Tôi muốn thi ngành công nghệ hóa thực phẩm, bảo hộ lao động, hóa phân tích năm 2009, tư vấn cho tôi với?

Tôi muốn thi ngành công nghệ hóa thực phẩm, bảo hộ lao động, hóa phân tích. Các ngành này sẽ học những gì, sau khi tốt nghiệp sẽ làm được những việc gì? Trường nào đào tạo các ngành này? Điểm tuyển hằng năm bao nhiêu? Có xét hệ CĐ không? Các ngành trên có phù hợp với con gái không?
biert rui
biert rui
Trả lời 15 năm trước
- Ngành công nghệ hóa - thực phẩm trang bị những kiến thức liên quan đến việc vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm, dược phẩm... Sinh viên nhóm ngành này sau học kỳ thứ nhất, căn cứ vào nguyện vọng, kết quả tuyển sinh và học tập ở học kỳ trước sẽ được phân ngành vào sáu chuyên ngành hẹp ở hai lĩnh vực công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm: + Kỹ sư công nghệ hóa học: bao gồm năm chuyên ngành hẹp: công nghệ hóa vô cơ, công nghệ hóa lý - phân tích, công nghệ hóa hữu cơ, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị công nghệ hóa học. Các ngành công nghiệp có liên quan sử dụng sản phẩm đào tạo là: hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng, lọc hóa dầu, giấy, dệt nhuộm, hương liệu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xử lý chất thải... + Kỹ sư công nghệ thực phẩm: các lĩnh vực được quan tâm là chế biến và bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Đổi mới công nghệ chế biến trà, cà phê. Gia tăng số lượng cơ sở đông lạnh và chế biến thủy hải sản. Hiện đại hóa và phát triển công nghệ chế biến thịt cá, sữa, đồ hộp, rau quả, nước giải khát, rượu bia... Tùy chuyên ngành, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các quá trình hóa học, phát triển sản phẩm, thiết kế, mô phỏng, hiệu chỉnh các quy trình công nghệ và thiết bị, thiết kế...; các công ty sản xuất thực phẩm, các viện nghiên cứu về các vấn đề thực phẩm, trong các cơ quan kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường hoặc tham gia vào các lĩnh vực thương mại như kinh doanh, quản lý, marketing, cố vấn, bán hàng... Điểm chuẩn ngành công nghệ hóa - thực phẩm của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2008: 20; 2007: 23; năm 2006: 21; năm 2005: 26,5. Ở các trường ĐH khác, điểm chuẩn năm 2008 ngành công nghệ thực phẩm như sau: ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): 16, ĐH Cần Thơ: 13,5; ĐH Công nghiệp TP.HCM: 17; ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM: 13; ĐH Nha Trang A: 13,5 - B: 16,5; ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: 15,5… Ngành bảo hộ lao động đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động. Kỹ sư ngành này có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ và tổ chức để xử lý nóng, bụi, ồn, rung… trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp. Kỹ sư bảo hộ lao động có thể làm việc ở ban bảo hộ lao động của các ngành sản xuất, các cơ sở sản xuất vừa và lớn, các khu công nghiệp, các ban công tác của tổ chức công đoàn, các Sở Lao động - thương binh và xã hội, Sở Công nghiệp; các đơn vị, cơ quan nghiên cứu khoa học - kỹ thuật; tham gia giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ, trung cấp. Hiện có hai trường đào tạo là ĐH Tôn Đức Thắng, điểm chuẩn năm 2008: A: 14 - B: 15; năm 2007 và 2005: 15; năm 2006: A: 13 - B: 14. Và ĐH Công đoàn, điểm chuẩn năm 2008, 2007 và 2006: 15; năm 2005: 18. Ngành hóa phân tích cung cấp kiến thức về các phương pháp phân tích hóa học và các phương pháp phân tích dụng cụ hiện đại, gồm: phân tích điện hóa, phân tích quang phổ, phương pháp sắc ký. Sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến hóa học như: viện nghiên cứu, nhà máy xí nghiệp hoặc giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp. Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có đào tạo ngành này, điểm chuẩn năm 2008 là 16, năm 2007: 17; năm 2006: 18,5; năm 2005: 19. Dựa vào mức điểm chuẩn của các trường này, bạn xem khả năng của mình đến đâu thì nên dự thi vào ngành nào vừa sức. Thực tế, sau khi tốt nghiệp, điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm nhất đó là năng lực và các kỹ năng của bạn chứ không căn cứ bạn học ở trường nào. Vì vậy bạn có thể an tâm chọn ngành và trường đào tạo mà bạn yêu thích và phù hợp với sức học của mình.