còn 50 quan. Báo chí lúc đó cũng phê bình sôi nổi, khen chê có đủ, chỉ lợi cho ông bầu rạp hát và tác giả. Victor Hugo ký hợp đồng với nhà xuất bản Gosselin để giao tiểu thuyết NOTRE DAME DE PARIS (Nhà thờ Đức Bà Ba-Lê), Ông mới soạn xong tài liệu nhưng chưa viết vì bận viết kịch Hermani và tập luyện các vai diễn kịch. Chỉ còn 6 tháng nữa là tới hạn hợp đồng, nếu để trễ thì bị phạt. Victor quyết tâm hoàn thành tác phẩm đúng hạn hợp đồng. Ông chuẩn bị đầy đủ giấy mực, rồi khóa kín cửa lại, nhứt định không ra khỏi nhà để dành thời giờ hoàn toàn lo viết cho xong tác phẩm. Truyện được viết theo chủ đề là : Con người đều có số mạng an bày. Số mạng bám chặt con người như con diều hâu quắp lấy con gà, hay con nhện ôm lấy con ruồi. Truyện bắt đầu tả lại đời sống cơ cực của giới dân nghèo dưới triều vua Louis XI của nước Pháp. Trong đám người nầy, có Cô Esméralda, sống bằng nghề phù thủy, bói tướng số. Cô còn trẻ, rất đẹp và ngây thơ, trong sạch, được nhiều người yêu mến. Cô bị ông Phó Giám Mục tên là Claude Frollo ở trong Nhà thờ Đức Bà Ba-lê yêu thầm nhớ trộm. Vị Phó Giám Mục nầy lòng còn phàm tục, nên cho người bắt cóc Cô Esméralda. Một người gù lưng , vừa câm vừa điếc, tên là Quasimodo có phận sự kéo chuông nhà thờ, thấy vậy mới cứu thoát cô và đem giấu kín trong giáo đường. Sau đó, Cô Esméralda cũng không thoát nạn, bị bắt và bị đem ra xét xử. Cô bị thương nặng, sắp chết, thì Quasimodo lại hiện ra cứu thoát Cô lần thứ nhì và đem giấu vào một nơi thật kín. Một thời gian sau, người ta mới tìm được xác của Cô Esméralda nằm trong tay của xác Quasimodo chết khô bên cạnh. Tiểu thuyết nầy không có tính cách bài xích giáo hội Thiên Chúa giáo mà chỉ rõ rằng Nhơn hư chớ Đạo bất hư. Toàn truyện gần như xảy ra trong bối cảnh Nhà thờ Đức Bà Ba-lê, được mô tả rất tỉ mỉ, linh động và chính xác. Victor Hugo vẫn dùng kỹ thuật sở trường của mình là đưa ra những cái tương phản để đập vào óc độc giả : tương phản giữa Thánh tâm và dục vọng cuồng loạn của một tu sĩ cao cấp như Claude Frollo, tương phản giữa hình dáng xấu xí và tâm hồn cao quí của Quasimodo, tương phản giữa tánh tình ngây thơ trong trắng và số phận đen tối của Cô Esméralda. Tác phẩm NOTRE DAME DE PARIS được giao cho nhà xuất bản đúng thời hạn và độc giả mọi giới đọc say mê và hoan nghinh nhiệt liệt. Trong gia đình, Victor Hugo rất đau buồn vì vợ là Adèle lại lén lút thư từ qua lại với Saint Breuve là bạn của Victor Hugo, nhưng vì Victor là thủ lãnh của trường phái Lãng mạn nên phải giữ thái độ kẻ cả, và nỗi lòng đau khổ đó được trút vào các vần thơ tuyệt tác. Do đó, năm 1831, tập thơ FEUILLES D'AUTOMNE ra đời, rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ! Chính Saint Breuve cũng nhìn nhận tập thơ nầy quá hay. Nghệ thuật của Victor Hugo đã nhờ sự đau khổ trui luyện thêm già dặn, hết bồng bột cuồng nhiệt như lúc trẻ, mà lại đăm chiêu sầu muộn của người già. Lúc đó Victor 33 tuổi. Victor Hugo trở lại viết kịch để mau có tiền nuôi gia đình đông con đã lớn rồi. Năm 1832, Ông viết bi kịch lịch sử : LE ROI S'AMUSE (Ông vua ăn chơi) tả lại đời sống trụy lạc của vua Fran cois I. Kịch bản nầy không hay và bị cấm. Năm 1833, Victor Hugo bèn viết tiếp kịch : LUCRÈCE BORGIA, nội dung nói lên tình mẫu tử của một bà quí tộc tên là Lucrèce Borgia đối với đứa con riêng của bà, mặc dầu đứa con riêng nầy là Đại Úy Gennaro luôn luôn oán ghét và khinh bỉ bà. Trong thời gian diễn kịch nầy, Victor Hugo gặp một mối tình thứ 2 : Đào hát Juliette Drouet. Tài năng của nàng không hay nhưng nhan sắc của nàng rất quyến rủ. Nàng là một kỹ nữ qua tay nhiều người đàn ông giàu có, nhưng nàng luôn luôn ao ước gặp một người thực sự yêu nàng để nàng có thể sống một đời còn lại được lương thiện để nuôi nấng và dạy dỗ đứa con gái yêu quí của nàng. Victor Hugo và Juliette gặp nhau thì yêu nhau ngay một cách tha thiết. Nàng quyết định hy sinh tất cả và chịu đựng tất cả để xây dựng cuộc đời với Victor Hugo. Bây giờ thì Victor cảm thấy rất sung sướng. Ông không còn yêu Adèle tha thiết như thuở ban đầu. Adèle cứ sốngg cuộc đời của Adèle với các bạn tâm tình lần lượt là Saint Breuve, vàThéophile Gautier. Còn Victor Hugo thì sống cuộc đời của Hugo cùng với người tình Juliette. Những nghẹn ngào trong Feuilles d'automne (Lá thu) đã dứt để bắt qua những tiếng hát hoàng hôn : LES CHANTS du CRÉPUSCULE (1835). Giọng thơ trong tác phẩm nầy rất cảm động, nhạc thì tuyệt. Năm 1836, Victor Hugo ứng cử vào Hàn Lâm Viện nhưng lại thua phiếu một nhà soạn kịch tầm thường là Mercier Dupaty. Victor đợi kỳ bầu cử sau, nhưng lại rớt nữa. Trong lúc nầy, Victor viết vở kịch RUY BLAS (1838). Năm 1839, hai vị trong Viện Hàn Lâm qua đời, nên bầu 2 vị mới thay thế. Victor lại bị rớt 2 lần nữa. Tất cả bị rớt 4 lần. Lần nào 2 bậc thiên tài Chateaubriand và Lamartine đều ủng hộ và bỏ thăm cho Victor Hugo nhưng vẫn bị rớt.Mãi đến năm 1841, Victor mới thắng cử và được vô Hàn Lâm Viện. Năm 1843, Ông viết kịch LES BURGRAVES. Kịch nầy viết rất hay, tả tâm trạng của 2 anh em ruột cùng yêu một cô gái đẹp, rồi hai anh em lại sanh thù oán nhau. Kịch nầy có nhiều đoạn rất hùng tráng, nhưng khi diễn, khán giả không hoan nghinh vì họ đã chán Hý khúc, họ muốn trở về với bi kịch cổ điển. Victor Hugo buồn rầu vì kịch thất bại, lại đau buồn hơn khi hay tin con gái lớn và chàng rễ đi du lịch, tắm biển cùng bị chết đuối (1843). Nỗi buồn nầy được ghi lại trong tập thơ bất hủ LES CONTEMPLATIONS (Trầm tư). Năm 1848, cách mạng Pháp bùng nổ lật đổ vua Louis Philippe và thành lập chế độ cộng hòa. Victor Hugo ủng hộ rất hăng Chính phủ cộng hòa. Ông cùng với Lamartine và Louis Napoléon Bonaparte được bầu vào Quốc hội Lập hiến để thàh lập Hiến Pháp. Gần tới ngày bầu cử Tổng Thống, Louis Napoléon Bonaparte được dân chúng ủng hộ nồng nhiệt và sau đó đã đắc cử Tổng Thống của Chánh phủ Cộng hoà. Victor Hugo trước đây đã ủng hộ Louis Napoléon Bonaparte, nhưng lần lần thấy Napoléon lo củng cố địa vị đặng làm vua chớ không mở rộng tự do dân chủ. Victor đâm chán và trở lại chống Napoléon một cách dữ dội. Ngày 2-12-1851 lúc 8 giờ sáng, Victor Hugo đang làm việc thì có người tới báo tin là có cuộc đảo chánh, Louis Bonaparte giải tán Quốc Hội, tự mình lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Napoléon III. Victor Hugo vội vàng thay quần áo, nói vắn tắt cho vợ hiểu tình hình chánh trị đang đổi thay nghiêm trọng. Ông đi tìm các bạn, tập hợp lại, hô hào tranh đấu, viết tuyên ngôn, tổ chức biểu tình lật đổ Napoléon III. Nhưng dân chúng Pháp đã chán nãn cảnh hỗn loạn đổ máu, nên phong trào xẹp dần. Các bạn lần lượt bị bắt, còn Victor Hugo thì nhờ Juliette làm giấy tờ giả mạo trốn qua được Bruxelles nước Bỉ, sống lưu vong, chỉ có Juliette đi theo Ông và nàng sung sướng tưởng rằng sẽ được chung sống với Ông, nhưng Victor Hugo gạt ngang bảo nàng phải mướn nhà ở riêng gần đó. Ông vẫn viết và hô hào chống lại Napoléon III, đồng thời Ông viết tập HISTOIRE D'UN CRIME (Lịch sử một tội ác) để kể tội Napoléon III, nhưng vì thiếu tài liệu chính xác nên Ông đành bỏ dở, rồi viết tập sách trào phúng tựa đề NAPOLÉON, LE PETIT (Napoléon, thằng bé con) để mạt sát Napoléon III. Victor Hugo ngại rằng khi tập sách nầy in ra thì vợ con Ông đang sống tại Paris sẽ bị bắt giam và Chánh phủ Bỉ có thể trục xuất Ông ra khỏi Bruxelles. Do đó Ông viết thơ về bảo vợ bán hết gia sản, chuyển qua ở Saint Hélier của đảo Jersey thuộc nước Anh, gần bờ biển nước Pháp. Tháng 8 năm 1852, cả nhà đều qua tới đảo Jersey. Ông và Juliette cũng qua đó. Juliette mướn một căn nhà gần biệt thự của Ông để ở. Xong rồi, Victor Hugo mới tung ra tập sách Napoléon Le Petit về Pháp. Dân chúng lén truyền tay nhau đọc say mê. Người ta lại dịch ra tiếng Anh và tiếng Y Pha Nho, in cả triệu bản. Tiếp theo, Victor Hugo viết một tập thơ nhan đề LES CHÂTIMENTS (1853) cũng để mạt sát Napoléon. Một việc lý thú xảy đến với Victor Hugo lúc ở đảo Jersey là Bà bạn Delphine de Giradin từ Pháp qua thăm, bày cho Ông cầu cơ giao tiếp các chơn linh vô hình. Họ dùng một cái Bàn quay và kiếm một con đồng. Cầu 5 đêm liên tiếp, cơ không lên. Đến khi Victor Hugo tò mò đến xem thì cơ lên liền. Bà Giradin hỏi : Ai đó ? Cái bàn trả lời : Léopoldine (Tên đứa con gái lớn bị chết đuối với chồng năm 1843 khi đi du lịch). Victor Hugo rất ngạc nhiên, hỏi Léopoldine đủ thứ chuyện. Con đồng trong buổi cầu cơ đó là Vacquerie, người thân tín của gia đình Hugo. Đêm 11-9-1853, buổi xây bàn được tổ chức, có mặt Ông Bà Victor Hugo, Cậu Charles Hugo, Cậu Francois Hugo, Cô Madelène Hugo, Đại Tá Le Flo, Bà Giradin, Ông De Tréveneuse, Ông Auguste Vacquerie. Đêm ấy, vong linh Cô Léopoldine giáng bàn thăm hỏi cha mẹ và tiết lộ nhiều điều huyền bí nơi cõi vô hình. Đêm 13-9-1853, tiếp tục xây bàn, có vong linh xưng là Bóng Hư Linh giáng bảo Victor Hugo hãy đặt trọn đức tin vào Thượng Đế. Tiếp tục xây bàn, Victor Hugo thông công được với các Đấng như : Socrate, Luther, Mahomet, Jésus, Moise, .. và thông công với các danh nhân như : Shakespeare, Molière, Racine, … Có nhiều vong linh ẩn danh như : Sứ giả Thượng Đế, Người trong cõi mộng, Bóng dưới mồ, Thần chết, … cũng có giáng bàn. Đêm 11-10-1853, nhận thấy những điều tiết lộ, những lời khuyên bảo, những giáo lý và triết lý nhận được từ cõi vô hình nhờ vào việc xây bàn, rất hữu ích cho loài người, nên Victor Hugo hỏi vong linh đang giáng bàn : Những lời vàng ngọc mà chúng tôi nhận được từ bấy lâu nay, thật đáng xem là một chơn truyền quí báu, chúng tôi có nên in thành sách để phổ biến cho mọi người cùng học đặng chăng ? Vong linh ấy đáp : - Không, vì chưa đến ngày giờ. - Đến bao giờ? Chúng tôi còn sống đến ngày đó không . Nếu không thấy nơi nầy thì sẽ được thấy ở nơi khác. Chừng đến ngày giờ, sẽ có lịnh. Hiện tại, có thể phổ biến hạn chế cho những người có đức tin. Kể từ đó, V. Hugo rất tin tưởng những vấn đề siêu hình, sự bất diệt của linh hồn, sự hiện hữu của Thần linh. Về sau, những Thánh giáo trong các cuộc xây bàn nói trên được ông Gustave Simon in thành sách với tựa đề là: LES TABLES TOURNANTES de JERSEY chez VICTOR HUGO. Sách này được tái bản mười lần, làm chấn động dư luận nơi nước Pháp và thế giới. Năm 1855, Nữ hoàng Anh Victoria và vua Pháp Napoléon III giao hảo với nhau, do đó chánh phủ Anh ra lịnh di chuyển bọn lưu vong Pháp qua đảo Guernesey ở gần đó. Hugo và gia đình cũng phải tuân lịnh. Đảo Guernesey nhỏ và hoang vu hơn đảo Jersey, nhưng V. Hugo lại thích hơn vì ông vốn thích cảnh biển. Ông để râu, để tóc, ăn mặc như dân chài, lân la trò chuyện với họ về đời sống của họ và về biển cả. Lúc đó, tập thơ Les Contemplations của Ông được phép xuất bản ở Pháp (1856), nhà xuất bản Hetzel gởi đến cho Ông 20.000 quan tiền tác quyền. Victor Hugo liền dùng tiền đó mua ngay một biệt thự ở đảo Guernesey, và như vậy, theo luật nước Anh, ông khỏi bị trục xuất nữa. Phòng làm việc của V. Hugo trên lầu có ban công hướng về nhà của Juliette. Như lệ thường, nàng vẫn say mê chép bản thảo của Ông. Victor cảm thấy ở đây rất thảnh thơi nên Ông làm việc rất hăng. Ông viết tập thơ LA LÉGENDE DES SIÈCLES (Truyện hoang đường của các thế kỷ). Năm 1860, Victor Hugo xem lại các tài liệu để viết tiểu thuyết LES MISÉRABLES (Những người khốn khổ). Nhà xuất bản Hetzel ngại không dám in. Nhà xuất bản Albert Lacroix ở Bỉ liền nhận in ngay và mua tác quyền trong 12 năm với số tiền là 300.000 quan. Lần đầu tiên, Victor có được số tiền lớn như vậy. Năm 1862, tác phẩm in xong, phát hành, thành công rực rỡ. Lacroix lãi được 517.000 quan. Tác phẩm nầy như một tiếng pháo vang lên thúc đẩy tầng lớp lao động nghèo khổ đứng lên làm cách mạng. Tiếp theo sự thành công nầy, Victor viết tiếp : LES TRAVAILLEURS de LA MER (Người lao động của biển), xuất bản năm 1866. Tác phẩm nầy ngắn hơn Les Misérables, nhưng lại thành công hơn vì Victor không nói triết lý nữa, mà dùng trí tưởng tượng quái đản để viết lôi cuốn độc giả. Lúc nầy, Victor Hugo giàu rồi, nhưng Ông không cho vợ con phung phí mà dùng tiền nầy để giúp đỡ người nghèo và những thân hữu kém may mắn. Tháng 8 năm 1868, Bà Adèle vợ của Victor Hugo, sau một cơn bạo bịnh, đã qua đời. Victor cho đưa linh cữu của Bà về Pháp, dặn các con ghi lên mộ của Bà hàng chữ : ADÈLE - VỢ của VICTOR HUGO. Năm 1869, chế độ của Napoléon III bắt đầu sụp đổ. Năm 1870, Pháp đánh thua Đức luôn 3 trận. Victor Hugo cùng với Juliette xuống tàu đi Bruxelles và từ đó đi xe lửa về Paris. Rất đông dân chúng ra tận ga đón rước Ông. Victor Hugo trở lại hoạt động chánh trị rất hăng, được bầu vào Quốc hội và làm thủ lãnh nhóm Cộng hòa, nhưng phe quân chủ vẫn còn thắng thế hơn, thương thuyết với Đức xin đình chiến và Pháp chịu bồi thường chiến tranh. Bao nhiêu chương trình dự định thực hiện của Ông đều không thành tựu như : Bãi bỏ án tử hình, cải thiện tư pháp, thành lập Liên bang Âu châu, giáo dục miễn phí và cưỡng bách, tăng quyền lợi cho phụ nữ. Victor Hugo quá chán nãn, nên Ông quyết định rút lui khỏi Quốc hội. Ông trở về đời sống của người văn nghệ sĩ thuần túy, sáng tác thêm 2 tác phẩm : L'ANNEE TERRIBLE (Năm khủng khiếp) và QUATRE VINGT TREIZE (Chín mươi ba). Cả hai tập nầy cũng đều bất hủ. Năm 1877, Victor Hugo viết xong tập thơ L'ART D'ETRE GRAND PERE (Nghệ thuật làm Ông Nội). Độc giả cũng rất hoan nghinh tập thơ nầy vì nó ghi lại những cảm xúc êm đềm, những nụ cười hồn nhiên, hai mái tóc một bạc phơ một đen nhánh kề nhau. Lần đầu tiên trong thi ca, Victor Hugo đã đưa vào những nét đẹp hồn nhiên của trẻ thơ. Hoàng đế nước Brazil là Don Pedro qua thăm nước Pháp, rồi lấy tư cách là một độc giả, nhà vua đến thăm Victor Hugo. Thật là một vinh dự cho Victor. Năm 1882, Lễ Bát tuần của Victor Hugo được tổ chức lớn lao như Lễ Quốc Khánh. Thủ Tướng Jules Ferry, đại diện chánh phủ Pháp đến chúc thọ Ông, dân chúng và học sinh diễn hành qua trước nhà và Đại lộ trước nhà Ông mang tên Hugo. Victor Hugo đã đạt đến tột đỉnh vinh quang của người cầm bút. Chưa có văn thi sĩ nào từ xưa tới nay được như vậy. Năm 1883, Bà Juliette bị ung thư bao tử và từ trần, thọ 77 tuổi. Victor không chánh thức cưới Bà nhưng mọi người đều xem Juliette như vợ chánh thức của Ông. Bà đã giúp Ông rất nhiều trong công việc sáng tác. Victor Hugo tới tuổi nầy bắt đầu lẩn thẩn và viết di chúc : Tặng 40.000 quan cho người nghèo, liệm ông trong cổ quan tài của hạng người nghèo, bản thảo tặng cho Thư viện Quốc gia Paris. Những lúc tỉnh táo, Ông vẫn làm thơ. Câu thơ cuối cùng, Ông viết : C'est ici le combat du jour et la nuit. (Đây là cuộc chiến đấu của ánh sáng và bóng tối). Ngày 22-5-1885, Ông bị sưng phổi rồi mất, thọ 83 tuổi. Khi hay tin Victor Hugo chết, cả Thượng và Hạ Nghị Viện đều ngưng họp để tưởng niệm Ông. Nước Pháp làm lễ quốc táng cho Ông, quan tài được đặt tại Khải Hoàn Môn và được an táng trong Đền Panthéon, nơi an nghĩ của những danh nhân có công lớn với dân tộc Pháp.